Thương lái và các quan hệ trực tiếp

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao khả năng kết nối thị trường qua chuỗi giá trị dâu hạ châu huyện phong điền (Trang 67)

4.3.1. Vai trò và đặc điểm của Thương lái thu gom dâu Hạ châu ở huyện Phong Điền.

Vai trò: Thương lái thu gom là một chủ thể có vai trò khá quan trọng trong chuỗi giá trị dâu Hạ Châu huyện Phong Điền

- Thương lái là thị trường tiêu thụ trực tiếp và lớn nhất của nông hộ trồng dâu Hạ châu huyện Phong Điền, họ tập hợp số lượng lớn cung cấp đáp ứng nhu cầu thị trường trong - ngồi nước.

Nơng dân Thương lái

Người bán lẻ

Chợ đầu mối

- Đặc biệt đối với những nhà vườn có địa thế xa trung tâm huyện, giao thơng

khó khăn thì thương lái càng góp phần khơng thể thiếu để đưa dâu Hạ châu của họ có mặt trên thị trường.

- Mặt khác, trước khi thu gom thương lái thường đặt cọc trước hoặc ứng trước cho nông hộ với chính vườn dâu mà họ sẽ thu mua, đây được xem là một hình thức cung cấp vốn cho nông hộ trồng dâu Hạ Châu huyện Phong Điền. Họ có thể hạn chế

được việc vay vốn từ đó góp phần giảm chi phí, tăng mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa thương lái thu gom và nông hộ sản xuất.

- Bên cạnh đó, Thương lái là đội ngũ thu gom có tính chun nghiệp cao, kinh nghiệm thu gom khá lâu năm, qui mô tiêu thụ rất lớn, hoạt động từ khâu thu

mua đầu vào cho đến khâu bán đầu ra đều diễn ra rất nhanh chóng và tiện lợi, giảm thiểu tối đa các khoản chi phí, hao hụt, thất thoát và mất phẩm chất của dâu.

Đặc điểm: Thương lái thu gom huyện Phong Điền đều là dân địa phương. Qui

mô thu gom của thương lái là tương đối lớn và phụ thuộc ở nhiều yếu tố như: nguồn vốn, kinh nghiệm, lượng bạn hàng…

Đều đáng quan tâm ở đây là các thương lái thu gom dâu Hạ châu huyện Phong Điền đa phần thường không tham gia bất kì các lớp tập huấn, các hoạt động hay

chương trình do địa phương tổ chức nhằm để chuyển giao khoa học kỹ thuật và công

nghệ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ ra thị trường, các ý kiến đều cho rằng các hoạt động đó chủ yếu dành cho nơng dân sản xuất dâu Hạ Châu là chính và vẫn chưa có hoạt động nào được tổ chức dành riêng cho đội ngũ thương lái địa phương. Từ đó có thể thấy hoạt động của Thương lái thật sự chưa nhận được sự quan tâm từ các tổ chức có liên quan.

4.3.2. Thơng tin chung về mẫu số liệu Thương lái

Trên địa bàn huyện Phong Điền có rất nhiều thương lái thu gom lớn nhỏ, qui mô thu gom và tiêu thụ khác nhau, chủng loại cũng có sự khác biệt và nằm rải rác

trên toàn huyện. Đa phần các thương lái thu gom nhiều loại trái cây và theo mùa của

chúng, riêng đối với dâu Hạ Châu cho thu hoạch nghịch mùa với các loại trái cây

khác trong vùng nên vấn đề tiêu thụ trở nên dễ dàng, ít bị dội hàng.

Các thương lái có độ tuổi trung bình là trên 40 tuổi, kinh nghiệm thu gom - tiêu

thụ từ 10 - 20 năm, với dâu Hạ châu kinh nghiệm bình quân là khoảng 9,3 năm. Trình độ học vấn của thương lái thường là không cao, nhưng họ là những người lanh lẹ và nhạy bén, đối với thương lái uy tín là yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh của họ, giữ uy tín khơng những có lợi trong việc bn bán cho bản thân mà cịn cho sản phẩm mà họ tiêu thụ ra thị trường, với dâu Hạ châu là đặc sản của q mình, đã có thương hiệu vì thế họ ln ln đảm bảo chất lượng cho bạn hàng.

