Tổng quan về huyện Phong Điền

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao khả năng kết nối thị trường qua chuỗi giá trị dâu hạ châu huyện phong điền (Trang 32)

2.1 .PHƯƠNG PHÁP LUẬN

3.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN

3.1.1. Tổng quan về huyện Phong Điền

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lí:

Huyện Phong Điền là một trong 8 đơn vị hành chính trực thuộc TPCT. Với đặc thù là huyện nơng nghiệp nằm ở phía Tây Sơng Hậu, thuộc vùng ven của TPCT nhưng huyện cách trung tâm thành phố không quá xa, khoảng 16 km.

Huyện Phong Điền có vị trí như sau:

+ Phía Đơng giáp quận Ninh Kiều

+ Phía Đơng - Đơng Nam giáp quận Cái Răng

+ Phía Tây giáp huyện Thới Lai

+ Phía Bắc giáp quận Bình Thủy

+ Phía Tây Bắc giáp quận Ơ Mơn

+ Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang

Huyện Phong Điền thuộc địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, có hệ thống sơng ngịi chằng chịt với những tuyến sơng, kênh trục là đầu mối giao thông

đường thủy quan trọng của TPCT cũng như của khu vực ĐBSCL, đây là yếu tố thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.

Đất đai: Theo Niên giám Thống kê năm 2011, Huyện Phong Điền có

tổng diện tích đất tự nhiên là 12.525,58 ha. Trong đó:

- Đất nơng nghiệp của huyện là 10.586,27 ha, chiếm đến 84,5%

+ Diện tích trồng cây hàng năm là 3.886,98 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm là 6.870,50 ha chiếm 64,9% diện tích đất

nơng nghiệp của huyện.

+ Đất nuôi trồng thủy sản là 0,99 ha.

- Đất phi nông nghiệp là 1.939,31 ha.

Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp và du lịch sinh thái miệt vườn cho nên ngay từ khi thành lập huyện đã được Thành ủy, UBND Thành phố Cần Thơ định hướng phát triển thành huyện nơng nghiệp chất

Khí hậu:

Huyện Phong Điền mang tính chất đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa và màu nắng. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5

đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4.

Nhiệt độ khơng khí trung bình trên địa bàn huyện dao động từ 21,1oC đến

36,7oC. Nhiệt độ bình quân 27,6oC. Nhiệt độ cao nhất là vào tháng 5 và thấp nhất là

tháng 1 năm 2011.

Tổng giờ nắng trong năm 2.613 giờ. Trong đó tháng nắng cao nhất là tháng 3 có 289,2 giờ nắng; tháng nắng thấp nhất là tháng 10 có 161,7 giờ nắng.

Lượng mưa trung bình/năm 2.134 mm; lượng mưa cao nhất/năm 2.587 mm; lượng mưa thấp nhất/năm 1.723 mm; tổng số ngày mưa trung bình cả năm 145

ngày. Nhìn chung, lượng mưa trung bình từ 2006 – 2008 tăng nhưng đến năm 2010 và 2011 thì giảm. Đặc biệt, trong năm 2011 lượng mưa vào các tháng 2,3,4 rất thấp. Tuy nhiên, huyện luôn được đảm bảo lượng nước tưới bởi nguồn cung cấp nước dồi dào từ sơng Cần Thơ.

Độ ẩm khơng khí trung bình cả năm là 82%. Độ ẩm trung bình cao nhất là

vào tháng 7 với 86% ; độ ẩm trung bình thấp nhất là vào tháng 12 với 79%.

3.1.1.2. Tình hình về kinh tế - xã hội:

Đơn vị hành chính

Huyện Phong Điền được thành lập theo Nghị Định 05-NĐ/CP của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/2004, trên cơ sở sáp nhập các đơn vị hành chính xã trực thuộc của các quận huyện gồm: xã Mỹ Khánh (TP Cần Thơ cũ), xã Giai Xn, Tân Thới (huyện Ơ Mơn), xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa và Trường Long (huyện Châu Thành A – Hậu Giang). Qua quá trình hoạt động, hiện nay huyện có 06 xã và 01 thị trấn với 79 ấp: Thị trấn Phong Điền (5 ấp), xã Nhơn Ái (7 ấp), xã Giai

Xuân (14 ấp), xã Tân Thới (11 ấp), xã Trường Long (20 ấp), xã Mỹ Khánh (8 ấp), xã Nhơn Nghĩa (14 ấp).

