Bảng 3.6.2. Các thơng số tính tốn cho q trình hấp phụ H2 trên hệ Co2Cu2/Al2O3
Cấu trúc Eads, kJ/mol dH-H, Å
2a -193,8 2,385
2b -53,5 0,827
2c -38,1 0,826
Kết quả tính tốn ở Bảng 3.6.2. cho thấy cấu trúc hấp phụ 2a có năng lượng hấp phụ rất âm, giá trị khoảng cách dH-H của H2 trong trường hợp 2a lớn hơn nhiều so với dH-H trong phân tử H2 tự do (0,776 Å), điều đó cho thấy phân tử H2 bị phân ly hoàn toàn thành nguyên tử H. Các cấu trúc hấp phụ 2b, 2c có năng lượng hấp phụ nhỏ hơn và khoảng cách liên kết H-H phân li cũng nhỏ hơn. Kết quả tính CI-NEB cho thấy cả 3 q trình hấp phụ khơng đi qua trạng thái chuyển tiếp. Do đó, cấu trúc hấp phụ 2a ứng với Eads âm hơn sẽ là cấu trúc hấp phụ ưu tiên H2 trên Co2Cu2/Al2O3.
3.6.3. Hấp phụ CO trên Co2Cu2/Al2O3
Khi hấp phụ CO trên Co2Cu2/Al2O3 có thể có các cấu trúc hấp phụ như sau: phân tử CO hấp phụ qua đầu C trên tâm hoạt động là nguyên tử Ni (3a), phân tử CO hấp phụ qua đầu O trên tâm hoạt động là nguyên tử Ni (3b), phân tử CO hấp phụ qua đầu C trên tâm hoạt động là nguyên tử Cu (3c), phân tử CO hấp phụ qua đầu O trên tâm hoạt động là nguyên tử Cu (3d), phân tử CO hấp phụ qua đầu C hướng tới hai
nguyên tử Co-Cu (3e) và phân tử CO hấp phụ qua đầu C trên 3 nguyên tử Ni2Cu (3g). Các cấu trúc tối ưu ứng với cấu trúc hấp phụ 3a-3g được trình bày trên Hình 3.6.3. Các kết quả tính tốn cho q trình hấp phụ CO trên Co2Cu2/Al2O3 bao gồm: năng lượng hấp phụ (Eads), độ dài liên kết C-O (dC-O) bậc liên kết C-O (BC-O) được tóm tắt trong Bảng 3.6.3.
3a 3b 3c
3d 3e 3g