Trong thủ tục bắt đầu tại phiên tòa

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 54 - 60)

CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRANH TỤNG CỦA BỊ HẠI

2.4. Quy định pháp luật về tranh tụng của bị hại trong giai đoạn xét xử và

2.4.1. Trong thủ tục bắt đầu tại phiên tòa

Theo quy định pháp luật TTHS hiện hành, quyền và lợi ích của bị hại ngày càng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn. So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm một số quyền chính đáng thể hiện đầy đủ tính tranh tụng của bị hại trong thủ tục bắt đầu tại phiên tòa để bị hại bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ đồng thời tăng cường trách nhiệm của bị hại trong việc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền THTT để phát hiện, xử lý tội phạm như: bị hại được quyền đưa ra chứng cứ, trình bày ý kiến của mình, phạm vi kháng cáo của bị hại không chỉ giới hạn trong phạm vi tăng nặng hình phạt mà cịn cho phép bị hại kháng cáo theo hướng giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo,...

Với tính chất bị hại là một bên tham gia tranh tụng, họ phải có quyền tham gia phiên tịa để biết được thơng tin về tình hình xét xử cũng như trình bày ý kiến, nguyện vọng của họ và đưa ra các lý lẽ, chứng cứ để chứng minh cho luận điểm của mình về vụ án và tranh luận với các chủ thể khác, đảm bảo cho quá trình tranh tụng của bị hại. Ý kiến của bị hại tại phiên tịa thể hiện ý chí, nguyện vọng của họ về việc giải quyết vụ án để từ đó HĐXX cân nhắc khi ra bản án, quyết định đúng đắn,

77

khách quan. Do đó, theo quy định tại Điều 62 và Điều 292 BLTTHS năm 2015 thì việc tham gia phiên tịa của bị hại vừa là quyền vừa là nghĩa vụ. Quyền tham gia phiên tòa được xem là một trong những quyền quan trọng của bị hại trong giai đoạn xét xử - giai đoạn trọng tâm của vụ án. Sự tham gia phiên tòa của bị hại không những bảo vệ quyền lợi bản thân của chính họ mà cịn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chứng minh vụ án.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp ở thủ tục bắt đầu phiên tịa, HĐXX phải hỗn phiên tịa vì sự vắng mặt của bị hại. Để chứng minh cho trường hợp này, tác giả xin lấy một ví dụ như sau: Ngày 29-5-2019, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tịa hình sự xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với ba bị cáo Tạ Thị Vân (56 tuổi, trú phường Hưng Bình, TP Vinh, Nghệ An), Hồ Thanh Tùng (60 tuổi, trú xã Hưng Phú, Hưng Nguyên, Nghệ An) và Nguyễn Phúc Hồng (64 tuổi, trú thị xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, Nghệ An). Tuy nhiên, trong số 321 bị hại ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh được triệu tập đến Tịa, chỉ có 201 bị hại có mặt tại tịa, vắng 120 bị hại không rõ lý do. Do vậy, HĐXX đã hội ý và quyết định hỗn phiên tịa để

xét xử sau, đảm bảo tính khách quan vụ án.78

Qua quan sát khá nhiều hồ sơ vụ án đã được Tòa án xét xử, tác giả nhận thấy bị hại tham gia phiên tòa rất hạn chế. Tỷ lệ bị hại được triệu tập có mặt tại phiên tịa

so với bị hại vắng mặt là 1:179. Ví dụ, vụ án xét xử Trần Hữu Tiệp (nguyên Chủ tịch

HĐQT Công ty Cổ phần Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung) và 14 đồng phạm về các tội như thao túng giá chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giả mạo trong công tác... liên quan đến cổ phiếu của Công ty Cổ phần Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã triệu tập 1.065 bị hại, 107 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, 10 người làm chứng... Tuy nhiên, có rất ít người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến tham dự phiên tòa.80. Đây chỉ là một vụ án điển hình về thực tiễn vắng mặt của bị hại. Nhưng việc bị hại vắng mặt có lý do hay khơng có lý do, có lý do chính đáng hay khơng chính đáng lại

78

https://plo.vn/phap-luat/vu-lua-12-ti-dong-hoan-phien-toa-vi-vang-120-bi-hai-836771.html, truy cập ngày 15/9/2019.

