Cơ sở lý luận của tranh tụng của bị hại

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRANH TỤNG CỦA BỊ HẠI

1.3. Cơ sở của tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

1.3.1. Cơ sở lý luận của tranh tụng của bị hại

Quyền con người trong TTHS là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Vì lĩnh vực TTHS đụng chạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Những đóng góp trong lĩnh vực này góp phần bảo vệ những người tham gia hoạt động TTHS trước nguy cơ bị tổn thương đồng thời thúc đẩy tiến trình

bảo vệ quyền con người nói chung32. Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền con người,

quyền công dân tạo thành hệ thống các chuẩn mực tối thiểu về quy tắc ứng xử của cơ quan, cá nhân thực thi pháp luật cũng như đảm bảo cho bị can, bị cáo, bị hại và người TGTT khác có các quyền pháp lý nhất định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại bất hợp pháp. Và quy định về tranh tụng của bị hại trong TTHS được xây dựng trên cơ sở quyền con người nên tranh tụng được xem là kim chỉ nam trong hoạt động TTHS của nước ta. Như vậy, chế định tranh tụng của bị hại cũng như các hoạt động tố tụng liên quan đến bị hại trong TTHS là biểu hiện pháp lý tiến bộ của sự tôn trọng quyền con người. Tranh tụng của bị hại trong TTHS đóng vai trị quan trọng trong việc xác định hành vi phạm tội của bị cáo, tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, tạo cơ sở để HĐXX ra bản án, quyết định cũng như bảo vệ quyền, lợi ích của bị hại.

Quy định về tranh tụng của bị hại trong TTHS được xây dựng trên cơ sở chức năng buộc tội của bị hại. Mặc dù tồn tại nhiều quan điểm về vị trí của bị hại nhưng

32

Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị của Đại hội đồng Liên hợp quốc (1966) là những văn kiện pháp lý quốc tế có vai trò quan trọng trong việc xác định những nguyên tắc nền tảng về quyền con người nói chung và quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng ở thế kỷ XX. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy tiến trình bảo vệ quyền con người trong hoạt động lập pháp và thực tiễn tư pháp hình sự của các quốc gia.

quan điểm chính thống cho rằng bị hại là chủ thể của chức năng buộc tội. “Những

người bị thịêt hại do tội phạm gây ra, bao gồm người bị hại, nguyên đơn dân sự và người bảo vệ quyền lợi của họ. Những chủ thể này tham gia tố tụng vì bị tội phạm gây ra thiệt hại với động cơ, mục đích buộc tội người gây ra thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại33”. Như vậy, xuất phát từ việc bị hại là chủ thể buộc tội nên họ tham gia các hoạt động tranh tụng nhằm mục đích buộc tội người gây ra thiệt hại và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại. Trong vụ án hình sự, bị hại thường đứng về bên đối lập với bị can, bị cáo và thực hiện chức năng buộc tội – chức năng đối trọng với chức năng bào chữa. Để thực hiện chức năng buộc tội, pháp luật quy định cho bị hại có quyền thực hiện các hoạt động tranh tụng. Điều này dẫn đến tranh tụng của bị hại mang tính tất yếu và khách quan. Tính chất và mục đích buộc tội của cơ quan THTT, người THTT với bị hại là khác nhau. Tuy nhiên, chức năng buộc tội của bị hại không làm triệt tiêu chức năng buộc tội của CQĐT, VKS và các cơ quan có thẩm quyền khác bởi lẽ sự buộc tội của bị hại chỉ có ý nghĩa tham khảo đối với hoạt động xét xử trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Bị hại có quyền chứ không phải nghĩa vụ chứng minh cho sự buộc tội của mình. Mà trách nhiệm chứng

minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng34, là chủ thể nhân

danh quyền lực Nhà nước trong giải quyết vụ án hình sự.

Ngồi ra, quy định về tranh tụng của bị hại trong TTHS xuất phát từ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bởi tranh tụng là phương tiện vừa đảm bảo quyền con người của bị hại vừa giúp cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT phát hiện tội phạm, tìm ra sự thật khách quan của vụ án, xử lý kịp thời mọi hành vi phạm tội, bảo vệ chế độ chính trị, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Tranh tụng của bị hại có sức ảnh hưởng rất lớn đến việc TA ra bản án, quyết định gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con nguời, quyền cơng dân. Do đó, ghi nhận tranh tụng của bị hại là một lẽ tất yếu. Lý luận và thực tiễn cho thấy tranh tụng trong TTHS sẽ không khách quan nếu khơng có sự tham gia tranh tụng của bị hại. Sự tham gia tranh tụng của họ trong TTHS là nhân tố quan trọng góp phần đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nhằm giải quyết vụ án chính xác, khách quan, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và hơn hết là làm giảm các vụ án oan sai, bảo vệ quyền con người và quyền công dân của bị hại.

33

Lê Nguyên Thanh (2012), tlđd (13), tr.55.

34 Điều 15 BLTTHS năm 2015 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)