Quy định pháp luật về tranh tụng của bị hại trong giai đoạn điều tra và

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRANH TỤNG CỦA BỊ HẠI

2.2. Quy định pháp luật về tranh tụng của bị hại trong giai đoạn điều tra và

và thực tiễn áp dụng

2.2.1. Quy định pháp luật về tranh tụng của bị hại trong giai đoạn điều tra

Giai đoạn điều tra là giai đoạn hết sức cần thiết đối với tất cả vụ án hình sự, là hoạt động ban đầu của cơ quan có thẩm quyền buộc những “dấu vết câm” của vụ án phải lên tiếng. Và tranh tụng của bị hại trong giai đoạn này là tất yếu khách quan. Quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại đã bị tội phạm trực tiếp xâm hại, hoạt động tranh tụng của bị hại có định hướng rõ ràng là nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội.

Trong giai đoạn này, lời khai của bị hại giúp cơ quan THTT biết được những thông tin về tội phạm từ đó xác định hướng điều tra, xác định những tình tiết khách

quan của vụ án63. Do đó, căn cứ vào lời khai của bị hại, cơ quan THTT sẽ có một

bức tranh tồn diện về vụ án hình sự giúp cho q trình điều tra, xét xử được thuận lợi. Bị hại tham gia vào TTHS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng cách hợp tác với cơ quan THTT để tìm ra người phạm tội nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự người đó, góp phần quan trọng trong việc phát hiện nhanh chóng

chính xác tội phạm và người phạm tội64. Tuy nhiên, so với việc quy định cụ thể khi

lấy lời khai của bị can, người làm chứng thì BLTTHS năm 2015 lại tiếp tục quy định viện dẫn việc lấy lời khai của bị hại được tiến hành như lấy lời khai đối với

người làm chứng.65 Quy định này chưa thật sự phù hợp bởi“người làm chứng và bị

hại có những đặc điểm khác nhau về địa vị pháp lý và quyền năng tố tụng và tính chất, thái độ tâm lý của lời khai là khác nhau”66.

62 Nguyễn Thị Út (2011), “Sự có mặt của người bị hại tại phiên tịa hình sự sơ thẩm – Những vấn đề lý luận

và thực tiễn”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP. HCM, tr.27.

63

Nguyễn Thị Út (2011), tlđd (62), tr.25. 64

Võ Thị Kim Oanh, Trịnh Duy Thuyên (2015), tlđd (15), tr.66.

65 Điều 188 BLTTHS năm 2015 quy định :“Việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự được thực hiện

theo quy định tại các điều 185, 186 và 187 của Bộ luật này.”

66

Thêm vào đó, bị hại tiếp tục được quyền đưa ra và trình bày ý kiến về chứng cứ, đồ vật, yêu cầu. Những chứng cứ, tài liệu, đồ vật này có thể chứa những thơng tin về hành vi phạm tội, người phạm tội và tính chất, mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra, là cơ sở để CQĐT xác định được hướng điều tra ban đầu và tiến hành hoạt động tố tụng tiếp theo nhằm giải quyết đúng đắn, tìm ra sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo sự cơng bằng và bảo vệ các quyền, lợi ích của bị hại. Tuy nhiên, việc chứng minh tội phạm là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của họ. Đặc biệt trong trường hợp bị hại chết ngay sau đó thì lời khai của người này trước khi chết (sinh cung) là khơng thể thay thế và có ý nghĩa gần như quyết định đối với việc xác định

sự thật khách quan của vụ án67. Bằng những hoạt động nêu trên, bị hại đã góp phần

làm bức tranh tranh tụng thêm sinh động.

