6. Bố cục đề tài
4.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm
Muốn phát triển thị trƣờng MICE theo hƣớng bền vững thì sản phẩm du lịch phải luôn hấp dẫn, mới mẻ. Nhằm thu hút khách MICE chú ý đến công ty, thì công ty nên triển khai chƣơng trình xây dựng sản phẩm mới với những đặc điểm sau:
Tạo một bữa ăn khác biệt
Một bữa ăn đối với khách MICE không chỉ là đủ chất, đủ khẩu phần ăn, đủ sức tham gia các hoạt động mà còn thiết kế cho bữa ăn thật sáng tạo, độc đáo, thể hiện rõ sự đặc sắc trong phong cách ẩm thực của Việt Nam
- Có thể tổ chức bữa ăn theo kiểu gánh hàng rong theo hình thức tiệc
Buffet, các món ăn thay vì đƣợc đặt trên bàn ăn sẽ đƣợc đặt trong các gánh hàng. Bàn ăn có thể thiết kế bằng tre, dừa. Dụng cụ để ăn có thể đƣợc thay thế bằng đất thay vì bằng sứ sang trọng,…
- Tổ chức tiệc nƣớng ở bãi biển kết hợp với đốt lửa trại để khách có cơ
hội giao lƣu, kết bạn, vừa ăn uống vừa tham gia các trò chơi tập thể.
- Tổ chức ăn uống theo dạng “cooking show”, khách sẽ tự tay chế biến
món ăn Việt Nam dƣới sự hƣớng dẫn của đầu bếp và tự họ thƣởng thức món ăn mà họ chế biến.
- Tổ chức cho khách du thuyền trên sông Sài Gòn và ăn tối trên thuyền,
thƣởng thức âm nhạc cổ truyền nhƣ cải lƣơng, hò, …..
Tổ chức các dịch vụ về đêm
Hiện nay dịch vụ du lịch về đêm trong các tour tại Focus rất hạn chế.
Chỉ là chƣơng trình dẫn khách đi ăn tối tại các nhà hàng, quán bar chƣa có bất
cứ dịch vụ nào đặc sắc. Trong khi đó, thì thời gian đêm là khoảng thời gian mà
khách du lịch tiêu xài khá nhiều nhƣng họ lại không biết đi đâu và làm gì vào
ban đêm ngoài việc vào quán bar và nhà hàng. Trong khi đó, ở Việt Nam hầu
hết các quán bar và nhà hàng không kinh doanh quá 12 giờ đêm, điều này đã
làm ảnh hƣởng và hạn chế đến các hoạt động của khách. Đặc biệt là khách
MICE, họ rất muốn tìm hiểu cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng vào ban
đêm. Vì hiện nay chƣa có hãng lữ hành nào quan tâm phát triển chƣơng trình
du lịch về đêm do đó công ty nên xem xét, khảo sát để hình thành tour du lịch
ban đêm.
- -
Có thể tổ chức đi dạo và mua sắm
Tổ chức các hoạt động văn nghệ tại nơi lƣu trú của du khách thay vì
đƣa du khách đến nhà hát hay nhà văn hóa
-Tổ chức các hoạt động dân gian Việt Nam trong đó có sự tham gia
của khách.
Công ty cũng có thể áp dụng các mô hình nhƣ 4S (Sea, Sun, Sand,
Shop), 3S (Seightseeing, Sport, Shopping) hoặc 5H (Hospitality, Honesty,
chƣơng trình cho khách. Vậy nên việc hoàn thiện và cải tiến sản phẩm du lịch sẽ giúp cho công ty đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các đoàn khách MICE qua đó cũng giúp công ty có đƣợc lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác. 4.2.3. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực trong
doanh đóng vai trò quan trọng, là yếu tố tạo
nên chất lƣợng của dịch vụ du lịch, góp phần ảnh hƣởng đến sự thành công
của doanh nghiệp . Các dịch vụ du lịch từ hình thức đến cách phục vụ có chất
lƣợng tốt hay không đều phụ thuộc vào nhân tố con ngƣời. Vì vậy để có thể tổ
chức chuyên nghiệp công ty nên chú trọng vào việc thiết lập và đào tạo nguồn
nhân lực nhằm đảm bảo cho sự phát triển của công ty. Do đó, để giải quyết chính sách nguồn nhân lực, trƣớc mắt tôi có những đề xuất sau:
Đối với nhân viên trong công ty, công ty cần chú ý bồi dƣỡng nhân viên một cách hiệu quả thông qua các hoạt động khảo sát tuyến điểm, các cuộc trao đổi kinh nghiệm để xây dựng các chƣơng trình, tuyến điểm mới. Gửi nhân viên đi đào tạo tại những quốc gia nổi tiếng về lĩnh vực MICE nhƣ Singapore, Thái Lan, Malaysia,….để nhân viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, học hỏi trong quy cách phục vụ và tổ chức, các kỹ năng điều hành và quản lý sự kiện một cách chuyên nghiệp.