79

Lê Nguyên Thanh (2012), tlđd (13), tác giả cũng đã khảo sát tỷ lệ phiên tòa có người bị hại được triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt. Theo đó, 53% ý kiến được hỏi cho rằng tỷ lệ phiên tòa có người bị hại được triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt chiếm tỷ lệ 15 - 30% tổng số vụ án hình sự và 35% ý kiến được hỏi cho rằng tỷ lệ phiên tòa có người bị hại được triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt chiếm từ 30 – 50% tổng số vụ án hình sự và 12% còn lại cho rằng tỷ lệ phiên tòa có người bị hại được triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt chiếm trên 50%. 80

http://cafef.vn/trieu-tap-1065-bi-hai-vu-thao-tung-gia-chung-khoan-dau-tien-o-ha-noi201905031009532 63.chn, truy cập ngày 15/9/2019.

không được ghi nhận cụ thể trong biên bản phiên tòa. Vậy khi TA xét xử vắng mặt bị hại như vậy liệu có đảm bảo tranh tụng của bị hại không. Việc bị hại vắng mặt xuất phát từ nhiều nguyên nhân có thể do bản thân bị hại chưa nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị của mình, sợ mất thời gian, thiệt hại nhỏ so với công sức họ bỏ ra tham gia phiên tòa, e ngại dư luận xã hội hoặc bị hại thay đổi nơi cư trú nên TA không thể triệu tập họ tham gia phiên tòa.

Để đảm bảo sự tranh tụng của bị hại, BLTTHS năm 2015 quy định sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của TA và TA kiểm tra lý lịch, phổ biến các quyền và nghĩa vụ cho bị hại. Quy định này mang tính bắt buộc bởi bị hại là các chủ thể thường, thuộc nhiều tầng lớp, địa vị xã hội khác nhau và không phải chủ thể nào cũng nhận thức được đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng. Do đó, việc phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị hại sẽ giúp họ biết các quyền, lợi ích pháp lý cũng như nghĩa vụ của mình, nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị bị hại để tham gia tranh tụng của họ được chủ động và tích cực hơn. Khi phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị hại, cơ quan có thẩm quyền THTT cần giải thích rõ các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ pháp lý của họ, không được phổ biến qua loa mà khơng có giải thích cụ thể, rõ ràng. Việc phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị hại phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Tranh tụng của bị hại ở giai đoạn này chủ yếu là chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho các hoạt động ở thủ tục xét hỏi và tranh luận tiếp theo. Tranh tụng của bị hại thể hiện ở việc bị hại được quyền đề nghị HĐXX thay đổi thẩm phán, hội thẩm, KSV, thư kí, người giám định, người phiên dịch theo quy định tại Điều 49 đến 54 BLTTHS năm 2015 nếu có căn cứ cho rằng họ khơng vơ tư, khách quan làm ảnh hưởng đến q trình giải quyết vụ án. Điều này góp phần đảm bảo tính khách quan của giải quyết vụ án cũng như hoạt động tranh tụng của bị hại ở các thủ tục tiếp theo. Quy định này cũng cho thấy bị hại và Điều tra viên, KSV cùng là những chủ thể buộc tội nhưng giữa bị hại với Điều tra viên, KSV thì bị hại vẫn là chủ thể độc lập, không phải lúc nào bị hại cũng đồng quan điểm với Điều tra viên, KSV trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Để thực hiện quyền này, BLTTHS năm

2015 quy định “Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người

đại diện của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa.”81. Nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử có nhiều thơng