Bảng 4.7: Thông tin chung về mẫu số liệu phỏng vấn Thương lái

Chỉ tiêu Đặc điểm Số lượng

(n=13) Tỷ lệ (%) Tuổi Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất 42 47 35 Thu gom 14,5 Kinh

nghiệm Thu gom dâu Hạ Châu

Số năm trung bình 9,3 Giới tính Nam 13 100,0 Học vấn Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 3 7 3 23,1 53,8 23,1

Nguyên nhân thu gom Dâu Hạ Châu:

Khảo sát Thương lái thu gom Dâu Hạ Châu tại huyện Phong Điền nguyên nhân dẫn đến quyết định thu gom được biết:

Ở huyện hiện nay ai cũng trồng loại dâu Hạ châu, sản lượng tính đến 6 tháng

đầu năm 2012 lên đến 6 - 7 nghìn tấn và nông hộ vẫn đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng, thời điểm thu hoạch dâu lại nghịch mùa so với các trái cây khác của huyện, đầu ra lại khá thuận tiện và dễ dàng đem lại lợi nhuận tương đối cao hơn các loại trái cây khác.

Bảng 4.8: Lý do thu gom dâu Hạ châu của Thương lái.

Chỉ tiêu Tổng mẫu Tần số

(n=13) Tỷ lệ (%)

Diện tích trồng lớn 13 13 100,0

Đầu ra dễ dàng 13 10 76,9

Lợi nhuận cao 13 9 69,2

Theo phong trào 13 4 30,8

Một số lí do khác 13 3 23,1

(Nguồn: Số liệu phỏng vấn Thương lái huyện Phong Điền, 2012)

Hình thức thu gom:

Hình thức thu gom giữa Thương lái và nông dân thường là thỏa thuận: có thể nơng dân sẽ hái dâu rồi giao lại cho thương lái hoặc thương lái sẽ tự hái, tùy hình thức mà giá cả được định khác nhau.

Số lượng thu gom:

Thương lái thu mua dâu Hạ châu theo đúng số lượng các bạn hàng yêu cầu, không thu gom quá dư vì dâu là loại trái cây mau xuống trái phải giao ngay trong ngày, tránh bị tồn động làm mất phẩm chất của Dâu bạn hàng sẽ khơng chấp nhận.

Thương lái cịn cho biết thêm tùy vào thời điểm mà số lượng tiêu thụ cho bạn hàng

nhiều hay ít, thời điểm đầu vụ và cuối vụ sản lượng dâu không nhiều nên số lượng thu gom khoảng 2 - 5 tấn/ngày, vào thời điểm chính vụ tiêu thụ lên đến khoảng 6 - 10 tấn/ngày.

Giá cả:

Giá cả hình thành thông qua sự thỏa thuận của hai bên, chất lượng của vườn Dâu là yếu tố chính quyết định giá. Mặt khác, địa thế của vườn xa - gần, lưu thơng

khó khăn - thuận lợi, vùng chuyên canh - phân tán cũng ảnh hưởng đến giá thu mua,

mức chênh lệch khoảng từ 500 - 1.000 đồng/kg so với giá thu mua bình thường của dâu Hạ châu.

Quan hệ thương mại giữa Thương lái và Nông hộ:

Do đều là người ở cùng địa phương và hoạt động mua bán đã nhiều năm nên là chỗ quen biết, tin cậy và uy tín của nhau. Tuy nhiên dựa vào mối quan hệ thân thiết không chưa đủ, kinh doanh sản xuất là phải cạnh tranh, thương lái và nông hộ phải đáp ứng được yêu cầu chất lượng số lượng của nhau, thái độ người mua và

người bán ra sao, hình thức hỗ trợ từ thương lái cho nơng dân… đó cũng chính là những yếu tố làm tăng mối quan hệ thân thiết trong mua bán giữa thương lái và nông hộ, từ đó việc trao đổi mua bán sẽ diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn cho cả hai bên.

