Kiến nghị đối với Ngân hàng BIDV

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoài Đức (Trang 102 - 105)

4.4 Một số kiến nghị

4.4.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng BIDV

Chi nhánh Hoài Đức là chi nhánh cấp 1 trực thuộc BIDV Việt Nam, cho đến nay mới chỉ có hơn 2 năm hoạt động, địa bàn hoạt động tương đối khó khăn, lực lượng mỏng và ít kinh nghiệm nên rất cần BIDV xem xét một số những kiến nghị sau:

a)Về cơng tác cán bộ

Như đã nói ở trên, BIDV CN Hoài Đức là chi nhánh mới nhưng lực lượng rất mỏng, ít kinh nghiệm.

- Hội sở cần xem xét bổ sung nguồn lực có kinh nghiệm hoặc cử cán bộ đào tạo tới cơ sở để nâng cao năng lực kinh doanh dịch vụ NHBL cho chi nhánh.

- Ngoài tổ chức đào tạo về chun mơn, thì nghiệp vụ NHBL cịn cần thiết phải có những kỹ năng về giao tiếp, phục vụ với nhóm đối tượng KHCN, nên bản thân chi nhánh mong muốn hội sở có những lớp hỗ trợ về kĩ năng trong dịch vụ NHBL cho nhân viên, nhằm định hướng tâm lý phục vụ, thái độ phục vụ của nhân viên chi nhánh sao cho phù hợp với đối tượng là KHCN

- Tổ chức các lớp nâng cao năng lực quản trị điều hành cho cấp quản trị, lãnh đạo của chi nhánh.

- Hội sở chính xem xét hỗ trợ chi nhánh trong việc tổ chức xe đưa đón cán bộ đối với các cán bộ nhà ở xa.

b) Về công tác sản phẩm, dịch vụ

- BIDV là một ngân hàng lớn có nhiều các hệ thống chi nhánh rộng khắp, các sản phẩm dịch vụ NHBL cũng rất nhiều nhưng tính cạnh tranh chưa cao so với

các ngân hàng như Techcombank, VPBank, chưa có tính sáng tạo và thường đi sau, do đó bản thân hội sở cũng cần nâng cao tính sáng tạo trong việc phát triển các dịch vụ, sản phẩm NHBL, đa dạng hóa để phù hợp với nhiều đối tượng trên nhiều địa bàn khác nhau, chứ không chỉ là địa bàn các thành phố lớn là nội thành Hà Nội và TPHCM

- Các chi nhánh đều phụ thuộc vào sản phẩm, dịch vụ của BIDV hội sở, các chương trình do hội sở đưa ra, mà khơng có sự chủ động trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ NHBL phù hợp với địa bàn hoạt động của chi nhánh. Hội sở nên nghiên cứu một cách thức để phát triển các dịch vụ NHBL mang tính chất địa phương hóa hơn, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại địa phương, cũng như hỗ trợ các chi nhánh tại địa phương trong việc tiếp cận thân thiện với khách hàng tại khu vực, địa bàn mình phụ trách

- Nghiên cứu xem xét phương án hỗ trợ BIDV CN Hoài Đức các chương trình trong cho vay mua nhà và sản xuất kinh doanh. Vì trên địa bàn hoạt động của chi nhánh có rất nhiều khu vực làng nghề có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, ngồi ra có khu vực đại lộ Thăng Long – An Khánh, là khu vực đang tập trung rất nhiều dự án bất động sản lớn.

c) Về công tác tiếp thị, truyền thông marketing

- Nghiên cứu và đưa ra các chương trình marketing nhiều hơn cả về số lượng, lẫn chất lượng của mỗi chương trình.

- Phối hợp mạnh hơn với các tổ chức về marketing chuyên nghiệp trong việc lên ý tưởng sáng tạo cho các chương trình truyền thơng marketing.

- Đẩy mạnh truyền thông, marketing đến tầng lớp trẻ, là tầng lớp quan tâm đến mua sắm, giải trí, tiêu dùng cá nhân nhiều, cũng là tầng lớp dễ tiếp cận bằng cơng nghệ, do mặt bằng trình độ cơng nghệ cao hơn các nhóm tuổi khác

- Trung tâm mạng xã hội mặc dù đã ra đời, nhưng tính hiện diện của nó chưa nhiều, chưa hoạt động hiệu quả. Nếu đã xác định Facebook banking là một trong những giải pháp cho dịch vụ NHBL thì hội sở cần phải có những bước đi nhanh hơn, sáng tạo hơn nữa nếu không muốn đi sau các ngân hàng khác trong việc tiếp cận tập khách hàng này.

- Cho phép chi nhánh Hồi Đức thực hiện các chương trình marketing mang tính chất địa phương hóa nhiều hơn là phụ thuộc vào các chương trình của hội sở. Những chương trình đó sẽ giúp BIDV CN Hồi Đức gần gũi với người dân tại địa bàn mà mình hoạt động hơn nhiều, tạo tiền đề tiếp cận và bán sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.

d) Về công tác mở rộng mạng lưới phân phối

- Hiện chi nhánh Hồi Đức mới chỉ có 3 phịng giao dịch vệ tinh, q ít so với một chi nhánh cấp 1. Trong khi địa bàn hoạt động lại rộng, đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội đa dạng, nhiều làng nghề, ngành nghề khác nhau. BIDV hội sở xem xét cho phép CN Hoài Đức từ nay đến hết năm 2020 mở rộng thêm được tối thiểu 1 PGD để tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trong địa bàn.

- Thiết lập thêm các cây ATM, POS trên địa bàn hoạt động của CN Hoài Đức.

e) Về khoa học kỹ thuật

Công nghệ lõi hiện BIDV đang sử dụng đã được xây dựng từ rất lâu, hiện tại gây rất nhiều bất cập và khơng cịn hiện đại. Theo Ơng Hồ Thanh Hải – Ban công nghệ BIDV đã trao đổi trong cuộc phỏng vấn của tác giả: “Công nghệ lõi của BIDV hiện đã

cũ, việc nâng cấp vẫn liên tục được thực hiện, tuy nhiên do nền tảng cơng nghệ đã cũ nên rất khó để có thể thay đổi được tồn diện về tính năng cũng như tốc độ”

Do vậy các cấp lãnh đạo nên xem xét đẩy nhanh quá trình thực hiện thay đổi tồn diện cơng nghệ để phục vụ cho dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng, cũng như dịch vụ NHBL nói chung.

Đồng nhất hóa việc sử dụng 1 loại cây ATM, bởi theo khảo sát và phản ánh của người dân trên địa bàn Hoài Đức và các huyện lân cận, hiện đang tồn tại 2 loại cây ATM, trong đó có 1 loại cây màn hình rất bé, thao tác chậm, hay phát sinh lỗi, gây sự khơng hài lịng cho khách hàng.

Cũng cần lưu ý nâng cao năng lực hoạt động tự động cho cây ATM, khơng chỉ có chức năng rút tiền, chuyển khoản hay xem số dư. Ví dụ như ngân hàng VPBank hiện nay đang áp dụng các cây ATM có cả chức năng nộp tiền vào tài khoản.

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoài Đức (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)