Tăng cƣờng công tác tổ chức, kiểm tra, đánh giá chất lƣợng của đội ngũ cán bộ tài xế và hƣớng dẫn viên. Tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất công việc của nhân viên điều hành, đặc biệt chú ý kiểm tra quy trình phục vụ khách tại điểm để có tìm hiểu những nguyên nhân làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ và có những biện pháp khắc phục cũng nhƣ xử lý và điều chỉnh kịp thời.
Quan tâm, tôn trọng và khuyến khích các đề xuất cá nhân, ý tƣởng độc đáo, sáng tạo, góp phần cống hiến cho sản phẩm cũng nhƣ quy trình làm việc của công ty đƣợc hoàn thiện. Đƣa ra các chính sách kích thích ngƣời lao động, nâng cao trình độ, chất lƣợng phục vụ thông qua hình thức khen thƣởng, thăng tiến trong công việc.
Đối với đội ngũ cộng tác viên, công ty cần tiếp tục duy trì mối quan hệ với các cộng tác viên. Họ có thể là giáo viên ngoại ngữ, sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ, du lịch, thông dịch viên….để đảm bảo đƣợc nguồn hƣớng dẫn viên ổn định và có chất lƣợng trong mùa cao điểm, đồng thời luôn tìm kiếm những hƣớng dẫn viên có khả năng sử dụng ngoại ngữ hiếm khi cần thiết. Bên cạnh tuyển dụng đội ngũ hƣớng dẫn viên có trình độ anh ngữ chuyên nghiệp, công ty cần xây dựng đội ngũ hƣớng dẫn viên đã từng là
những ngƣời từng sống và làm việc tại các quốc gia đó. Những ngƣời này không chỉ hiểu rõ về ngôn ngữ mà còn hiểu rõ phong cách, lối sống, sở thích, nhu cầu, tính cách, văn hóa do đó họ sẽ dễ dàng thích nghi với khách tại các quốc gia đó hơn.
Tóm lại, việc chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tốt, có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp doanh nghiệp tạo đƣợc danh tiếng tốt, có đƣợc uy tín và vị thế trong ngành.
4.2.4. Giải pháp về quảng bá
Nhằm nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến, thu hút nhiều khách du lịch MICE lựa chọn công ty thì hoạt động quảng bá xúc tiến là công cụ hữu hiệu mà các doanh nghiệp sử dụng để chuyển tải thông tin đến khách hàng nhằm thuyết phục họ mua sản phẩm của doanh nghiệp, truyền thông đến các đối tác du lịch biết về lợi ích của sản phẩm mình. Nhƣng nếu thực hiện việc quảng bá mà không có thông điệp rõ ràng để khẳng định đƣợc nét độc đáo trong sản phẩm của mình thì công ty rất dễ bị mờ nhạt, không để lại dấu ấn trong tâm thức của khách. Do đó, việc đầu tiên cần làm là Focus Travel nên xác định thông điệp mà công ty muốn đƣa đến khách hàng là gì? Nó nhƣ thế nào? Nó nổi bật và khác biệt so với những công ty khác ở điểm nào? Có đƣợc những điều này rồi, thì bƣớc tiếp theo công ty mới thực hiện tiến hành quảng bá, xúc tiến nhƣ các đề xuất sau:
Thứ nhất, công ty có thể thuê các công ty tƣ vấn nƣớc ngoài để xúc tiến, quảng bá. Vì những chuyên gia nƣớc ngoài thƣờng chuyên nghiệp hơn trong các hoạt động quảng bá. Họ sẽ giúp doanh nghiệp đƣa những hình ảnh, thông tin độc đáo tới khách hàng và tất nhiên phƣơng thức này mang lại hiệu quả cao nhƣng chi phí khá cao, rất tốn kém.