Bảng 4.9: Mối quan hệ thương mại giữa Thương lái và Nông hộ

Quan hệ Tổng mẫu Tần số

(n=13) Tỷ lệ(%)

Quen biết 13 13 100,0

Được mua giá cao 13 10 76,9

Uy tín 13 10 76,9

Cho ứng trước 13 5 38,5

Khác 13 2 15,4

(Nguồn: Số liệu phỏng vấn Thương lái huyện Phong Điền, 2012)

Tuy đa phần là chỗ quen biết lâu năm nhưng giá mua và uy tín của thương lái

cũng ảnh hưởng đến việc trao đổi giữa hai bên, giá mua cao thấp quyết định đến 76,9%, việc cho nông hộ ứng trước cũng ảnh hưởng đến quan hệ mua bán giữa họ,

thường nông hộ đều muốn được ứng trước một số tiền để chi trả chi phí cho lao

động thuê mướn lúc thu hoạch. Ngồi ra, q trình mua - bán cịn bị ảnh hưởng bởi thái độ thu mua của thương lái, thái độ bán của nông dân, hoặc cũng có thể do chất lượng vườn Dâu mà có sự thay đổi…

Phương thức thanh toán:

Hầu hết giao dịch mua bán giữa thương lái và nông hộ bằng tiền mặt trả ngay sau khi mua – bán, giữa họ thường khơng sử dụng bất kì hợp đồng nào.

Đối tượng tiêu thụ:

Đối tượng tiêu thụ Dâu Hạ Châu của thương lái là các chợ đầu mối, chủ vựa ở

các tỉnh khác, chủ yếu là ở TP.HCM trong 2 năm gần đây, họ cũng bán lại cho các

người bán lẻ ở địa phương, hoặc một số thương lái có mối xuất khẩu sang Campuchia và Thái Lan.

Hình 4.2: Sản lượng tiêu thụ Dâu Hạ Châu của Thương lái cho các đối tượng.

(Nguồn: Số liệu phỏng vấn Thương lái Thị trấn Phong Điền, 2012)

Thương lái thu gom Dâu Hạ Châu cho biết sau mỗi vụ thu gom họ tiêu thụ

khoảng 82% cho chợ đầu mối. Khi được hỏi nguyên nhân tiêu thụ lớn cho các đối

tượng này được biết: đa số các chợ đầu mối và chủ vựa các tỉnh điều tiêu thụ và

phân phối số lượng rất lớn và ổn định. Họ đều là những bạn hàng lâu năm nên uy tín và tiêu chuẩn hàng hóa họ đều nắm được, từ đó quan hệ mua bán diễn ra quanh

năm và ít có sự thay đổi.

4.3.3. Chi phí và Lợi nhuận:

Phỏng vấn các thương lái trên địa bàn thị trấn Phong Điền cho biết, khi thu

gom thường họ phải đặt cọc trước cho người nông dân, để giữ mối cũng như những vườn đạt năng suất và chất lượng cao. Do đặc điểm của dâu là chuyển đi trong ngày,

số tiền bỏ ra thu gom được tính trên ngày và được thanh tốn tiền mặt ngay sau bán cho bạn hàng nên vấn đề thu hồi và nhu cầu vốn không gây quá nhiều khó khăn cho

thương lái. Thương lái lại khơng phải mất chi phí dành cho bảo quản vì hàng thường

giao liền trong đêm. 12%

82%

6%

Người bán lẻ địa phương Chợ đầu mối

Bảng 4.10: Chi phí và lợi nhuận bình qn của Thương lái

(Nguồn: Số liệu phỏng vấn Thương lái Thị trấn Phong Điền, 2012)

Khoản mục Số tiền Đơn vị tính Tỷ lệ(%)

