Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.4.4. Kiểm định giả thiết về trị trung bình của hai tổng thể trường hợp mẫu
độc lập (Independent-sample T-test)
Trong nhiều trường hợp bạn cần so sánh trị trung bình về một chỉ tiêu nghiên cứu nào đó giữa hai đối tượng bạn quan tâm. Bạn có 2 biến tham gia trong một phép kiểm định. 1 biến định lượng dạng khoảng cách hay tỉ lệ để tính trung bình và một biến định tính dùng để chia nhóm ra so sánh.
Đối với phép kiểm định Independent-sample T-test, có một nguyên tắc mà trên thực tế hầu như không thể đạt được một cách tuyệt đối là bất kỳ một sự khác biệt nào về trị trung bình tìm được từ kết quả kiểm định là do sự khác biệt từ chính nội tại của mẫu thử chứ khơng phải do nguyên nhân khác.
Trước khi thực hiện kiểm định trung bình ta cần thực hiện một kiểm định khác mà kết quả của nó ảnh hưởng rất quan trọng đến kiểm định trung bình, đó là kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể. Về mặt trực quan bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng so sánh 2 tổng thể có trị trung bình bằng nhau nhưng mức độ phân tán (hay đồng đều) hoàn toàn khác nhau và khập khiễng. Vì vậy phương sai diễn tả mức độ đồng đều hoặc không đồng đều của giữ liệu quan sát nên bạn phải tiến hành kiểm định sự bằng nhau về phương sai, kiểm định này có tên là Levene test.
Levene test được tiến hành với giả thuyết Ho rằng phương sai của hai tổng thể bằng nhau, nếu kết quả kiểm định cho bạn mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 0,05 bạn có thể bác bỏ giả thuyết Ho. Kết quả của việc bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết Ho sẽ
ảnh hưởng đến việc bạn lựa chọn tiếp loại kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau
nhau (Equal variances assumed) hay kiểm định trung bình với phương sai 2 tổng thể khác nhau (Equal variances not assumed).