Thứ hai, công ty có thể quảng cáo qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ các kênh truyền hình, tạp chí du lịch trong nƣớc và quốc tế, qua
internet, gửi thƣ đến các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm mới,…
Thứ ba, công ty quảng bá thông qua các hội chợ du lịch, lễ hội, sự kiện trong và ngoài nƣớc để quảng bá sản phẩm công ty. Đây là cơ hội quý báu, doanh nghiệp có thể tận dụng, ít tốn kém chi phí nhƣng hiệu quả cao. Vì khi tham gia các sự kiện này, khách tham gia sự kiện cũng chính là những khách hàng MICE tiềm năng. Và thông qua các hoạt động này, công ty có dịp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tìm hiểu sở thích của họ để có hƣớng khai thác đúng đắn.
Bên cạnh đó, công ty cũng cần xác định đội ngũ nhân viên và khách hàng đã sử dụng dịch vụ của công ty cũng là lực lƣợng đóng góp rất lớn vào công tác tuyên truyền quảng cáo cho công ty. Những lời bình luận, đánh giá tốt của khách hàng về dịch vụ chính là phƣơng tiện quảng cáo thuyết phục nhất trong việc thu hút khách cũng nhƣ nâng cao uy tín và tạo dựng thƣơng hiệu của công ty. Vì vậy, kênh quảng bá “truyền miệng” nên đƣợc coi trọng và làm cho nó trở nên hữu ích bằng cách nâng cao chất lƣợng dịch vụ và phục vụ khách hàng tốt hơn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Để thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch MICE tại Focus Travel và đƣa Focus Travel trở thành thƣơng hiệu mới trong ngành thì cần phải đặt mục tiêu, định hƣớng chiến lƣợc phát triển ngay từ bây giờ. Ở chƣơng 4 này đã đƣa ra những mục tiêu, định hƣớng cũng nhƣ những giải pháp nhằm phát triển du lịch MICE tại công ty. Kết hợp với việc phân tích cơ hội sẵn có tại Việt Nam và điểm mạnh của công ty ở chƣơng 3 cùng với việc phân tích các nguồn lực của công ty dựa vào cơ sở lý luận, tôi đã đƣa ra những giải pháp nhằm phát triển loại sản phẩm du lịch mới hƣớng đến đối tƣợng khách hàng mới- MICE theo hƣớng phát triển bền vững trong thời gian sắp tới. Nhìn chung, các giải pháp này đòi hỏi sự vào cuộc của công ty trong việc nghiên cứu và vận dụng tính khả thi để góp phần phát triển chính sách sản phẩm mới tại Focus Travel. Dƣới đây là 4 giải pháp:
Giải pháp phát triển thị trƣờng Giải pháp phát triển sản phẩm
Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Giải pháp về quảng bá, xúc tiến
Những giải pháp mà tôi đƣa ra trên là căn cứ vào hoạt động khai thác MICE tại thành phố Hồ Chí Minh và vận dụng nó cho tình hình tại công ty. Tùy vào tình hình cụ thể và tùy vào chiến lƣợc kinh doanh riêng và mục tiêu của từng giai đoạn cùng với sự biến động của thị trƣờng mà doanh nghiệp có hƣớng điều chỉnh để áp dụng phù hợp với thực tế tại công ty.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Quá trình thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển loại hình du lịch MICE tại Focus Travel”, tôi đã nhận thấy loại hình du lịch MICE đang phát triển ngày càng mạnh và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay địa phƣơng nói chung mà nó còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp nói riêng. Thực tiễn đã cho thấy điều này, việc phát triển MICE đã đóng góp rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội kéo theo đó là sự nâng cấp môi trƣờng và cơ sở hạ tầng của các quốc gia nhƣ Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Thái Lan,….và tại Việt Nam thì loại hình này đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho các công ty bắt đầu lấn sang lĩnh vực mới mẻ này nhƣ Saigontourist, Vietravel, Fiditour,…
Trƣớc tình hình này, thì Focus Travel cũng đứng trƣớc khó khăn làm sao để xây dựng và phát triển loại hình sản phẩm mới này tại công ty. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lý luận cũng nhƣ đánh giá thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh và tại công ty Focus Travel để tìm ra các giải pháp cùng những bƣớc thực hiện là việc làm cần thiết.
