Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban của Công ty Vosco

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính văn phòng tại công ty cổ phần vận tải biển việt nam (vosco) (Trang 56 - 71)

3 .Phương pháp nghiên cứu

8. Kết cấu đề tài

2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban của Công ty Vosco

* Mục tiêu hoạt động

Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam được thành lập để huy động có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh các dịch vụ hàng hải và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa hợp pháo: tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động; tăng cổ tức cho các cổ đơng; đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển Cơng ty ngày càng lớn mạnh.

* Ngành nghề kinh doanh

- Kinh doanh vận tải biển: hàng khô, hàng container, dầu thơ, dầu sản phẩm, khí gas, hóa chất, vận tải đa phương thức.

- Dịch vụ bốc, dỡ hàng hóa tại cảng biển, khai thác kho, bãi và dịch vụ giao nhận, kho vận.

- Kinh doanh tài chính và kinh doanh bất động sản.

-Dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ môi giới hàng hải. - Dịch vụ cung ứng thuyền viên, dịch vụ sửa chữa tàu biển, sửa chữa container.

- Đại lý phụ tùng, thiết bị chuyên ngành hàng hải, đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.

- Đại lý vé máy bay.

- Dịch vụ cung ứng và xuất khẩu lao động, đào tạo và huấn luyện thuyền viên.

- Dịch vụ vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng.

2.2Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phịng ban của Cơng ty Vosco Vosco

Cty Cổ phần Vận tải biển Việt nam được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH đã được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cơng ty và các văn bản khác có liên quan.

a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam gồm có: - Tổng Giám đốc: 01 người.

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khai thác. - Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật. - Phó Tổng Giám đốc phụ trách chung. - Phó Tổng giám đốc phía Nam.

* Tổng giám đốc

Chức năng nhiệm vụ: Điều hành chung.

Tổng giám đốc do Chủ tich Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng công ty Hàng hải Việt nam. Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân và tổ chức điều hành trong mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hồi đồng quản trị, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và pháp luật về điều hành cơng ty.

* Phó Tổng Giám đốc phụ trách khai thác

Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý và điều hành sản xuất khai thác kinh doanh, nghiên cứu thị trường, điều phối nắm bắt nguồn hàng, xây dựng phương án kinh doanh, đề xuất với Tổng giám đốc cơng ty kí kết các hợp đồng vận tải hàng hóa và các phương án cải tiến tổ chức sản xuất trong công ty, theo từng hoạt động của đội tàu.

* Phó tổng giám đốc kĩ thuật

Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý điều hành công việc kĩ thuật, vật tư, sửa chữa, công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học sáng kiến, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động liên quan khác, tiến hành theo từng hoạt động của đội tàu, đảm bảo các tàu hoạt động an tồn.

* Phó tổng giám đốc phía Nam

Chức năng nhiệm vụ: chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của các cho nhánh phía Nam.

Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam

(Nguồn:Phòng Kế Hoạch Đầu Tư)

b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

* Phòng Khai thác thương vụ

Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng Giám đốc quản lý khai thác đội tàu có hiệu quả nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc khai thác. Phịng có chức năng nhiệm vụ như sau:

- Tổ chức kinh doanh khai thác đội tàu hàng khô của công ty, chỉ đạo đôn đốc hệ thống đại lý trong và ngoài nước thực hiện kế hoạch sản xuất.

- Khai thác nguồn hàng, tham mưu ký kết hợp đồng vận tải và tổ chức thực hiện hợp đồng.

- Tổ chức đánh giá, phân tích hoạt động kinh tế của đội tàu hàng khô - Xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo thống kê sản lượng vận tải, doanh thu theo định kỳ, kế hoạch trung và dài hạn vê kinh doanh khai thác vận tải

- Điều hành toàn bộ hoạt động của các tàu theo hợp đồng, chỉ đạo lựa chọn quyết định phương án quản lý tàu.

- Điều hành toàn bộ hoạt động của các tàu theo hợp đồng, chỉ đạo lựa chọn quyết định phương án quản lý tàu.

- Điều động tàu theo kế hoạch sản xuất và hợp đồng vận tải đã ký kết. Đề xuất phương an thưởng giải phóng tàu nhanh, thưởng các tàu, các đơn vị kinh có đóng góp hợp tác, hỗ trợ tàu hoặc cơng ty có hiệu quả.

* Phịng Vận tải dầu khí

Là phịng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc quản lý khai thác đội tàu dầu kinh doanh có hiệu quả nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc khai thác.Phịng có nhiệm vụ chủ yếu đàm phán, kí kết các hợp đồng vận tài của tàu dầu, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động của tàu dầu.

* Phòng Vận tải Container

Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu container kinh doanh có hiệu quả cao nhất, chịu sự chỉ đạo trực

tiếp của Phó tổng giám đốc khai thác.Phịng có nhiệm vụ chủ yếu là đàm phán, kí kết các hợp đồng vận tải của tàu container, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động của tàu container.