Chi phí vật chất 257,69 Triệu đồng/vụ 45,38

Chi phí lao động 251,37 Triệu đồng/vụ 44,26

+ Chi phí LĐGĐ 42,95 Triệu đồng/vụ 7,56

+ Số LĐGĐ tham gia 4,62 Người/ngày

+ Chi phí LĐ thuê mướn 208,42 Triệu đồng/vụ 36,70

+ Số LĐ thuê mướn 22,39 Người/ngày

+ Giá trung bình 146.154,00 Đồng/người

+ Số ngày thu gom 63,46 Ngày/vụ

Chi phí nhiên liệu 47,69 Triệu đồng/vụ 8,40

Chi phí lãi vay 11,15 Triệu đồng/vụ 1,96

Tổng chi phí 567,90 Triệu đồng/vụ

Sản lượng thu gom 296,15 Tấn/vụ

Giá thu mua 11.192,00 Đồng/kg

Vốn 3.314,51 Triệu đồng/vụ

Giá bán 14.462,00 Đồng/kg

Doanh thu 4.282,92 Triệu đồng/vụ

Lợi nhuận 400,51 Triệu đồng/vụ

Tổng chi phí bình qn trong q trình từ thu mua đến tiêu thụ dâu Hạ Châu của Thương lái là khoảng 567,9 triệu đồng/vụ, chi phí chiếm tỉ lệ cao là chi phí vật chất chiếm 45,38 % và chi phí lao động chiếm 44,26%, các chi phí cịn lại chiếm tỉ lệ 10,36% bao gồm: chi phí nhiên liệu và chi phí lãi vay.

Chi phí vật chất trong qua trình thu gom và tiêu thụ của thương lái chủ yếu là chi phí thuê xe vận chuyển đến nơi tiêu thụ, một chuyến hàng thương lái phải trả từ 1 - 3 triệu đồng/lần tùy thuộc vào trọng lượng của chuyến hàng. Chi phí khác phát sinh ở công đoạn sơ chế trước khi chuyển đi tiêu thụ, tuy không quá phức tạp nhưng do tiêu thụ số lượng lớn bình qn là 296,15 tấn/vụ nên chi phí như keo dán, thùng, giấy… tất cả đều phải mua mới có.

Chi phí lao động cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Bình quân số lượng lao động thuê mướn lên đến 22,39 người/ngày, giá thuê trung bình khoảng 146.154 đồng/người, lao động gia đình tham gia bình quân khoảng 4,62 người/ngày.

Các chi phí nhiên liệu và chi phí lãi vay chiếm tỉ lệ khơng nhiều. Chi phí nhiên liệu phát sinh khi đi thu gom ở các vườn như xăng, dầu. Chi phí lãi chủ yếu là ở giai

đoạn chính vụ, sản lượng thu gom trên một ngày từ 7 - 10 tấn, thương lái thường phải đi vay để đáp ứng đủ vốn trả cho người bán, một phần vì phải trả tiền ngay trong khi thu mua, một phần phải ứng trước hoặc đặt cọc cho các nhà vườn để giữ mối…tuy nhiên số lượng thương lái thu gom dâu Hạ Châu phải đi vay là rất ít, bởi dâu Hạ Châu tiêu thụ trong ngày, lưu chuyển vốn nhanh, vốn và chi phí bỏ ra trên một ngày thu gom cũng khơng q khó khăn cho các thương lái đã hoạt động đa số

lâu năm.

Lợi nhuận mà Thương lái có được là nhờ tiêu thụ trên số lượng lớn, dâu Hạ Châu lại có thương hiệu khá lâu nên đầu ra rất dễ dàng và nhanh chóng, với giá bán bình quân là 14.462 đồng/kg so với giá thu mua là khoảng 11.192 đồng/kg thì lợi nhuận bình quân khoảng 1.352 đồng/kg, hàng năm thương lái thu về khoảng 400

triệu đồng/vụ sau khi đã trừ các khoản chi phí với sản lượng tiêu thụ dao động

khoảng từ 200 - 600 tấn/vụ.