Bị hại tham gia các hoạt động TTHS theo quy định của BLTTHS năm 2015 (điểm k khoản 2 Điều 62 BLTTHS năm 2015) thì vai trị của bị hại đã được chú trọng và nâng cao. Như vậy, bị hại có thể tham gia vào một số hoạt động điều tra của CQĐT, VKS và TA. Bị hại có được thơng tin từ các cơ quan THTT mà không phải chờ đến khi bị hại được thông báo, giúp bị hại chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình, cụ thể:

Tranh tụng của bị hại được thể hiện qua việc bị hại được quyền đưa ra yêu cầu, đề nghị về những vấn đề liên quan đến vụ án (hình sự, dân sự, xử lý vật chứng…) thì CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS trong phạm vi trách nhiệm của mình giải quyết yêu cầu, đề nghị đó và thơng báo kết quả cho bị hại. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị thì CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc VKS phải trả lời và nêu rõ lý do (khoản 1 Điều 175 BLTTHS năm 2015). Nếu bị hại không đồng ý với kết quả giải quyết thì được quyền khiếu nại (khoản 2 Điều 175 BLTTHS năm 2015). Trong giai đoạn điều tra, các hoạt động, nghiệp vụ điều tra này đều phải tn thủ trình tự, thủ tục luật định trong đó u cầu cần thiết về hình thức là phải lập biên bản. Có rất nhiều loại biên bản trong hoạt động điều tra và khi tham gia vào quá trình tố tụng, thực hiện hoạt động tranh tụng, bị hại được nghe, cho ý kiến bổ sung, nhận xét, ký tên vào biên bản điều tra (Điều 178 BLTTHS năm 2015). Đặc biệt, bị hại còn tham gia vào một số hoạt động điều tra như đối chất,

67 Nguyễn Thế Thắng (2019) “Lấy lời khai của bị hại theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, luận văn thạc sĩ

nhận dạng, thực nghiệm điều tra (Điều 189, Điều 190, Điều 204 BLTTHS năm 2015) và đưa ra các yêu cầu như yêu cầu giám định, giám định bổ sung. Nhìn chung, với những quyền tố tụng này, vai trò tranh tụng của bị hại tích cực hơn người làm chứng (người chỉ có nghĩa vụ cung cấp lời khai theo yêu cầu của cơ quan THTT), hỗ trợ CQĐT thu thập chứng cứ buộc tội bị can, bị cáo và giải quyết bồi

thường thiệt hại do tội phạm gây ra68

. Sự chủ động trong việc tham gia vào tranh tụng của bị hại góp phần giúp CQĐT thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ đầy đủ để xác định tội phạm, nhanh chóng giải quyết vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại đã bị tội phạm xâm hại. Tuy nhiên, quyền này rất khó thực hiện bởi BLTTHS hiện hành chưa có quy định cụ thể giải thích về “các hoạt động tố tụng khác”, dẫn đến bị hại không biết “các hoạt động tố tụng khác” ở đây là hoạt động tố tụng nào và phạm vi các quyền này được thực hiện trong các giai đoạn điều tra, truy tố xét xử vụ án hình sự ra sao.

Thực tiễn thi hành TTHS cho thấy nhiều trường hợp sai sót trong hoạt động lấy lời khai đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ khai báo của bị hại. Chẳng hạn, cơ quan THTT có thái độ thiếu tơn trọng, đưa ra câu hỏi thiếu tế nhị, áp đặt trách nhiệm khai báo lên bị hại làm cho bị hại tổn thương. Điều này ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án cũng như tâm lý của bị hại vì bản thân bị hại trước đó họ đã bị thiệt hại do tội phạm gây ra, đặc biệt bị hại là người chưa thành niên tham gia tố tụng có thể dẫn đến bị hại từ chối TGTT, từ chối khai báo theo yêu cầu của cơ quan THTT. Một thực tế không thể phủ định trong một số trường hợp, CQĐT không chủ động thông báo cho bị hại về kết quả điều tra mặc dù phần lớn Điều tra viên, KSV thừa nhận họ phải có trách nhiệm chủ động thơng báo kết quả điều tra đó69

. Do đó, bị hại thường rất thụ động khi thực hiện tranh tụng của mình, họ khơng biết họ được làm gì, khơng được làm gì và phải tuân theo nghĩa vụ nào để có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tranh tụng của bị hại khơng chỉ trong giai đoạn điều tra mà còn ảnh hưởng đến các giai đoạn sau đó.

68

Lê Nguyên Thanh (2012), tlđd (13), tr.105.

