Quy trình và kỹ thuật trồng dâu Hạ Châu

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao khả năng kết nối thị trường qua chuỗi giá trị dâu hạ châu huyện phong điền (Trang 40 - 45)

2.1 .PHƯƠNG PHÁP LUẬN

3.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TRỒNG CÂY DÂU HẠ CHÂU Ở HUYỆN

3.2.3. Quy trình và kỹ thuật trồng dâu Hạ Châu

Cây dâu Hạ Châu chịu đất ẩm, nên mô trồng không cần đắp cao và nhọn.

Đường kính mơ đủ rộng để giữ ẩm, mặt mơ san bằng để dễ thấm nước.

Kích thước trồng:

Khoảng cách thích hợp nhất khi trồng là cây cách cây 5m, cây cách mép bờ ao từ 70 - 80 cm. Sau khi đã xác định được vị trí để trồng cây, trong trường hợp vườn có bờ cao thì khơng cần phải đắp mơ mà dùng cuốc xới vịng trịn đường kính khoảng 50cm, sâu 15 cm.

Đặt cây con:

Sau khi đã tháo bỏ bầu cây, đặt cây con vào đúng vị trí sao cho mặt bầu cây cao hơn mặt bờ từ 4 - 5 cm, lấp và ém đất xung quanh gốc. Sau đó, phủ lên mặt bầu

một lớp đất mỏng từ 1 - 2 cm, cắm cọc giữ cho cây ổn định để khơng bị gió làm lung lay dẫn đến đổ ngã.

Dùng cỏ khô phủ gốc cây mới trồng và tưới nước.

Phân bố cây đực đều trong khu vườn theo tỷ lệ 5% (cây thụ phấn nhờ gió và côn trùng). Nếu ghép thêm được nhánh đực trên cây cái càng tốt.

Nước ngập lên xuống không làm chết cây dâu, nếu vườn có bờ sẽ dễ dàng điều

chỉnh lượng nước trong mương ao tốt hơn.

Che mát:

Cây dâu lúc nhỏ rất kỵ nắng, phát triển rất tốt trong điều kiện có bóng râm. Vì vậy, sau khi trồng cần phải che mát cho cây, có thể cắm tàu dừa che tạm thời. Để tạo bóng râm lâu dài, hãy trồng từ 2 - 3 bụi sắn cách gốc dâu khoảng từ 70 - 80 cm (có thể cắm sắn theo hướng mặt trời mọc và lặn). Khi thân cây sắn cao vừa tầm, bè ngọn để tạo nhánh che mát. Cây dâu vào độ 2 năm tuổi trở lên đã có thể có khả năng chịu

đựng được nắng.

Tưới nước:

Trong thời gian cây phát triển cần phải đảm bảo là tưới nước đủ trong 3 năm đầu thì cây mới chóng lớn, nếu tình trạng để thiếu nước cây sẽ bị cằn cỗi và có thể tệ

nhất là chết. Với cây dâu đã vào độ tuổi trưởng thành, có thể để tự nhiên mà khơng cần tưới nước.

Bón phân:

Nên bón phân cân đối, dùng NPK (16-16-8 hoặc 20-20-15).

- Năm thứ nhất: Bắt đầu từ sau khi trồng 10 ngày, ngâm tưới 10 g/cây (pha 1

thùng 50 g, tưới cho 5 cây), mỗi tháng một lần, các lần sau lượng phân tăng dần theo độ lớn của cây (đến cuối năm bón 30 g/cây).

- Năm thứ hai: ngâm tưới hoặc bón 2 tháng/lần. Lượng phân khoảng từ 100 - 200 g/cây/lần.

- Năm thứ ba: bón 2 hoặc 3 tháng/lần. Liều lượng 200-300 g/cây/lần.

Khi cây đã cho quả ổn định, mỗi năm bón 3 lần vào các thời kỳ: khi bắt đầu có

dấu hiệu ra hoa nhiều; khi đậu trái hết rụng, trái bắt đầu lớn nhanh. Có thể bón thêm

Lượng phân bón tùy thuộc cây lớn hay nhỏ, trung bình 1kg/cây/lần bón. Liều lượng phân có thể tăng hoặc giảm tùy theo đất tốt hay xấu. Cần theo dõi sự phát

triển của cây mà điều chỉnh cho phù hợp, bón thêm phân chuồng cho cây càng tốt.

Bồi bùn:

Trong 4 năm đầu, mỗi năm bồi gốc cho cây một lần. Sau đó, cứ 2 năm bồi bùn

một lần vào khoảng tháng 11 âm lịch.

Quy trình xử lý ra hoa:

 Kích thích ra đọt non:

- Tỉa cành:

Sau khi thu hoạch cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, ốm yếu, cành vượt và cành bị che khuất bên trong tán cây nhằm tạo cho tán thơng thống, kích thích cây ra nhiều chồi mới và phát triển cành chính tốt hơn.

- Bón phân:

Giúp cho cây phục hồi thân cành sau thời gian mang trái. Có thể sử dụng phân có cơng thức như phân SittoPhat 20-20-15-3SiO2+TE, liều lượng tùy theo tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây và năng suất vụ trước. Nên kết hợp bón phân hữu cơ với liều lượng 10-15 kg/cây. Chú ý năm trước cây cho năng suất càng cao thì lượng

phân tăng nhiều hơn 5-10% so với cây cho năng suất thấp.

