Các cấu trúc hấp phụ CO trên Ni2Cu2 và Ni2Cu2/AC

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu phản ứng hydrogen hóa CO bằng các hệ xúc tác lưỡng kim loại Ni-Cu, Co-Cu phân tán trên các chất mang than hoạt tính, (Trang 83 - 85)

Bảng 3.2.4. Các thơng số tính tốn cho q trình hấp phụ CO trên hệ Ni2Cu2 và

Ni2Cu2/AC

Hấp phụ CO trên Ni2Cu2 Hấp phụ CO trên Ni2Cu2/AC

Cấu trúc dC-O, Å Eads, kJ/mol B(C-O) Cấu trúc dC-O, Å Eads, kJ/mol B(C-O) 4a1 1,171 -250,3 1,917 4a1 1,162 -228,2 2,106 4b1 1,167 -42,1 2,314 4b2 1,162 -28,3 2,300 4c1 1,161 -206,4 2,208 4c2 1,157 -183,2 2,321

4d1 1,160 -8,4 2,315 4d2 1,162 -48,8 2,235

4e1 1,183 -252,9 1,900 4e2 1,178 -235,1 1,966

4g1 1,199 -243,0 1,668 4g2 1,217 -211,7 1,596

CO (g) 1,145 - CO (g) 1,145 - 2,369

Tương tự khi hấp phụ CO trên NiCu/AC, khi hấp phụ CO trên Ni2Cu2/AC, quá trình hấp phụ không đi qua trạng thái chuyển tiếp. Do đó, sự hấp phụ CO trên Ni2Cu2/AC chỉ phụ thuộc vào yếu tố nhiệt động, mà không bị chi phối bởi các yếu tố động học. Như vậy, có thể sử dụng giá trị năng lượng hấp phụ như một thông số để so sánh và lựa chọn cấu trúc hấp phụ ưu tiên nhất. Từ Hình 3.1.11, Bảng 3.1.4 và Hình 3.2.5, Bảng 3.2.4 nhận thấy năng lượng hấp phụ CO trên Ni2Cu2 giảm khá nhiều so với khi hấp phụ trên NiCu ở các cấu trúc tương ứng, tuy nhiên độ dài liên kết và bậc liên kết CO trên Ni2Cu2 nhìn chung giảm chứng tỏ phân tử CO được hoạt hóa tốt.

Khi so sánh quá trình hấp phụ CO trên Ni2Cu2 và trên Ni2Cu2/AC, nhận thấy năng lượng hấp phụ nhìn chung giảm, tuy nhiên khơng nhiều (nhiều nhất khoảng 32 kJ/mol ở cấu trúc 4b1 và 4b2). Độ dài liên CO trên CO*Ni2Cu2/AC kết nhìn chung tăng ít hơn so với CO*Ni2Cu2 (trừ trường hợp 4g tăng 1,5% và 4d tăng 0,2%); bậc liên kết tăng ở các cấu trúc 4a, 4c, 4e và giảm ở các cấu trúc 4b, 4d, 4g. Kết quả ở Bảng 3.2.4 cho thấy cấu trúc hấp phụ CO ưu tiên nhất trên Ni2Cu2/AC là cấu trúc 4e2. Với giá trị năng lượng hấp phụ rất âm, kèm theo việc không đi qua trạng thái chuyển tiếp chứng tỏ sự hấp phụ hóa học CO xảy ra dễ dàng trên hệ nghiên cứu. Do không bị khống chế động học, giai đoạn hấp phụ hóa học chỉ phụ thuộc vào yếu tố nhiệt động, như vậy có thể nói rằng: khả năng hấp phụ hóa học CO trên hệ nghiên cứu rất dễ.

So sánh quá trình hấp phụ CO và H2 trên Ni2Cu2/AC và trên NiCu/AC

Do quá trình hấp phụ CO trên và H2 trên Ni2Cu2/AC không qua trạng thái chuyển tiếp, nên để so sánh khi hấp phụ đồng thời CO và H2 trên Ni2Cu2/AC ta so sánh năng lượng hấp phụ của chúng. Từ bảng 3.2.5. ta thấy, khi CO và H2 hấp phụ trên Ni2Cu2/AC thì cả hai quá trình là hấp phụ hóa học, CO sẽ hấp phụ trước sau đó H2 mới hấp phụ để xảy ra các phản ứng hóa học tiếp theo, giống hấp phụ trên NiCu/AC.

Bảng 3.2.5. So sánh hai trường hợp năng lượng hấp phụ CO và H2 âm nhất trên

Ni2Cu2/AC và NiCu/AC.

Năng lượng hấp phụ (kJ/mol) Hấp phụ CO Hấp phụ H2

Ni2Cu2/AC -235,1 -186,9

NiCu/AC -261,9 -160,0

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu phản ứng hydrogen hóa CO bằng các hệ xúc tác lưỡng kim loại Ni-Cu, Co-Cu phân tán trên các chất mang than hoạt tính, (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)