* Phòng Kỹ thuật

Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý kỹ thuật của đội tàu, quản lý kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn qua trình quy phạm về kỹ thuật bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa tiêu hao vật lý phụ tùng phục vụ cho khai thác kinh doanh vận tải hoạt động có hiệu quả. Phịng chịu sự quản lý trực tiếp của Phó tổng giám đốc kỹ thuật.

Tham gia vào các chương trình kế hoạch đào tạo lại, nâng cao trình độ kỹ thuật kỹ sư lái tàu về quản lý khai thác kỹ thuật, tham gia giám định sáng kiến nghiên cứu khoa học, tiết kiệm trong phạm vi quản lý nghiệp vụ của phịng và cơng tác kĩ thuật khác Tổng giám đốc giao.

* Phòng Vật tư

Quản lý kỹ thuật vật tư, kế hoạch sửa chữa tàu, xây dựng các chỉ tiêu định mức kĩ thuật bảo quản vật tư nhiên liệu.

Nắm bắt nhu cầu sử dụng vật tư phụ tùng của các tàu để xây dựng định mức và cung cấp kịp thời cho hoạt động vận tải và các hoạt động khác.

Triển khai về mua bán và cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế cho đội tàu.Xây dựng, điều chỉnh các nội quy, quy chế về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và tiêu chuẩn quản lý, sử dựng máy móc, trang thiết bị trên tàu.

Quản lý về chất lượng, tính năng về kĩ thuật của trang thiết bị máy móc trên tàu. Theo dõi, hướng dẫn hoạt động khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc theo đúng quy trình quy phạm tiêu chuẩn kĩ thuật.

* Phịng Tài chính Kế tốn

Là phịng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý hoạt động tài chính, hạch toán kinh tế và hạch toán kế tốn trong tồn cơng ty,

quản lý kiểm soát các thủ tục thanh toán, đề xuất các biện pháp giúp cho công ty thực hiện các chỉ tiêu tài chính. Phịng có nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tổng hợp các số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn vốn đảm bảo quyền chủ động trong kinh doanh và tự chủ về tài chính. Phân tích đánh giá hoạt động tài chính trong khai thác đội tàu để tìm ra biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Đề nghị các biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời những sai lệch trong hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính, có quyền tham gia tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán tài chính trong phạm vi cơng ty.

* Trung tâm huấn luyện thuyền viên và trung tâm cung ứng thuyền viên

Là trung tâm chức năng chịu trách nhiệm quản lý ký kết với thuyền viên về tất cả các mặt đời sống của thuyền viên, chịu trách nhiệm bổ sung thuyền viên cho đội tàu. Thương xuyên có lớp đào tạo và đào tạo lại tay nghề, nâng cao trình độ cho đội ngũ thuyền viên, sẵn sàng thuyền viên dự trữ để bổ sung và thay thế thuyền viên cho các tàu bất ḱ khi nào. Cung ưng thuyền viên cho các tàu nước ngoài (đi đánh thuê).

* Phòng Hàng hải

Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác pháp chế, an toàn hàng hải của tàu, theo dõi về các vấn đề pháp lý của cơng ty. Phịng có nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Quản lý hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế hàng hải. Tổ chức thanh tra việc thực hiện các quy định của công ty, luật pháp quốc tế và Việt nam trên tàu. Quản lý, hướng dẫn việc thực hiện về cơng tác an tồn hàng hải, an tồn lao động trong sản xuất và hoạt động khai thác vận tải trong tồn cơng ty.

- Thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm trong cơng ty.

- u cầu các phịng ban, các tàu, các đơn vị trong công ty cung cấp số liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến hoạt động khai thác kinh doanh vận tải, khai thác kĩ thuật khi cần cho nghiệp vụ của phịng.

- Có quyền đề nghị khen thưởng và kỉ luật các cá nhân, tập thể thể hiện an toàn hàng hải, an toàn lao động cũng như chấp hành các luật lệ, luật pháp quốc tế, Việt Nam và các quy chế cơng ty.

* Phịng Tổ chức Tiền lương

Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức lao động và tiền lương trong hoạt động khai thác kinh doanh của cơng ty. Phịng có chức năng chủ yếu sau:

- Tổng hợp cân đối kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải, kết quả sản xuất kinh doanh tồn cơng ty, theo dõi diễn biến thị trường, chính sách xã hội trong và ngồi nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tham mưu cho lãnh đạo để có biện pháp điều động phù hợp.

- Quản lý khai thác sử dụng lực lượng lao động của công ty, tổ chức tái đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

- Xây dựng các định mức lao động, lập kế hoạch về lao động tiền lương phù hợp.

* Phịng Hành chính

Là phịng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc các cơng việc Hành chính như:

- Quản lý về văn thư lưu trữ, lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị văn phòng phầm.

- Quản lý và lập kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng trụ sở chính và các chi nhánh, trang thiết bị nội thất, thiết bị văn phịng, thiết bị thơng tin liên lạc.

- Quan hệ với các cơ quan chức năng trong địa phương để giúp cho hoạt sản xuất kinh doanh của công ty được thuận lợi.

