6. Kết cấu của luận văn:
3.1. Tổng quan về Bệnh viện Phú Yên
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên được thành lập theo Văn bản số 06/YT ngày 15/07/1989 của Giám đốc Sở y tế Phú Yên Về việc đổi tên Bệnh viện tỉnh Phú Yên( Trước đây là Bệnh viện Bắc Phú Khánh). Bệnh viện là cơ sở y tế được tổ chức có các chuyên khoa, có phòng mổ, có các phương tiện phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh, có đội ngũ cán bộ y tế gồm các bác sĩ, y sĩ, y tá…Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú
Yên là một bệnh viện công lập được xếp hạng II theo quy định của Bộ Y tế, có nhiệm vụ khám và điều trị bệnh, CSSK cho nhân dân trong tỉnh và những khu vực lân cận.
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa Phú Yên
Bệnh viện có 07 chức năng và nhiệm vụ chính: Khám bệnh, chữa bệnh; Đào tạo cán bộ; Nghiên cứu khoa học; Chỉ đạo tuyến; Phòng bệnh; Hợp tác quốc tế và Quản lý kinh tế trong bệnh viện[3].
(1) Cấp cứu – khám bệnh – Chữa bệnh:
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện tuyến dưới chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.
- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước. - Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật của các Bệnh viện tỉnh và thành phố ở tuyến dưới gửi đến.
- Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố, trung ương hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
(2) Đào tạo cán bộ y tế:
- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học, sau đại học và trung học.
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.
(3) Nghiên cứu khoa học về y học:
- Tổ chức nghiên cứu, hợp tác các đề tài y học ở cấp nhà nước, cấp bộ, hoặc cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
- Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
- Kết hợp với bệnh viện bạn và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
(4) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:
- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng I, II, III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn.
- Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn các tỉnh, thành phố và các ngành.
(5) Phòng bệnh:
- Phối hợp với các Bệnh viện tuyến dưới thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
(6) Hợp tác quốc tế:
- Hợp tác với các Bệnh viện, các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
(7) Quản lý kinh tế y tế:
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao Ngân sách nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, BHYT, đầu tư nước ngoài và của các tổ chức kinh tế khác.
- Để thực hiện những nhiệm vụ trên, Nhà nước khuyến khích các bệnh viện thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác y tế theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước (Chính phủ, 2006).
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Phú Yên
HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
- 05 Phòng chức năng gồm : Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng tổ chức hành chính, Phòng tài chính kế toán, Phòng điều dưỡng, phòng vật tư- thiết bị y tế.
- 17 khoa lâm sàng gồm : Khoa khám bệnh, khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa ngoại tổng quát, khoa ngoại chấn thương, khoa nội A, khoa nội B, khoa răng hàm mặt, khoa tai mũi họng, khoa mắt, khoa y học cổ truyền
Khoa dược
Khoa xét
nghiệm
Khoa chẩn
đoán hình ảnh
Khoa giải phẩu bệnh Khoa chống nhiễm khuẩn Khoa dinh dưỡng Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tài chính – kế toán Phòng Điều dưỡng Phòng Vật tư và thiết bị y tế Khoa Khám bệnh Khoa Hồi sức cấp cứu Khoa phẫu thuật gây mê hồi
sức
Khoa ngoại tổng quát Khoa ngoại chấn thương Khoa nội A
Khoa nội B
Khoa răng hàm mặt Khoa tai mũi họng Khoa mắt Khoa Y học cổ truyền PHCN Khoa phụ sản Khoa nhiễm Khoa nhi Khoa lao Khoa vật lý trị liệu
Khoa điều trị theo yêu cầu
CÁC KHOA CẬN LÂM SÀNG CÁC KHOA LÂM SÀNG CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG HỘI ĐỒNG TƯ VẤN Khoa học - kỹ thuật Thuốc và điều trị
Thi đua khen thưởng HỘI ĐỒNG TƯ VẤN
Chống nhiễm khuẩn
Chăm sóc người bệnh toàn diện
BAN GIÁM ĐỐC
PHCN, khoa phụ sản, khoa nhiễm, khoa nhi, khoa lao, khoa vật lý trị liệu, khoa điều trị theo yêu cầu.
- 06 khoa cận lâm sàng : Khoa dược, khoa xét nghiệm, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa giải phẩu bệnh, khoa chống nhiễm khuẩn, khoa dinh dưỡng.
Giống như tất cả các bệnh viện khác trong cả nước, Bệnh viện Đa khoa Phú yên cũng thực hiện đầy đủ 07 chức năng và nhiệm vụ chính: Khám bệnh, chữa bệnh; Đào tạo cán bộ; Nghiên cứu khoa học; Chỉ đạo tuyến; Phòng bệnh; Hợp tác quốc tế và Quản lý kinh tế trong bệnh viện như đã nêu ở trên (Bộ Y tế, 2007).