Đề tài “ Giải pháp phát triển loại hình du lịch MICE tại Focus Travel” đƣợc nghiên cứu với mong muốn giúp công ty nhận thấy những cơ hội và tiềm năng cùng những thế mạnh hiện có để làm tiền đề xây dựng chính sách phát triển sản phẩm du lịch mới. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy đƣợc những kết quả sau:
Đề tài đã phân tích và đánh giá hoạt động khai thác MICE tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây và lấy đó làm cơ sở cùng với việc kết hợp tình hình thực tế tại công ty để chứng minh rằng việc phát triển loại hình du lịch MICE tại Focus Travel là đúng đắn.
Đề tài đã giải quyết đƣợc mục tiêu đề ra ban đầu đó là đƣa ra thực trạng, lý giải và đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lƣợc trong thời gian tới.
Tuy nhiên vì đây là loại hình khá mới mẻ đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng mặc dù thành phố là địa phƣơng đi tiên phong trong việc tổ chức thành công các sự kiện cùng những hội nghị, hội thảo. Việc đƣa ra các nhóm giải pháp cho Focus Travel thực hiện áp dụng tại công ty cũng đòi hỏi sự phụ thuộc vào cơ cấu và tình hình thực tế tại thành phố. Nhìn chung, tất cả các giải pháp mà tôi đƣa ra không chỉ đòi hỏi riêng Focus Travel bắt tay vào thực hiện mà còn mong muốn có đƣợc sự ủng hộ từ phía các cơ quan chức năng ban ngành. Nhƣ vậy, nếu đề tài đƣợc nghiên cứu một cách nghiêm túc, thì để cho các giải pháp có tính khả thi tôi có kiến nghị ở bƣớc nghiên cứu tiếp theo đó là tính toán chi phí cho việc nghiên cứu thị trƣờng và các hoạt động quảng bá, marketing của Focus Travel. Từ đó mà hạch toán ngân sách cho phù hợp, dự toán đƣợc số lƣợng khách đến với công ty và mức tăng trƣởng qua các năm.
Mặc dù đã dành nhiều thời gian và kiến thức của mình cho quá trình nghiên cứu đề tài, nhƣng do sự hạn chế về thời gian, nguồn thông tin, tƣ liệu cũng nhƣ trình độ, năng lực bản thân, đề tài vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót nhất định. Nhƣ một số vấn đề nêu ra trong đề tài vẫn còn mang tính khái quát, chƣa có sự phân tích, đánh giá kỹ lƣỡng. Vì vây, tôi mong nhận đƣợc sự đóng góp từ phía lãnh đạo công ty cùng các giảng viên, thầy cô trong khóa luận để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. John Swarbrooke, Susan Horner. Business Travel and Tourism. Publisher: Butterworth- Heinemann/2001.
2. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh & TS. Nguyễn Đình Hòa chủ biên. Giáo trình Marketing Du Lịch. NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
3. An Thị Thanh Nhàn & Lục Thị Thu Hƣờng. Quản trị Xúc tiến Thƣơng mại trong xây dựng và phát triển thƣơng hiệu.
4. PGS.TS Ngô Kim Thanh chủ biên. Giáo trình Quản trị Chiến lƣợc. NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
5. TS. Nguyễn Văn Mạnh & TS. Phạm Hồng Chƣơng. Quản trị Kinh doanh Lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội, 2006.
6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. www.vtr.org.vn www.vneconomy.vn www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn www.nif.mof.gov.vn www.meetingvietnam.com www.tongcucthongke.gov.vn www.tapchidulich.vn www.baodientu.chinhphu.vn www.vietnamnet.com www.tuoitretour.com www.tailieu.vn www.sinhviendulich.com www.vietnamtourism.org.vn 91