Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình ảo và xây dựng các bài thực hành thí nghiệm hóa học chương trình trung học phổ thông – ban cơ bản (Trang 51 - 52)

BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 : PHẢN ỨNG OXI HĨ A– KHỬ

5. CÂU HỎI THẢO LUẬN

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

2.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ

Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ của các chất tham gia phản ứng được xác định bằng định luật tác dụng khối lượng, như sau: tại một nhiệt độ khơng đổi, tốc độ phản ứng luơn tỷ lệ thuận với tích số nồng độ của các chất phản ứng ở bất cứ thời điểm nào.

Nếu như nồng độ các chất tham gia phản ứng càng lớn, thì sự va chạm càng lớn và sự va chạm cĩ hiệu quả giữa các phần tử tham gia phản ứng cũng lớn. Như vậy vận tốc phản ứng càng lớn.

2.2.2. Ảnh hưởng của áp suất

Đối với phản ứng trong pha khí thì ảnh hưởng của áp suất lên tốc độ phản ứng tương tự như ảnh hưởng của nồng độ, bởi vì áp suất tỉ lệ với nồng độ. Ở nhiệt độ khơng đổi ta cĩ thể thay nồng độ bằng áp suất trong phương trình tốc độ và

2 1 .PAnPBn k

v .

Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng.

2.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Tốc độ của các phản ứng hĩa học khác nhau phụ thuộc vào nhiệt độ theo những cách thức và những mức độ khác nhau. Khi nhiệt độ phản ứng tăng thì tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các phân tử chất phản ứng tăng. Đa số phản ứng cĩ tốc độ tăng khi tăng nhiệt độ. Những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi tăng nhiệt độ thêm 10 C thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần.

2.2.4. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc

Khi một chất rắn tác dụng với chất lỏng hay chất khí, kích thước của hạt chấ rắn cĩ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Hạt chất rắn càng bé, tổng bề mặt tiếp xúc với chất lỏng hay chất khí càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.

2.2.5. Ảnh hưởng của chất xúc tác

Xúc tác là hiện tượng làm thay đổi tốc độ của các phản ứng hĩa học được thực

hiện bởi một số chất, mà ở cuối quá trình các chất này vẫn cịn nguyên vẹn. Chất gây ra sự xúc tác được gọi là chất xúc tác.

Thơng thường thuật ngữ “chất xúc tác” được dùng để chỉ các chất làm tăng tốc độ phản ứng (thường được gọi là chất xúc tác dương). Các chất làm giảm tốc độ phản ứng (chất xúc tác âm) thường được gọi là chất ức chế.

3. DỤNG CỤ VÀ HĨA CHẤT 3.1. Dụng cụ

Ống nghiệm Muỗng lấy hĩa chất

Ống hút Kẹp sắt

Giá để ống nghiệm Đèn cồn

3.2. Hĩa chất

Dung dịch HCl 18% Dung dịch H2SO4 15%

Dung dịch HCl 6% Kẽm viên

4. THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình ảo và xây dựng các bài thực hành thí nghiệm hóa học chương trình trung học phổ thông – ban cơ bản (Trang 51 - 52)