81

tin quan trọng, trong đó bao gồm thơng tin về những người THTT, người phiên dịch, người làm chứng, người khác được triệu tập đến phiên tòa … (Điều 255). Như

vậy, so với quy định của BLTTHS năm 200382 thì BLTTHS năm 2015 đã bổ sung

quy định bị hại được thông báo trước về những người THTT trong quyết định đưa vụ án ra xét xử. Do đó, bị hại sẽ biết trước người THTT nên có thời gian chuẩn bị, tìm hiểu về những người mà mình có quyền đề nghị thay đổi. Đây là quy định tiến bộ giúp bị hại chủ động hơn khi tham gia tranh tụng.

Để đảm bảo cho quyền lợi của mình, bị hại cịn được quyền u cầu HĐXX hỗn phiên tồ khi có người TGTT vắng mặt, nếu khơng hỗn phiên tồ thì bị hại sẽ gặp bất lợi trong hoạt động buộc tội cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả tranh tụng của họ tại phiên toà HSST. Đây thực chất là hoạt động tranh tụng nhưng chưa rõ nét, chưa tập trung cao như ở các thủ tục sau đó.

Liên quan đến vấn đề triệu tập thêm người làm chứng tại phiên tòa, theo quy định tại Điều 305 BLTTHS năm 2015 có quy định: “Chủ tọa phiên tịa phải hỏi Kiểm

sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tịa xem có ai u cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không”. Tuy nhiên, BLTTHS hiện hành lại không quy định rõ việc triệu tập người làm chứng như thế nào, có được triệu tập người ngoài danh sách những người cần triệu tập hay không. Theo tác giả, trước khi mở phiên tịa, bị hại có quyền u cầu TA triệu tập người làm chứng mà theo họ, người đó biết các tình tiết liên quan đến vụ án và cần thiết phải triệu tập họ đến để xét hỏi. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa xem xét về yêu cầu của bị hại để quyết định danh sách những người cần triệu tập đến phiên tòa và phải giao cho bị hại. Nếu sau khi nhận được quyết định này mà bị hại yêu cầu TA triệu tập thêm bất kỳ người nào thì TA phải triệu tập, có như vậy mới khắc phục được tình trạng đến phiên tòa, bị hại mới yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng gây khó khăn cho hoạt động giải quyết vụ án.

Thực tiễn trong thủ tục bắt đầu phiên tòa, chủ tọa phiên tòa chủ yếu phổ biến các quyền, nghĩa vụ của người TGTT một cách hời hợt. Nhiều trường hợp bị hại chỉ được khuyến cáo về trách nhiệm hình sự đối với họ khi họ không chịu khai báo mà không hề đề cập đến quyền lợi của bị hại hoặc do trình độ nhận thức, trình độ pháp luật của bị hại cịn chưa cao, họ chưa ý thức được vai trò của mình nên tranh tụng

82 Điều 182 BLTTHS năm 2003 quy định: “Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người

của bị hại cịn hạn chế, ít trường hợp bị hại sử dụng các quyền như đề nghị thay đổi người THTT, yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, đưa ra các chứng cứ, đề nghị hỗn phiên tịa khi người làm chứng vắng mặt. Hơn nữa, một thực tế khá phổ biến khác là đa số các yêu cầu của bị hại về việc yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét, đề nghị HĐXX hỗn phiên tồ khi có người TGTT vắng mặt ít được HĐXX chấp nhận bởi HĐXX quan niệm rằng, bị hại tham gia phiên toà HSST với mục đích yêu cầu bồi thường thiệt hại và đã có VKS đứng ra buộc tội cùng với chứng cứ có tại hồ sơ đã đầy đủ, những người TGTT vắng mặt nhưng đã có lời khai rõ ràng tại hồ sơ, hoặc HĐXX quan điểm rằng bản thân bị hại có xu hướng u cầu xử lí thật nghiêm khắc đối với bị cáo nên đưa ra nhiều u cầu khơng chính đáng hay do áp lực số lượng án phải giải quyết, dư luận xã hội nên HĐXX muốn hoàn thành việc giải quyết vụ án để kết thúc phiên toà HSST. Những tồn tại, thiếu sót này cũng phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến việc tranh tụng của bị hại tại phiên tòa HSST.