Dân số và lao động

Dân số: 99.966 người (số liệu thống kê năm 2011), trong đó: nam có

49.748 người, nữ có 50.218 người; Dân số phân bổ ở khu vực nông thôn là 89.179 người, đạt tỷ lệ 89,21%; Dân số trong độ tuổi lao động 65.568 người, chiếm tỷ lệ

65,59% dân số; Lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ 55,19%

Văn hóa xã hội

Theo báo cáo kết quả thực hiện kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng

năm 2011 của UBND huyện Phong Điền. Về hệ thống giáo dục, năm 2011 có 4 trường mầm non, 2 trường mẫu giáo, huy động 235 cháu vào nhà trẻ, 2.939 cháu vào

mẫu giáo. Về trường trung học phổ thơng, tổng cộng có 30 trường học, trong đó có

23 trường tiểu học, 05 trường trung học cơ sở, 02 trường phổ thông trung học với

tổng số học sinh tương ứng là 6.816 học sinh tiểu học, 4.441 học sinh trung học cơ sở và 2.363 học sinh trung học phổ thông

Về cơ sở y tế, tồn huyện chỉ có 01 bênh viện, 01 trạm y tế, 03 trạm y tế xã, tổng số người khám và điều trị bệnh 256.000 lượt người. Số người điều trị nôi

trú là 4.950 người.

Mức sinh giảm 0,3%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là dưới 0,7%. Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,13% giảm 0,81% so với năm 2011 cịn 1.036

Về cơ sở văn hóa, giáo dục: có 01 thư viện với 2.950 đầu sách, có 01 trung

tâm văn hóa, 01 trung tâm triễn lãm, 01 nhà bảo tàng tại trung tâm huyện Phong Điền.

Điều kiện cơ sở hạ tầng

Điện: theo báo cáo về kết quả UBND huyện Phong Điền thì tỷ lệ hộ dân

Thủy lợi: Nạo vén xong 03 tuyến kênh gồm : kênh Đìa Muồng, xã Trường Long, kênh thủy lợi giữa xã Tân Thới và kênh Lò Rèn- Ba Nhơ, xã Giai Xuân với tổng khối lượng 97.500 m3 , phục vụ tưới tiêu cho diện tích khoảng diện tích 500ha. Chế độ thủy văn khá thuận lợi.

Giao thông vận tải: Đa số các xã, thị trấn trong huyện đề đã được đầu tư năng cấp đường giao thơng là đường nhựa, đa số khơng có đường đất, đường đá.

3.1.2. Tổng quan về tình hình về sản xuất nông nghiệp huyện Phong Điền.

Bảng 3.1: Diện tích cây ăn quả huyện Phong Điền qua 3 năm 2010-6/2012

Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 6-2012/2011 Tổng Năm 2010 Năm 2011 Năm 6/2012 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%)

Cây ăn quả 4.080 5.458 6.089 1378 33,77 631,6 11,57

Cam, chanh, quít 1.917,0 1.467,0 977,7 (450,0) (23,47) (489,3) (33,35)

Chuối 254,0 338,7 557,0 84,7 33,35 218,3 64,45

Xoài 372,0 337,2 290,6 (34,8) (9,35) (46,6) (13,82)

Nhãn, vải,chôm chôm 303,0 339,5 471,9 36,5 12,05 132,4 39,00

Bưởi 172,0 14,01 58,7 (31,0) (18,02) (82,3) (58,37)

Dâu Hạ Châu 191,0 320,0 405,0 129,0 67,54 85,0 26,56

Cây ăn quả khác 871,0 2.514,6 3.328,1 1643,6 188,70 814,1 32,37

(Nguồn:Số liệu thống kê huyện Phong Điền, 2012)