- Tưới nước:

Tước nước từ 1 - 2 ngày/lần hoặc giữ nước đầy mương giúp cho cây ra đọt

non tốt và phát triển thân cành. Sau khi cây đã ra đọt non ta có thể giữ nước đầy trong mương.

 Sau khi ra đọt non :

- Nếu đọt non phát triển không tốt (do bón phân khơng đủ lượng và không

liều lượng từ 20 - 30 ml/16 lít nước phun ướt cây, để giúp cho đọt phát triển tốt. Cần nuôi cây phát triển từ 2 lần ra đọt trở lên để xem như cây phục hồi sau khi thu hoạch.

- Khi muốn xử lý ra hoa theo ý muốn cần theo dõi thời gian ra đọt sau khi

bón phân ni cây cho đến khi lá đọt trãi ra hoàn toàn và chuyển sang màu xanh đọt chuối (hoặc hơi xanh đậm) rồi mới xiết nước hoặc tưới Paclobutrazol. Tuy nhiên để rút ngắn thời gian trưởng thành của lá đọt có thể phun phân MKP (0 - 52

- 34) nồng độ 0,5% (0,5 kg/100 lít nước) giai đoạn 20 ngày sau khi xuất hiện đọt. Trong thời gian này, cũng phun thuốc trừ sâu ăn lá, rệp sáp để bảo vệ bộ lá non

và sùng đụt da thân cành như: Chief 260 EC, Alfantin 1.8 EC, Antracol và

Regent 800 WG

 Biện pháp kích thích ra hoa

- Xử lý Paclobutrazol

+ Thời điểm xử lý:

Khi lá non đã phát triển hoàn tồn – lá có màu xanh đọt chuối hoặc hơi xanh đậm (25 - 30 ngày tuổi). Không nên xử lý hóa chất khi lá đã già (có màu xanh đậm). Xử lý Paclobutrazol khi đọt non mới nhú sẽ làm cho đọt ngắn, lá

nhỏ, không phát triển được. Liều lượng: từ 0,5 - 1,0 g nguyên chất/m đường

kín tán.

+ Cách xử lý:

Tùy vào đường kính tán cây mà pha hóa chất với 10-20 lít nước tưới đều xung quanh tán cây. Sau đó tưới nước (1 ngày/lần) trong vòng 7 ngày để cây

hấp thụ hóa chất. Sau đó có thể phủ liếp cho cả mùa mưa và mùa khơ vì phủ liếp giúp tăng hiệu quả của hóa chất hơn khi khơng phủ. Rút nước trong mương khô kiệt. Thời gian xiết nước kéo dài đến khi thấy mầm hoa phân hóa rõ mới

- Xử lý khô hạn:

+ Thời điểm xử lý:

Khi lá non đã phát triển hoàn toàn (xanh đọt chuối hoặc hơi xanh đậm 25-30 ngày tuổi). Khơng nên xử lý hóa chất khi lá đã già (xanh đậm).

+ Thời gian xử lý:

Rút nước trong mương khơ kiệt từ 20-30 ngày sau đó tưới nước trở lại. Nếu xử

lý vào mùa mưa có thể phủ liếp bằng màng phủ nông nghiệp.

 Giai đoạn ra hoa và khi hoa nở

Sau khi tưới nước trở lại cần bón phân thúc ra hoa như phân Sitto Phat 20 -

20 - 15 - 3SiO2 + TE với liều lượng từ 400 - 500 g/cây. Phun phân bón lá cao cấp Amine với liều lượng từ 25 - 30 ml/16 lít nước để giúp q trình phân hóa hoa tốt

và ra hoa đồng loạt.

Khi phát hoa đạt kích thước tối đa và bắt đầu nở hoa đạt 30%. Phun sản

phẩm làm tăng đậu trái như Calcium Boron + Thần Nông 888 theo liều khuyến cáo trên bao bì. Phun thuốc ngừa sâu bệnh (đặc biệt là bệnh thán thư trong mùa mưa)

trước khi hoa nở. Phun Calcium Borontăng đậu trái lần 2 khi phát hoa nở 30% kết

hợp với hạt phấn hoa đực đã được vò và ngâm nữa ngày trong dung dịch có CanXi và Bo.

 Sau khi đậu trái

Khi thấy ‘trứng cá’, phun Amine hạn chế sự rụng trái non, 2 lần cách nhau khoảng từ 5 - 7 ngày hoặc phun phân 15:30:15 nồng độ 0,5%.

Phun Calcium Boron với liều lượng từ 20 - 30 ml/16 lít nước. Phun lại lần hai sau 10 - 15 ngày giúp hạn chế rụng trái non. Phun thuốc ngừa sâu bệnh gây hại trái non 7 - 10 ngày/lần.

Bón phân thúc trái phát triển với tỉ lệ 1:1:1 như Sitto Phat 15 - 15 - 15 - 10SiO2 + TE hay Sitto Phat 16 - 8 - 16 - 12SiO2 + TE. Kết hợp phun phân bón lá Nơng Phú 666 giúp trái lớn nhanh, trái đều đẹp và tăng phẩm chất. Thu hoạch trái khi trái có màu vàng trắng, múi thịt trong hoặc đạt từ 120 - 130 ngày tính từ ngày đậu trái.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao khả năng kết nối thị trường qua chuỗi giá trị dâu hạ châu huyện phong điền (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)