3.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Bệnh viện
a) Đặc điểm ngành nghề hoạt động
Ngành y tế là một ngành phục vụ các nhu cầu có tính chất phúc lợi xã hội. Về bản chất, hoạt động cung cấp dịch vụ của ngành y tế nói chung, trong đó đặc biệt là các cơ sở y tế công, không vì mục đích kiếm lợi nhuận. Các nguồn tài chính để đầu tư và chi vận hành cho hoạt động y tế luôn được Nhà nước bảo đảm cơ bản từ ngân sách Chính phủ, nguồn bổ sung cho chi phí thường xuyên được khai thác chủ yếu từ quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), viện phí và các nguồn khác (viện trợ, từ thiện…). Tùy theo đặc thù kinh tế xã hội của từng quốc gia mà các nguồn tài chính y tế của nước đó và có những hình thức và phương pháp phân phối, quản lý việc sử dụng nguồn lực tài chính khác nhau. Thậm chí, ngay cả trong một quốc gia thì việc áp dụng các phương thức cung cấp tài chính cũng khác nhau bởi tính đặc thù của mỗi địa phương[5].
b) Yếu tố chính trị pháp luật
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2009. Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nói chung và khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế nói riêng, tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế trong việc nâng
cao chất lượng khám, chữa bệnh, nâng cao y đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ Y tế xây dựng Chương trình hành động nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh có Bảo hiểm y tế đồng thời tạo niềm tin để người dân tích cực tham gia tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân[5].
Ngày 25 tháng 4 năm 2006, Chính Phủ ban hành Nghị định số: 43/2006/NĐ- CP về việc Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập với mục tiêu: Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn. Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Thực hiện Chỉ thị số: 06/2007/CT-BYT, ngày 07/12/2007 của Bộ Y tế Về việc Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân Trong những năm qua công tác khám bệnh, chữa bệnh đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Bệnh viện được củng cố, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh từng bước được nâng cao, triển khai áp dụng những kỹ thuật y học tiên tiến, cấp cứu kịp thời những vụ tai nạn, dịch bệnh.
Thời gian qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, ngành Y tế đã có những bước phát triển không ngừng về mọi mặt. Nhiều lĩnh vực hoạt động y
tế công cộng đã trưởng thành nhanh chóng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
c) Yếu tố tài chính
Bệnh viện Phú Yên là một đơn vị sự nghiệp, hoạt động nhờ nguồn ngân sách nhà nước cấp, thu một phần viện phí, bảo hiểm y tế. Hàng năm, Bệnh viện lập dự toán ngân sách hoạt động, ký kết hợp đồng khám chữa bệnh với BHXH tỉnh, thực hiện theo Nghị định số : 43/2006/NĐ-CP, ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính Phủ về việc Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Bệnh viện đã phối hợp với các tổ chức Quốc tế tranh thủ sự viện trợ để phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân.
Bảng 3.1. Báo cáo hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện đa khoa Phú Yên
Phần thu
Mục Tên mục Năm 2010 Năm 2009
I Phần thu 97.364.521.866 95.145.903.914
Năm trước mang sang 4.305.352.794 1.983.657.698
Thu năm nay 93.059.169.072 93.192.246.216
1/ Tổng số kinh phí ngân sách nhà nước cấp
26.609.126.120 25.158.997.000
A Kinh phí thực hiện tự chủ 24.017.193.000 23.228.997.000
B Kinh phí không thực hiện tự chủ 2.591.933.120 1.930.000.000
2 Thu sự nghiệp (Thu một phần viện
phí )
65.427.095.452 63.118.784.427
Trong đó
Thu từ bệnh nhân 24.628.844.919 21.092.288.541
Ước thu từ BHYT 40.798.250.533 42.026.495.886
3 Thực hiện kinh phí KCB cho trẻ
em < 6 tuổi
0 3.995.072.889
Phần chi
Mục Tên mục Năm 2010 Năm 2009
I Thanh toán cá nhân 33.134.469.918 27.303.609.143