Trồng trọt:

Phong Điền là huyện nông nghiệp với thế mạnh là cây ăn quả. Diện tích

11,57% so với năm 2011. Tình hình cho thấy diện tích của Cam, qt, bưởi, xồi… giảm đáng kể qua các năm, thay vào đó sự gia tăng của các loại cây như Dâu Hạ Châu, Chôm Chôm, Chuối… Nguyên nhân của sự chuyển đổi này do trước đây cam là cây trồng chủ yếu ở huyện nhưng bị bệnh vàng lá gân xanh, những năm gần đây thời tiết ngập lụt ảnh hưởng lớn đến cây trồng, diện tích trồng cây ăn quả giảm đáng kể. Đặc biệt, năm 2011 nước lũ dâng cao hơn các năm trước, làm cho phần lớn diện

tích vườn cây ăn trái ở huyện Phong Điền bị ngập, trong đó có nhiều diện tích bị

ngập sâu và gây thiệt hại nặng nề cho nhà vườn. Tồn huyện có 4.652/5.458ha vườn

cây ăn trái bị ngập, trong đó có 2.321 ha bị ảnh hưởng (448 ha mức thiệt hại từ 70 -

100%, 913 ha thiệt hại từ 30 - 70% và 960 ha thiệt hại dưới 30%). Vì thế diện tích

cây ăn trái ở huyện có sự chuyển đổi mạnh, người dân tập trung trồng những cây chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiện thời tiết của địa phương.

Chăn nuôi:

Trong tổng đàn gia súc và gia cầm của huyện thì gia cầm là lồi chiếm đa số. Tổng đàn gia súc gia cầm năm 2005 đạt 103.088 con, năm 2010 đạt 187.900 con

(tăng 84.351 con so 2005); nguyên nhân tăng chủ yếu là tăng đàn gia cầm. Sở dĩ gia

cầm tăng là do dịch cúm trên gia cầm đã được kiểm sốt có hiệu quả, giúp nơng dân

yên tâm chăn nuôi và phát triển đàn gia cầm của mình. Bên cạnh đó, đây là lồi chủ

lực trong ngành chăn nuôi ở địa phương, do tiết kiệm chi phí thức ăn ( chủ yếu là lúa, ốc), tạo lợi nhuận cao. Loại gia súc chiếm chủ yếu của huyện là heo. Tuy nhiên, số lượng heo qua các năm lại giảm do bệnh lở mồm long móng trên gia súc. Ngồi heo chiếm đa số cịn có các loại gia súc khác như bò, trâu...

Thủy sản:

Thủy sản tuy chiếm một phần nhỏ trong tổng diện tích đất sử dụng trong nơng nghiệp nhưng diện tích và sản lượng của chúng đều tăng dần qua các năm. Chủ yếu là các loại tơm, cá. Diện tích ni trồng thủy sản tăng từ 315 ha năm 2010 lên

sản năm 2011 là 7.884 tấn, tăng 1.095 tấn, tương ứng với 16,13% so với 6.789 tấn

năm 2010. Hiện tại, diện tích và sản lượng tơm tuy ít so với tổng số các loại thủy sản

của huyện nhưng trong tương lai huyện sẽ mở rộng diện tích ni trồng để áp dụng mơ hình ni tơm càng xanh trên ruộng. Mơ hình này rất phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp của huyện và hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao.