Để đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm, sự có mặt của bị hại hoặc người đại diện của họ tại phiên tòa HSST là điều cần thiết. Thế nhưng, tại khoản 1 Điều 292 BLTTHS năm 2015 quy định: “Nếu bị hại, đương

sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hỗn phiên tịa hoặc vẫn tiến hành xét xử.” Như vậy, pháp luật TTHS hiện

hành không quy định một cách tuyệt đối là bị hại vắng mặt thì HĐXX quyết định hỗn phiên tịa mà việc có tiến hành xét xử hay khơng sẽ phụ thuộc vào ý chí, xem xét của HĐXX. Vậy HĐXX căn cứ vào đâu có thể biết được rằng, việc vắng mặt của bị hại là có hay khơng ảnh hưởng đến việc xét xử, điều này chỉ có thể xảy ra khi HĐXX đã chuẩn bị án trước khi xét xử. Quy định này dẫn đến sự áp dụng pháp luật một cách tùy nghi, thiếu đồng bộ trên thực tế cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình giải quyết vụ án bởi nếu khơng có bị hại thì q trình tranh tụng sẽ khơng được đảm bảo. Thực tế trong trường hợp này, hầu hết HĐXX vẫn tiến hành xét xử bình thường, chấp nhận sự vắng mặt của bị hại với lý do lời khai của bị hại đã được CQĐT thu thập, điều tra tiến hành lấy lời khai theo quy định của BLTTHS, được thể hiện trong hồ sơ của bị hại do CQĐT thu thập để chứng minh tội phạm. Ví dụ như, ở Bản án sơ thẩm số 90/2018/HS-ST ngày 21/08/2018 của Tòa án nhân dân quận 7 xét xử bị cáo Lê Minh S phạm tội trộm cắp tài sản quy định Điều 173 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015, bị hại Ơng Lương Cơng

TH vắng mặt và trong trường hợp này, Tòa án nhận định “Đối với người tham gia

tố tụng là người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án vắng mặt tại phiên tòa, nhưng trong hồ sơ đã có đầy đủ lời khai, được cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”83. Đây là một thực tế khá phổ biến trong thực tiễn thi hành TTHS ở nước ta.

Nguyên nhân của cách làm việc này xuất phát từ kiểu tố tụng của nước ta là kiểu tố tụng thẩm vấn, mọi diễn biến vụ án đã được “viết lại” bằng hồ sơ vụ án và khi đọc hồ sơ vụ án, người có thẩm quyền THTT ít nhiều bị chi phối bởi các tình tiết của vụ án được “tường thuật” mà các tình tiết này có thể là sự thật hoặc không là sự thật. Nhưng nói chung, các tình tiết của vụ án được thu thập theo trình tự luật định, chứng cứ tại hồ sơ thể hiện đến đâu thì quyết định vụ án đến đó nên trong tư duy của HĐXX ở nước ta thường bị chi phối là án tại hồ sơ, “án bỏ túi” dẫn đến khi xét xử, HĐXX ít quan tâm đến sự có mặt của những người TGTT tại phiên tòa. Đặc biệt, trong một số trường hợp, người có thẩm quyền THTT xuất hiện tâm lý nếu bị hại có mặt tại phiên tịa sẽ làm cho phiên tịa hình sự kéo dài, mất thời gian.

Ngồi ra, liên quan đến vấn đề có mặt của bị hại tại phiên tòa, BLTTHS năm 2015 quy định bị hại có thể bị dẫn giải trong trường hợp cố ý vắng mặt, không tham gia theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền THTT mà khơng vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 62. Trong khi đó, người TGTT khác như nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)