Kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoài Đức (Trang 97 - 99)

4.3. Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ cho BIDV Hoài Đức

4.3.6 Kiểm soát rủi ro

a) Vai trò và tầm quan trọng của giải pháp

Quản trị rủi ro là một trong những hoạt động rất quan trọng đối với các ngân hàng Môi trường kinh doanh ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều các rủi ro liên quan đến

rủi ro tín dụng, nợ xấu, rủi ro tác nghiệp … BIDV CN Hoài Đức là một chi nhánh mới, đang rất cần đẩy mạnh các hoạt động nói chung cũng như dịch vụ NHBL nói riêng, nhưng cũng khơng vì thế mà qn đi các nghiệp vụ rủi ro liên quan đến tín dụng và tác nghiệp. Tín dụng cá nhân tuy quy mô trên mỗi cá thể nhỏ nhưng số lượng người sử dụng lại lớn.

b) Mục tiêu giải pháp

- Giảm tối đa những rủi ro trong tín dụng và tác nghiệp; - Kiểm soát tần suất và mức độ rủi ro.

f) Giải pháp

Thứ nhất: Tăng cường hoạt động quản trị rụi ro tác nghiệp

- BIDV CN Hoài Đức là chi nhánh mới, chủ yếu là các cán bộ trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm triển khai dịch vụ NHBL, do vậy các lỗi tác nghiệp do thiếu trình độ nghiệp vụ là rất dễ xảy ra. Chi nhánh ngoài việc hỗ trợ đào đạo, hỗ trợ từ xa, cần tăng cường kiểm tra, giám sát từ xa với các nhân viên của mình để phịng ngừa các lỗi tác nghiệp.

- Áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm ngặt để tránh tình trạng cán bộ, nhân viên vội vàng muốn tăng doanh số mà bỏ qua hoặc làm lơ quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp

- Các lỗi tác nghiệp liên quan đến ngân hàng điện tử, ngân hàng cần có quy trình kiểm tra các thiết bị điện tử nghiêm ngặt và định kỳ. Một khi lỗi đã xảy ra cần phản ứng nhanh để tránh gây thiệt hại.

Hai là: Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

- Xét duyệt hồ sơ tín dụng: Việc xét duyệt hồ sơ tín dụng tuy cần phải nhanh, nhưng không được phép bỏ qua các quy trình quan trọng như thẩm định, đánh giá mục đích sử dụng, nguồn trả nợ. Để làm việc này đòi hỏi cán bộ xét duyệt tín dụng phải hết sức cẩn trọng và chi tiết trong điều tra xét duyệt. Hồ sơ xét duyệt cần được chấm điểm tín dụng để đánh giá rủi ro trước khi cho vay

- Tăng cường công tác quản lý nợ bằng cách theo dõi khoản nợ và khách hàng thường xuyên để lường trước nguy cơ rủi ro, để ứng phó kịp thời. Giám sát

chặt chẽ hơn với các khoản vay không tài khoản đảm bảo, do hậu quả khi phát sinh rủi ro của khoản vay này là rất nặng nề

- Tăng cường và quy chuẩn hóa cơng tác thu hồi nợ: Theo dõi tuổi nợ và mọi giai đoạn nợ khơng trả đúng hạn để có phương án xử lý kịp thời. Sắp xếp các thứ tự ưu tiên xử lý với các khoản nợ, như các khoản nợ lớn, khả năng thu hồi cao.

- Ngoài việc sử dụng hệ thống phân tích và tổng hợp rủi ro, cần yêu cầu mỗi cán bộ cũng phải có những tổng hợp, phân tích riêng, theo dõi riêng với khách hàng mà cán bộ đó phụ trách, để kịp thời bổ sung giữ liệu đánh giá rủi ro cho chi nhánh.

- Phối hợp chặt chẽ với BIDV AMC trong công tác đánh giá nợ và thu hồi nợ, hiện tại chi nhánh đang có 8 khoản nợ vay cá nhân hạch toán ngoại bảng với tổng giá trị là 7,2 t đồng, 17 khách hàng cá nhân nợ xấu với tổng giá trị là 13,4 t đồng. Các phòng quản lý khách hàng (KHCN, PGD Tân Tây Đô) thường xuyên phối hợp với bộ phận quản lý rủi ro để tích cực thu hồi các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng.

- Rà sốt, đánh giá tình hình nợ thường xun, định kỳ phân loại nợ để nắm được thực trạng chất lượng dư nợ tín dụng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoài Đức (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)