CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRANH TỤNG CỦA BỊ HẠI
3.1. Kiến nghị nâng cao hiệu quả tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình
3.1.2. Kiến nghị sửa đổi bổ sung về trình tự thủ tục tố tụng tranh tụng liên
quan đến bị hại
Một là, theo phân tích những bất cập về trình tự xét hỏi ở chương 2, tác giả
kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều 307 BLTTHS năm 2015 theo hướng quy định khi xét hỏi KSV hỏi trước rồi đến người bào chữa. Thẩm phán và các Hội thẩm yêu cầu hai bên tranh tụng đặt câu hỏi về các nội dung cần làm rõ. Quy định này sẽ xóa bỏ được tình trạng HĐXX là chủ thể xét hỏi chính, buộc KSV có trách nhiệm hơn đối với việc buộc tội qua sự chủ động và tích cực xét hỏi để chứng minh, bảo vệ cáo trạng của VKS. Đồng thời, tăng cường vai trò của các bên tranh tụng, trong đó có bị hại và đảm bảo sự vô tư trong hoạt động xét xử, thẩm phán và các hội thẩm nên hỏi sau tất cả các chủ thể TGTT khác và chỉ hỏi thêm những nội dung chưa rõ trong
118
trường hợp cần thiết. Theo tác giả luận văn cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 307 BLTTHS năm 2015 như sau:
“Khi xét hỏi từng người, Kiểm sát viên hỏi trước rồi đến bị hại, người bảo vệ
quyền lợi của bị hại. Những người tham gia tố tụng có lợi ích bị tội phạm gây ra thiệt hại có quyền đề nghị chủ tọa phiên tịa hỏi thêm về những tình tiết của vụ án. Tiếp theo là người bào chữa hỏi; bị cáo, người đại diện hợp pháp hoặc có nghĩa vụ bồi thường có quyền đề nghị chủ tọa phiên tịa hỏi thêm về những tình tiết của vụ án. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định. Thẩm phán và các Hội thẩm tham gia xét hỏi nếu thấy cần thiết”.
Hai là, như đã phân tích về tính khơng logic trong trình tự phát biểu tranh
luận tại Điều 320 BLTTHS năm 2015, theo quan điểm tác giả, trong tranh luận, bên buộc tội phát biểu trước, sau đó mới đến lượt bên bào chữa trình bày lời bào chữa. Vì thế, Điều 320 BLTTHS năm 2015 cần được bố cục lại theo hướng nhập khoản 4 vào khoản 1 và đưa khoản 3 lên trước khoản 2, cụ thể như sau:
1. Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tịa, kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo... đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo khơng có tội.
Nếu vụ án được khởi tố theo yêu cầu bị hại thì bị hại trình bày lời buộc tội trước, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội sau.
2. Bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội bổ sung và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu có người bảo vệ quyền lợi thì người này phát biểu trước. Nguyên đơn dân sự trình bày yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Bị cáo trình bày lời bào chữa...
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Việc sửa đổi trình tự phát biểu khi tranh luận như vậy có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường vai trò của bị hại cũng như hiệu quả tranh tụng tại phiên tịa.
Ba là, cần quy định cụ thể trình tự, thủ tục tố tụng riêng cho trường hợp khởi
tố theo yêu cầu của bị hại.
Như đã phân tích ở mục 2.1.2 luận văn, theo quy định BLTTHS hiện hành thì trình tự, thủ tục tố tụng của chế định khởi tố theo yêu cầu của bị hại không khác
khởi tố theo thủ tục chung ngoại trừ quy định bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên tòa của vụ án được khởi tố theo yêu cầu bị hại (khoản 3 Điều 62). Do đó, theo tác giả luận văn, thủ tục này nên quy định cụ thể trình tự, thủ tục tố tụng riêng cho trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại theo hướng chỉ có bị hại mới có quyền đưa một người ra xét xử tại phiên tòa và tất nhiên ở đây quyền công tố của VKS khơng cịn nữa. Sự tham gia phiên tòa của VKS trong trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại chỉ thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật chứ không thực hiện chức năng buộc tội. TA đưa vụ án ra xét xử trên cơ sở đề nghị của bị hại. Tại phiên tịa, KSV khơng đọc bản cáo trạng mà bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội của mình trước khi tiến hành xét hỏi. KSV cũng khơng trình bày lời luận tội mà sẽ do bị hại hoặc đại diện hợp pháp của bị hại trình bày. Trong trường hợp này bị hại, đại diện hợp pháp của họ bắt buộc phải có mặt tại phiên tịa, nếu vắng mặt thì HĐXX phải hỗn phiên tịa, KSV khơng bắt buộc phải có mặt tại phiên tịa. Quy định này góp phần quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại được bảo vệ tốt hơn.