3.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TRỒNG CÂY DÂU HẠ CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN PHONG ĐIỀN

3.2.1. Sơ lược về nguồn gốc và đặc điểm Dâu Hạ Châu: 3.2.1.1. Nguồn gốc Dâu Hạ Châu: 3.2.1.1. Nguồn gốc Dâu Hạ Châu:

Giống dâu Hạ Châu có mặt trên đất Tây đơ từ hơn 50 năm nay. Theo một

vài tư liệu, người được xem là có cơng đầu để loại đặc sản này có mặt tại đây là gia đình ơng Lê Quang Dực, ngụ xã Nhơn Ái (nay là thị trấn Phong Điền). Chuyện kể

rằng vào những năm 1960, ông Lê Quang Dực phát hiện giống cây này ở miệt Cà Mau, ông mua về 200 nhánh dâu được thương lái ươm bằng hạt, về Cần Thơ các

nhánh cây đó chết dần chỉ cịn lại khoảng 10 nhánh. Tiếc của, ơng cùng gia đình

nghĩ ra cách ươm cây bằng biện pháp chiết ghép và rất thành công. Người kế tục

phát triển cây dâu Hạ Châu này là ông Lê Quang Minh (Ba Minh - con Ông Dực) ở

ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, ông đã tuyển lựa và kiểm soát được

giống dâu bằng cách ghép cành để tạo ra một giống mới có nhiều ưu điểm. Ơng cịn mày mị tra cứu sách kỹ thuật ghép cây của Pháp và đã tìm ra được cách ghép đọt dâu đực lên thân dâu cái. Nhờ kỹ thuật ghép đọt thành công, vị ngọt của trái dâu tăng lên rất nhiều. Ban đầu vừa Dâu Hạ Châu mới bán ra thị trường được mọi người

gọi là Dâu Bịn bon vì trong nó giống như trái bòn bon, nhưng khi đã nổi tiếng thì Ơng Ba Minh bèn đặt tên cho giống dâu mới này là dâu Hạ Châu (có nghĩa là miền dưới).

Người dân Phong Điền rất tự hào về dâu Hạ Châu, xem đó là đặc sản độc đáo khơng đâu có được. Điều này cũng có lý, vì chỉ với đất đai thổ nhưỡng ở Phong Điền, cây dâu Hạ Châu mới cho trái ngọt lủng lỉu khắp cành nhánh. Ngoài ra, Dâu Hạ Châu là loại cây thích ứng với điều kiện thời tiết ngập lũ, có khả năng chịu nước

và ưa bóng râm.

3.2.1.2. Đặc điểm Dâu Hạ Châu:

Mỗi năm Dâu Hạ Châu cho trái 1 vụ duy nhất vào tháng 8 âm lịch kéo dài

đến cuối tháng 9 âm lịch, tuy nhiên tùy kỹ thuật trồng của người dân mà cây sẽ cho trái vào đầu vụ, giữa vụ hay cuối vụ. Dâu Hạ Châu khác với các loại Dâu khác ở chỗ

là: Dâu khác thì thời tiết lạnh mới ra hoa, Dâu Hạ Châu thì khơng bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết này, từ thời điểm ra hoa đến lúc chín kéo dài khoảng 6 tháng đến 6 tháng rưỡi.

Đặc điểm phân biệt Dâu Hạ Châu với các loại Dâu khác là: Dâu Hạ Châu

có 2 hình thức trái: trái trịn và trái dài (trái trịn sẽ có hương vị ngọt ngon hơn trái dài). Khi còn nhỏ trái màu xanh, khi chín có màu trắng ngà và đài hoa vẫn cịn bám chặc, phần ruột trong suốt, còn non ruột sẽ đục. Chất lượng Dâu Hạ Châu nổi bật

hơn dâu khác ở chổ vị của nó ngọt thanh tức là: ngọt đậm và chua nhạt, vỏ mỏng, thơm, buồng trái dài, mỗi trái có từ 3 - 4 múi, một chùm trái sai có thể nặng hơn một

kg, trung bình từ 300 - 400 gam. Trong một dịp ghé thăm huyện Phong Điền, Giáo

sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân ăn thử trái dâu Hạ Châu và nói rằng: “Tôi đã đi nhiều nước, đã ăn nhiều loại dâu, nhưng chưa ở đâu có hương vị lạ lùng như dâu Hạ Châu Phong Điền”.

