Cơ sở khoa học

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao khả năng kết nối thị trường qua chuỗi giá trị dâu hạ châu huyện phong điền (Trang 27 - 29)

2.1 .PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.2. Cơ sở khoa học

2.1.2.1. Thực tiễn về kỹ thuật trồng cây ăn trái:

Hiện nay, sản xuất cây ăn quả đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

được chứng nhận bởi nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: VietGAP, GlobalGAP,

ASEANGAP, sản phẩm hữu cơ… sản phẩm cuối cùng đều đạt chất lượng cao, hàm

lượng các chất độc hại (tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, vi sinh vật gây

hại…) dưới ngưỡng cho phép.

IPM: IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp) là một hệ thống quản lý dịch hại mà

trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật

độ của các lồi gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Nguyên tắc cơ bản

trong IPM: Trồng và chăm cây khỏe, thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành

chuyên gia đồng ruộng, bảo vệ thiên địch, phòng trừ dịch hại.

Ba giảm ba tăng:

- Giảm lượng phân đạm

- Giảm lượng giống gieo trồng trên đơn vị diện tích

- Giảm thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh

- Tăng năng suất

- Tăng hiệu quả kinh tế

- Tăng chất lượng sản phẩm

Một phải năm giảm

- Giảm giống

- Giảm lượng phân đạm

- Giảm thất thoát trong và sau thu hoạch

- Giảm lượng nước tưới và số lần bơm tưới

- Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật

2.1.2.2. Thực tiễn ý nghĩa và tầm quan trọng phát triển cây dâu Hạ châu trong nền kinh tế.

Dâu Hạ Châu không những được người dân Việt Nam ưa thích mà cịn

được nhiều người nước ngồi ưa thích, đặc biệt là người dân Campuchia. Dâu Hạ Châu đã có thương hiệu từ năm 2006, tính tới nay thì được rất nhiều người biết đến.

Nhắc tới dâu, người ta lại nghĩ ngay tới huyện Phong Điền, có lẽ trời cho vùng đất này thích hợp trồng dâu, nên huyện tập trung một diện tích rất lớn trồng dâu Hạ Châu, thậm chí có nhiều hộ gia đình, nguồn thu từ dâu là nguồn thu nhập chính. Khơng những vậy nó cịn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số người dân trong huyện.

Dâu Hạ Châu thuộc loại cây đơn tính, cây đực và cây cái riêng biệt.

Phương pháp mới trồng dâu Hạ Châu đang được áp dụng nhiều hiện nay: (Lê Văn

Bảy, bước cải tiến về kỹ thuật trồng Dâu Hạ Châu của ơng chính là sự ghép cành

dâu đực trên một nhánh của cây dâu cái). Cách làm như sau:

Ghép cành dâu đực xen kẽ đều trong vườn, cách 1- 2 cây ghép một nhánh.

Việc ghép nhánh bắt đầu khi cây dâu sau khi trồng được 2 – 3 năm, chọn một nhánh nhỏ cắt ngang, cách phần thân chính khoảng 10cm, khi nhánh được chọn cắt ra đọt mới, chọn một hoặc hai đọt tốt để lại làm cành ghép, còn lại loại bỏ. Khi đọt vừa già thì tiến hành ghép đọt dâu đực vào. Nhánh dâu đực được ghép trên thân cây dâu cái sau này có nhiệu vụ thụ phấn cho cây dâu cái được ghép và các cây cái lân cận rất

hiệu quả. Vườn dâu trái vẫn sai, phẩm chất trái vẫn ngon mà không cần trồng cây

dâu đực trong vườn.

Cách để giúp nhà vườn phân biệt được cây dâu đực, cây dâu cái như sau:

- Cây dâu đực nách lá thưa, lá hơi thon và dài, hoa và đài hoa nhỏ hơn hoa cái. Khi hoa nở, bên trong hoa có các nhị mang phấn màu vàng nhạt, tỏa mùi thơm.

- Cây dâu cái nách lá hơi dầy hơn cây cái, lá hơi bầu, hoa lớn hơn, đài hoa dầy và to hơn hoa đực. Khi hoa nở, bên trong hoa có nỗn và vịi nỗn dài khoảng

2mm đến 3mm.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao khả năng kết nối thị trường qua chuỗi giá trị dâu hạ châu huyện phong điền (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)