* Ban Quản lý an toàn và chất lượng

Chịu trách nhiệm về hệ thống quản lý an toàn (ISM code) và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

2.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco) hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 105598 do Sở kế hoạch đầu tư Hải Phòng cấp, đăng ký lần đầu ngày 05/03/1993 và đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 15/3/2002 và có thay đổi sau khi cổ phần hóa. Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là:

1. Kinh doanh vận tải biển: Hàng khơ, hàng container, dầu thơ, dầu sản phẩm, khí gas, hóa chất.

2. Vận tải đa phương thức.

3. Dịch vụ bơc dỡ hàng hóa tại cảng biển, khai thác kho bãi và dịch vụ giao nhận, kho vận.

4. Kinh doanh tài chính và kinh doanh bất động sản. 5. Dịch vụ đại lý tàu biển.

6. Dịch vụ đại lý vận tải. 7. Dịch vụ môi giới hàng hải. 8. Dịch vụ cung ứng tàu biển.

9. Dịch vụ sửa chữa tàu biển, sửa chữa container. 10. Đại lý phụ tùng, thiết bị chuyên ngành hàng hải. 11. Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa.

12. Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa. 13. Đại lý bán vé máy bay.

14. Dịch vụ cung ứng và xuất khẩu lao động. 15. Kinh doanh cho thuê văn phòng.

16. Dịch vụ vui chơi, giải trí.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm vận tải đường biển và các dịch vụ hàng hải khác như: Đại lý tàu biển, đại lý vận tải đa phương thức, huấn luyện - đào tạo, cung ứng xuất khẩu thuyền viên, đại lý sơn, đại lý dầu nhờn và vòng bi, khai thác bãi container…. Tuy nhiên hoạt động chính của Cơng ty chiếm 90% tổng doanh thu.

* Tình hình kinh doanh theo từng lĩnh vực

a. Vận tải hàng khô

Vận tải hàng khô là sở trường của Công ty. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Công ty đã rất chú ý đầu tư và tích lũy kinh nghiệm cho lĩnh vực và đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, giúp Công ty phát triển nhanh, bên vững, trở thành doanh nghiệp vận tải biển lớn nhất cả nước. Cơng ty đã có mối quan hệ tốt và là bạn hàng truyền thống của chủ hàng lớn như gạo, than, nông sản, xi măng, clinker, phân bón, vật tư sắt thép xuất nhập khẩu của Việt Nam và thế giới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi….

* Đội tàu hàng khơ chia làm ba nhóm chính:

Nhóm tàu cỡ nhỏ từ 4.500 DWT đến 7.300 DWT là những tàu có khả năng quay vịng nhanh, vào được các cảng có độ sâu hạn chế, chuyên hoạt động tuyến Đơng Nam Á, Đơng Bắc Á.

Nhóm tàu cỡ vừa từ 10.000 DWT đến 17.000 DWT là những tàu có tầm hoạt động khơng hạn chế, rất năng động có thể đi tuyến gần và cả tuyến xa, linh hoạt theo cơ hội của thị trường. Nhóm tàu này của cơng ty hiện đang hoạt động chủ yếu ở thị trường Trung Đông, Châu Á với các mặt hàng như gạo bao, đường, nông sản phẩm, sắt thép, xi măng, clinker, phân bón… Nguồn hàng vận tải rất dồi dào, ln có hàng hai chiều, tránh được hiện tượng chạy rỗng như các tàu lớn.

Nhóm tàu cỡ lớn từ 18.000 DWT đến 52.000 DWT là những tàu có trọng tải lớn, thế hệ mới, chạy tuyến xa, có doanh thu cao, chuyên chở các loại nông sản thực phẩm, quặng, sắt thép, nguyên vật liệu…hoạt động tuyến Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Châu Úc và các khu vực khác.

Thị trường cước vận tải biển hàng khô từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2010 bị ảnh hưởng giảm sút do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu. Trước tình hình có nhiều hãng tàu trên thế giới rơi vào khủng hoảng, phải neo tàu, thậm chí bán tàu những công ty đã phát huy được kinh

nghiệm của nhiểu năm kinh doanh trong lĩnh vực này nên đội tàu hàng khô của Công ty vẫn hoạt động đều kể cả những thời điểm khó khăn nhất.

VOSCO đang khai thác đội tàu hàng khô và hàng rời chuyên dụng gồm 17 chiếc với trọng tải từ 6.500 DWT đến 56.472 DWT (Supramax). Đây là đội tàu cốt lõi của VOSCO bao gồm 4 tàu cỡ Supramax, 5 tàu Handysize... phần lớn được đóng ở các xưởng đóng tàu của Nhật Bản và hoạt động trên phạm vi toàn thế giới.

Nhằm tối ưu hóa năng lực vận chuyển và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, chiến lược đầu tư, phát triển, tái cơ cấu đỗi tàu hàng rời theo hướng đồng bộ hóa, hiện đại hóa và trẻ hóa, tăng kích cỡ và loại bỏ những tàu

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính văn phòng tại công ty cổ phần vận tải biển việt nam (vosco) (Trang 56 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)