3.2.2. Bước cải tiến về kỹ thuật trồng Dâu Hạ Châu:

Chính là sự ghép cành của cây dâu đực trên một nhánh của cây dâu cái. Cách

Ghép cành dâu đực xen kẽ đều trong vườn, cách một đến hai cây ghép một

nhánh. Việc ghép nhánh bắt đầu khi trồng cây dâu được 2 – 3 năm tuổi, chọn một nhánh nhỏ cắt ngang, cách phần thân chính khoảng 10cm, khi nhánh được chọn cắt

ra đọt mới, chọn một hoặc hai đọt tốt để lại làm cành ghép, còn lại loại bỏ. Khi đọt

vừa già thì tiến hành ghép đọt dâu đực vào. Nhánh dâu đực được ghép trên thân cây

dâu cái sau này có nhiệu vụ thụ phấn cho cây dâu cái được ghép và các cây cái lân cận rất hiệu quả. Vườn dâu trái vẫn sai, phẩm chất trái vẫn ngon mà không cần trồng

cây dâu đực trong vườn.

3.2.3. Quy trình và kỹ thuật trồng dâu Hạ Châu.

Cây dâu Hạ Châu chịu đất ẩm, nên mô trồng không cần đắp cao và nhọn.

Đường kính mơ đủ rộng để giữ ẩm, mặt mô san bằng để dễ thấm nước.

Kích thước trồng:

Khoảng cách thích hợp nhất khi trồng là cây cách cây 5m, cây cách mép bờ ao từ 70 - 80 cm. Sau khi đã xác định được vị trí để trồng cây, trong trường hợp vườn có bờ cao thì khơng cần phải đắp mơ mà dùng cuốc xới vịng trịn đường kính khoảng 50cm, sâu 15 cm.

Đặt cây con:

Sau khi đã tháo bỏ bầu cây, đặt cây con vào đúng vị trí sao cho mặt bầu cây cao hơn mặt bờ từ 4 - 5 cm, lấp và ém đất xung quanh gốc. Sau đó, phủ lên mặt bầu

một lớp đất mỏng từ 1 - 2 cm, cắm cọc giữ cho cây ổn định để không bị gió làm lung lay dẫn đến đổ ngã.

Dùng cỏ khô phủ gốc cây mới trồng và tưới nước.

Phân bố cây đực đều trong khu vườn theo tỷ lệ 5% (cây thụ phấn nhờ gió và cơn trùng). Nếu ghép thêm được nhánh đực trên cây cái càng tốt.

Nước ngập lên xuống khơng làm chết cây dâu, nếu vườn có bờ sẽ dễ dàng điều

chỉnh lượng nước trong mương ao tốt hơn.

Che mát:

Cây dâu lúc nhỏ rất kỵ nắng, phát triển rất tốt trong điều kiện có bóng râm. Vì vậy, sau khi trồng cần phải che mát cho cây, có thể cắm tàu dừa che tạm thời. Để tạo bóng râm lâu dài, hãy trồng từ 2 - 3 bụi sắn cách gốc dâu khoảng từ 70 - 80 cm (có thể cắm sắn theo hướng mặt trời mọc và lặn). Khi thân cây sắn cao vừa tầm, bè ngọn để tạo nhánh che mát. Cây dâu vào độ 2 năm tuổi trở lên đã có thể có khả năng chịu

đựng được nắng.

Tưới nước:

Trong thời gian cây phát triển cần phải đảm bảo là tưới nước đủ trong 3 năm đầu thì cây mới chóng lớn, nếu tình trạng để thiếu nước cây sẽ bị cằn cỗi và có thể tệ

nhất là chết. Với cây dâu đã vào độ tuổi trưởng thành, có thể để tự nhiên mà khơng cần tưới nước.

Bón phân:

Nên bón phân cân đối, dùng NPK (16-16-8 hoặc 20-20-15).

- Năm thứ nhất: Bắt đầu từ sau khi trồng 10 ngày, ngâm tưới 10 g/cây (pha 1

thùng 50 g, tưới cho 5 cây), mỗi tháng một lần, các lần sau lượng phân tăng dần theo

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao khả năng kết nối thị trường qua chuỗi giá trị dâu hạ châu huyện phong điền (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)