69 Lê Nguyên Thanh (2012), “Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự Vịêt Nam”, luận án

tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM, tác giả cũng đã khảo sát về việc Cơ quan điều tra/Viện kiểm sát thơng báo kết quả điều tra khi nào. Theo đó, khi tác giả hỏi bẳng phiếu điều tra đối với 266 Điều tra viên, kiểm sát viên và Cán bộ kiểm sát đang bồi dưỡng nghiệp vụ, cho biết: 70% ý kiến cho rằng Điều tra viên, kiểm sát viên có nghĩa vụ chủ động thơng báo kết quả điều tra cho người bị hại và nguyên đơn dân sự, 18% cho rằng chỉ cung cấp khi người bị hại và nguyên đơn dân sự có yêu cầu.

Trong các hoạt động điều tra thì việc thu thập vật chứng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án, đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại. Theo quy định tại Điều 87 BLTTHS năm 2015 thì vật chứng là một trong những nguồn của chứng cứ, tuy nhiên để được coi là chứng cứ, một trong những điều kiện bắt buộc là phải được thu thập theo trình tự luật định70. Vấn đề đặt ra là bị hại có quyền thu thập vật chứng để củng cố, đưa ra yêu cầu, lời buộc tội của mình hay khơng. Căn cứ theo Điều 88 BLTTHS năm 2015 quy định ngồi cơ quan có thẩm quyền THTT thì chỉ người bào chữa có quyền thực hiện một số hoạt động để thu thập chứng cứ. Thực tế trong các vụ án hình sự, khơng ít lần bị hại là chủ thể thu thập, tìm kiếm vật chứng vì bị hại là người trực tiếp bị hành vi phạm tội xâm hại nên thu thập, tìm kiếm sẽ thuận lợi hơn so với cơ quan có thẩm quyền THTT. Tuy nhiên, việc thu thập này không được pháp luật quy định nên vơ hình chung bị hại phải gián tiếp thực hiện quyền thơng qua cơ quan có thẩm quyền THTT, người bào chữa để hợp thức vật chứng. Trong nhiều trường hợp, việc thu thập vật chứng của bị hại khơng được cơ quan có thẩm quyền THTT công nhận do không đảm bảo về trình tự, thủ tục, dù những vật chứng đó có giá trị quan trọng trong việc giải quyết vụ án.

Như vậy, biểu hiện tranh tụng của bị hại trong giai đoạn này còn sơ khai, chưa gay gắt. Trải qua giai đoạn điều tra, trong thời hạn luật định, các bên đưa ra các yêu cầu, ý kiến, chuẩn bị các chứng cứ củng cố cho quan điểm của mình. Sau đó, CQĐT sẽ chuyển hồ sơ cho VKS nếu kết quả điều tra chứng minh là có hành vi phạm tội và VKS sẽ xem xét có hay khơng việc truy tố một người nào đó. Bằng các hoạt động trên, bị hại đã tham gia tranh tụng đầy đủ hơn, thể hiện rõ vai trị buộc tội của mình ở giai đoạn điều tra.

2.2.2. Thực tiễn áp dụng

Trong giai đoạn điều tra, tranh tụng của bị hại về cả nội dung, phạm vi tranh tụng đều được thể hiện rõ nét bằng việc bị hại tham gia vào các hoạt động điều tra của CQĐT để thực hiện các quyền của mình theo quy định pháp luật. Bị hại thực hiện việc buộc tội một cách rõ ràng, có hệ thống, chất lượng tranh tụng của bị hại cũng dần được nâng lên. Bị hại là chủ thể chịu thiệt hại trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra nên tranh tụng của bị hại ở giai đoạn này sẽ thể hiện được đậm nét đánh giá,

70 Điều 87 BLTTHS năm 2015 quy định “Những gì có thật nhưng khơng được thu thập theo trình tự, thủ tục

do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì khơng có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự”.

