Cơ sở thực tiễn của tranh tụng của bị hại

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRANH TỤNG CỦA BỊ HẠI

1.3. Cơ sở của tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

1.3.3. Cơ sở thực tiễn của tranh tụng của bị hại

Cơ sở thực tiễn của một quy định pháp luật chính là đòi hỏi từ thực tiễn về sự cần thiết ban hành quy định pháp luật đó. Có thể thấy, việc thiết lập tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam dựa trên những cơ sở thực tiễn sau đây:

Một là, xuất phát từ những hạn chế về tranh tụng nói chung và tranh tụng của bị hại nói riêng.

Sự phát triển của xã hội qua các năm gần đây kéo theo những đòi hỏi về quyền lợi, quyền tự do, dân chủ ngày càng cao, yêu cầu đó bắt buộc pháp luật phải thay đổi sao cho phù hợp với tình hình xã hội và bắt kịp xu thế của thế giới. Trong thời gian qua, hoạt động TTHS theo tinh thần cải cách tư pháp vẫn còn hạn chế như chất lượng của hoạt động tố tụng cịn yếu kém dẫn tình trạng oan sai vẫn còn nhiều, số lượng án tồn đọng và bị trả hồ sơ điều tra, xét xử lại là rất lớn.39 Ngoài ra, sự tham gia tranh tụng của bị hại cịn rất thụ động, thậm chí bị hại vắng mặt và không tham gia tranh tụng tại phiên tịa. Thêm vào đó, vai trị tranh tụng của bị hại chưa được đề cập rõ ràng, đặc biệt là đối với các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của họ. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau như: BLTTHS hiện hành nói chung chưa quy định đầy đủ, cụ thể và rõ ràng; các quy định về trình tự, thủ tục tranh tụng tại phiên tịa khơng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể tham gia tranh tụng; cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT chưa có nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò tranh tụng của bị hại; bị hại tham gia tranh tụng còn thụ động, lệ thuộc nhiều vào các cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT và chưa ý thức được địa vị tố tụng cũng như sử dụng tốt các quyền tố tụng của mình khi tham gia tranh tụng. Đây là cơ sở thực tiễn hết sức quan trọng của việc thiết lập quy định tranh tụng của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam.

Hai là, xuất phát từ điều kiện thực tế của nền tư pháp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Trong q trình Việt Nam chủ trương đổi mới tồn diện nhằm phát triển đất nước, trong đó mở rộng dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế sâu rộng với các quốc gia trên thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng

39

Tài liệu hội nghị, Sơ kết việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng công tác THQCT, KSXX án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2014, tr.10 – 11.

thì việc nghiên cứu, lựa chọn và tiếp nhận một số quy định phù hợp của TTHS trên thế giới đáp ứng yêu cầu mở rộng dân chủ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hội nhập khơng có nghĩa là phải xây dựng một mơ hình tố tụng giống như mơ hình tiến bộ của các nước trên thế giới đã có bề dày lịch sử. Mà q trình tiếp nhận các yếu tố ngoại lai vào hệ thống pháp luật bản địa, Việt Nam cần phải có sự đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng và tồn diện. Do đó, việc mở rộng các hoạt động tranh tụng nói chung và tranh tụng của bị hại trong TTHS Việt Nam nói riêng là một yêu cầu tất yếu và được tính tốn, cân nhắc cho phù hợp với truyền thống chính trị - pháp lý, điều kiện thực tiễn của nền tư pháp đang từng bước chuyển đổi và tính chất của nền dân chủ XHCN Việt Nam.

Ba là, việc quy định tranh tụng của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam cịn xuất phát từ lợi ích đạt được khi đặt ra quy định này.

Bị hại là chủ thể bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra và bị hại thường là chủ thể biết thông tin về tội phạm như chủ thể phạm tội, hành vi phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội,… nên bị hại đóng vai trị mắt xích quan trọng giúp cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác. Đặc biệt, trong những tội phạm mà chỉ người phạm tội và bị hại biết như tội xâm phạm về tình dục, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,... thì vai trị của bị hại càng được thể hiện rõ nét, việc bị hại tham gia tranh tụng đóng vai trị hết sức quan trọng, khơng chỉ đơn thuần là bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại mà còn giúp cơ quan THTT xem xét, đánh giá chứng cứ một cách khách quan và tồn diện để HĐXX có cơ sở ra bản án, quyết định khách quan, xác định đúng người phạm tội và đúng hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm.

Từ những phân tích trên cho thấy, lợi ích đạt được của việc quy định tranh tụng của bị hại trong TTHS là rất lớn. Tranh tụng của bị hại mang ý nghĩa to lớn trong hoạt động chứng minh tội phạm, tìm ra sự thật khách quan vụ án và đảm bảo các quyền con người của bị hại. Vì vậy, hồn thiện và nâng cao chất lượng tranh tụng của bị hại là yêu cầu đặt ra cho TTHS Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Cùng với các chủ thể TGTT khác, bị hại với địa vị pháp lý tố tụng riêng, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong đó bao gồm quyền tham gia các hoạt động tranh tụng trong TTHS. Tranh tụng của bị hại là một q trình, có điểm khởi đầu và điểm kết thúc, trải qua các giai đoạn tố tụng khác nhau từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử với những biểu hiện, mức độ tranh tụng khác nhau. Tại phiên tòa HSST, tranh tụng của bị hại diễn ra rõ nét, mạnh mẽ nhất. Bị hại được trực tiếp cọ xát quan điểm, đưa ra chứng cứ, ý kiến, quan điểm cũng như tranh luận với các bên tham gia tố tụng khác. Quá trình tranh tụng qua lại giữa các bên sẽ giúp các thơng tin, tình tiết vụ án sẽ được hé mở và tái hiện một cách rõ nét. Trên cơ sở đó, TA với tư cách là cơ quan tài phán mới có đủ điều kiện để xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích của bị hại. Như vậy, tranh tụng của bị hại một mặt góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án mặt khác thơng qua tranh tụng, bị hại có thể bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của mình. Để có thể nghiên cứu sâu về tranh tụng của bị hại, trước hết tác giả tập trung làm sáng tỏ khái niệm tranh tụng, khái niệm bị hại và tranh tụng của bị hại trong TTHS. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm tranh tụng của bị hại chưa được định nghĩa. Từ những phân tích trên và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm, tác giả mạnh dạn rút ra khái niệm tranh tụng của bị hại trong tố tụng hình sự như sau: “Tranh tụng của bị hại là tổng hợp các hoạt động của bị hại

được thực hiện trong suốt quá trình tố tụng giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố xét xử trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo vệ ý kiến, lập luận, lợi ích mình và phản bác ý kiến, lập luận, lợi ích của phía bên kia trong vụ án hình sự để thuyết phục các thành viên Hội đồng xét xử tin rằng ý kiến, lập luận, lợi ích của mình là đúng”. Đây là khái niệm đầu tiên về tranh tụng của bị hại trong khoa học

pháp lý. Đồng thời, trong chương này, tác giả đi sâu phân tích về các đặc điểm tranh tụng của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam cũng như cơ sở việc quy định tranh tụng của bị hại trong TTHS. Qua việc phân tích lý luận cho thấy tranh tụng của bị hại mang tính tất yếu, phù hợp với nhu cầu cấp thiết mà xã hội đặt ra và có vai trị hết sức quan trọng trong việc tìm ra sự thật khách quan vụ án, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con người, củng cố niềm tin của công dân với Nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động tố tụng.

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRANH TỤNG CỦA BỊ HẠI

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 36)