So sánh lợi nhuận khi thu gom dâu Hạ châu với cây ăn quả khác tại huyện

Phong Điền được các thương lái cho biết như sau:

Bảng 4.11: Lợi nhuận thu gom dâu Hạ châu so với cây ăn quả khác ở địa phương

Chỉ tiêu Tần số (n=13) Tỷ lệ(%) Cao hơn 8 61,5 Bằng nhau 4 30,8 Thấp hơn 1 7,7 Tổng 13 100,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát thương lái huyện Phong Điền, 2012)

Lợi nhuận khi thu gom dâu Hạ châu tương đối cao hơn so với các loại cây ăn quả khác, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến của thương lái cho rằng lợi nhuận không khác biệt nhiều, bởi họ chủ yếu là thu lợi nhuận trên số lượng lớn. Một loại trái được

so sánh và đánh giá lợi nhuận từ bằng và cao hơn dâu Hạ châu là Vú sữa, nhưng xét

thấy với diện tích và sản lượng như hiện nay của dâu Hạ Châu thì trong thời gian tới

đây dâu Hạ Châu sẽ khẳng định được vị trí chủ lực khi đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng cho thị trường.

4.3.4. Khó khăn và hướng khắc phục:

Thương lái thu gom và tiêu thụ dâu Hạ châu huyện Phong Điền đang gặp một

Khó khăn chính Hướng khắc phục

Sản lượng và chất lượng:

- Sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

- Qui mô sản xuất của nông hộ nhỏ lẻ, khơng có vùng nguyên liệu tập

trung, khó thu gom được số lượng

lớn, tốn nhiều chi phí khi thị trường hút hàng.

- Chất lượng dâu Hạ châu chưa đồng nhất.

Công nghệ:

Chưa được chuyển giao kĩ thuật kéo

dài thời gian bảo quản dâu Hạ châu. Vốn:

Thiếu vốn mở rộng qui mô kinh

doanh, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại để áp dụng tiến bộ khoa học-kĩ

thuật và công nghệ thu gom-chế biến và tiêu thụ dâu Hạ châu ra thị

trường.

Thông tin thị trường:

Thiếu thông tin thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Thương lái cần tham gia phối hợp với HTX, trung tâm khuyến nông vận động nông hộ trồng dâu Hạ châu mở rộng diện tích, qui mơ sản xuất, tập trung chuyên canh, trồng đúng kỹ thuật, đúng giống. - Trung tâm khuyến nơng cần nhanh chóng chuyển giao kỹ thuật kéo dài thời gian bảo quản dâu Hạ châu cho các chủ thể, để họ kịp thời áp dụng vào sản xuất và kinh doanh có hiệu quả hơn.

- Thương lái cần thiết phải gia nhập các tổ chức của địa phương, để có được nhiều thơng tin thị trường

- Thương lái cần có phương án hoạt động cụ thể, mục đích rõ ràng, định hướng phát triển lâu dài, để có thể nhận được chế độ và chính sách phù hợp từ chính quyền địa phương.

- Đặc biệt đối với thương lái có thị trường

để xuất khẩu cần thiết phải liên kết với các

tổ chức có liên quan để biết được thơng tin về thị trường xuất khẩu, qui định về tiêu chuẩn chất lượng, các chính sách thương mại...

4.4. NGƯỜI BÁN LẺ.

Sơ đồ 4.4: Người bán lẻ và các quan hệ trực tiếp

4.4.1. Thông tin chung về mẫu số liệu Người bán lẻ:

Bảng 4.12: Thông tin chung về mẫu số liệu phỏng vấn người bán lẻ địa phương

Chỉ tiêu Đặc điểm Số lượng (n=17) Tỷ lệ (%)

Tuổi Trung bình

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao khả năng kết nối thị trường qua chuỗi giá trị dâu hạ châu huyện phong điền (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)