cảm xúc của họ về vụ án góp phần làm tái hiện được thơng tin, tình tiết vụ án. Như vậy, lời khai của bị hại chính là sự cọ xát quan điểm với bên gỡ tội và là nguồn chứng cứ quan trọng giúp cơ quan chức năng làm sáng tỏ vụ án. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bị hại có hiện tượng thổi phồng, cường điệu sự thiệt hại, cố tình khai báo khơng đúng so với thực tế khách quan, tâm lý dễ bị kích động do sự việc phạm tội gây ra nên cung cấp những thông tin không chính xác hoặc nhằm quy tội nặng hơn cho người gây ra hành vi phạm tội.71

Hơn nữa, bị hại tham gia tranh tụng ở giai đoạn này còn thụ động, thực hiện các quyền còn rất hạn chế, bị hại chủ yếu thực hiện nghĩa vụ khai báo để CQĐT thu thập chứng cứ hơn là một bên tranh tụng đúng nghĩa. Nhiều trường hợp bị hại không hợp tác với CQĐT, không tham gia tranh tụng dẫn đến cơ quan THTT sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí là bế tắc, bỏ lọt tội phạm.72

Từ phía cơ quan điều tra, do tâm lý của CQĐT muốn giải quyết vụ án nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nên CQĐT khơng chủ động ra thơng báo hoặc thậm chí khơng thông báo cho bị hại về kết quả điều tra. Vì thế, “Người bị hại – Người bị tội

phạm trực tiếp gây thiệt hại cũng bị loại ra khỏi q trình giải quyết vụ án có liên quan đến lợi ích của họ và chỉ tham gia tố tụng khi Cơ quan THTT cần như người làm chứng”73. Thêm vào đó, BLTTHS năm 2015 tiếp tục kế thừa, bổ sung BLTTHS năm 2003 về quy định bị hại có quyền được thơng báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án. Tuy nhiên, kết quả điều tra ở đây bao gồm những nội dung gì, bị hại được nhận thơng báo tại thời điểm nào của giai đoạn điều tra và thông báo này là trách nhiệm của CQĐT hay CQĐT chỉ thơng báo khi có u cầu của bị hại. Tất cả những nội dung này vẫn chưa được quy định cụ thể. Trong khi đó, đối với bị can, BLTTHS quy định rõ bị can hoặc người đại diện của bị can được nhận kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa74. Sự quy định mang tính chung chung về kết quả điều tra dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về

khái niệm này trên thực tế75. Có quan điểm cho rằng, “kết quả điều tra có thể được

71

Võ Thị Kim Oanh, Trịnh Duy Thuyên (2015), tlđd (15), tr.67. 72

Võ Thị Kim Oanh, Trịnh Duy Thuyên (2015), tlđd (15), tr.66.

73 Lê Nguyên Thanh (2012), tlđd (13), tr.130.

74

Khoản 4 điều 232 BLTTHS năm 2015 75

Nguyễn Đức Thái (2015), tlđd (54), tác giả cũng đã khảo sát về quyền của người bị hại được thông báo kết quả điều tra. Trong tổng số 125 người được hỏi “Đánh giá về quyền của người bị hại được thông báo kết quả

điều tra” thì có 25% ý kiến cho rằng giao cho người bị hại Kết luận điều tra, 23% ý kiến cho rằng giao Kết

luận điều tra và Cáo trạng và có hơn 50% ý kiến đồng ý rằng CQĐT làm văn bản thông báo kết quả điều tra có liên quan đến người bị hại.

hiểu theo phạm vi rộng hơn những nội dung trong bản kết luận điều tra sau khi kết thúc điều tra bao gồm: kết luận điều tra (kèm theo đề nghị truy tố hoặc kèm quyết định đình chỉ điều tra), lý do và quyết định tạm đình chỉ điều tra, việc nhập, tách vụ án để điều tra, kết quả thực hiện các hoạt động điều tra có liên quan đến người bị

hại”76. Tác giả đồng ý với quan điểm này bởi lẽ chỉ khi quy định như vậy thì bị hại

mới có thể cập nhật kịp thời, đầy đủ kết quả điều tra, giải quyết vụ án và có cơ sở để bị hại chuẩn bị tham gia tranh tụng ở các bước tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)