Tiền lương 14.775.528.178 12.492.052.839 Tiền công 1.335.271.470 835.478.781 Phụ cấp 8.074.151.067 7.316.945.032 Tiền thưởng 103.100.000 83.400.000 Phúc lợi tập thể 23.287.000 18.177.000 Các khoản đóng góp 3.482.746.788 2.556.437.591
Thanh toán khác cho cá nhân 5.340.385.415 4.001.117.900
II Nghiệp vụ chuyên môn 54.569.991.533 58.577.262.766
Dịch vụ công cộng 1.470.800.596 1.619.296.400
Vật tư văn phòng 145.750.189 132.479.496
Thông tin liên lạc 134.435.553 114.216.200
Hội nghị phí 45.324.000 9.850.000
Công tác phí 300.983.300 184.290.000
Chi phí thuê mướn 967.972.820 77.999.208
Chi cho nghiệp vụ chuyên môn 51.504.725.075 56.439.131.462
III Chi mua sắm sửa chữa 1.154.213.275 1.202.239.957
Chi sửa chữa lớn thường xuyên 1.116.203.275 741.676.319
Mua, đầu tư tài sản vô hình 0 0
Mua tài sản cố định 38.010.000 460.563.638
IV Các khoản chi khác 2.749.382.807 3.443.652.571
Chi phí khác 78.803.470 76.275.622
Chi nộp thuế cho nhà nước 115.150.000 107.016.000
Trích trước các loại quỹ để chi 2.555.429.337 3.260.360.949
Tổng cộng 91.608.057.533 90.526.764.437
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010 của Bệnh viện đa khoa Phú Yên
Từ bảng 3.1 ta thấy, Tổng thu năm 2010 tăng so với năm 2009 tăng 2.218.617.952 đồng, tương đương 102,3 %; chủ yếu thu từ bệnh nhân và thu từ BHYT. tổng chi năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.081.293.096 đồng, tương đương 101,2%. Chi cho
con người năm 2010 so với năm 2009 tăng 5.830.860.775 đồng; Tuy nhiên giá cả ngoài thị trường tăng liên tục nên đời sống một bộ phận CBVC vẫn còn khó khăn. Tình hình tài chính của đơn vị tốt, luôn thanh toán kịp thời các chế độ chính sách đối với CBVC. Biên chế luôn được giữ vững, đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng học tập, nâng cao trình độ, tích cực phát huy kiến thức nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn.
d) Yếu tố con người
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên có quy mô 500 giường bệnh nhưng tổng số NVYT toàn bệnh viện chỉ là 656 người (thiếu 24 nhân viên so với quy định, mặc dù bệnh viện đã có đến 155 NVYT hợp đồng).
Bảng 3.2. Nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên
STT Các chỉ số về nhân lực Theo TTLT
08/2007 * Biên chế hiện có
A. Thông tin chung
1 Số nhân viên y tế 700 676
2 Số giường bệnh 500 500
3 Tỷ số nhân viên y tế/giường bệnh 1,4 1,3
B. Thông tin cụ thể
Cơ cấu bộ phận
- Tỷ lệ (%) Nhân viên bộ phận lâm
sàng/Tổng số NVYT 60 - 65 64,0
- Tỷ lệ (%) Nhân viên bộ phận cận lâm
sàng/Tổng số NVYT 22 - 15 19,5
1
- Tỷ lệ (%) Nhân viên bộ phận quản lý,
hành chính/Tổng số NVYT 18 - 20 16,5
Cơ cấu chuyên môn
- Tỷ số Bác sĩ/chức danh chuyên môn y tế
khác (ĐD, NHS, KTV) 1/3 – 1/3,5 122/342 (1/2,8)
- Tỷ số Dược sĩ Đại học/Bác sĩ 1/1,5 – 1/8 02/122 (1/61)
2
- Tỷ số Dược sĩ Đại học/DS trung học 1/2 – 1/2,5 02/22 (1/11)
(*) Biên chế được tính theo định mức theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT- BYT-BNV, ngày 05 tháng 06 năm 2007 của liên Bộ Nội vụ và Bộ Y tế, về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.
Cơ cấu theo bộ phận cho thấy tỷ lệ nhân viên các bộ phận lâm sàng, cận lâm sàng và hành chính tương đối hợp lí theo quy định với các tỷ lệ lần lượt là: 64%: 19,5%: 16,5%.
Cơ cấu theo chuyên môn cho thấy tỷ lệ bác sĩ so với các chức danh chuyên môn khác (bao gồm điều dưỡng, NHS, KTV) tại bệnh viện hiện nay là khá thấp (1/2,8) so với quy định là 1/3 – 1/3,5. Điều đặc biệt là tỷ lệ dược sĩ/bác sĩ là 1/61 – quá thiếu so với quy định là từ 1/1,5 – 1/8. Tỷ lệ dược sĩ đại học/dược sĩ trung học chỉ là 1/11, còn thiếu nhiều so với qui định (tỷ lệ này là 1/2 – 1/2,5). Theo ý kiến của lãnh đạo Bệnh viện thì: “nếu nhìn về tỷ số thì không quá thiếu nhân lực nhưng do ở đây là thiếu cả BS và các chức danh y tế khác nên thực chất tỷ số này cần phải lưu ý” (Bác sĩ phòng tổ chức, nam, 43 tuổi).
3.3. Đánh giá tổng quan một số hoạt động quan trọng của Bệnh viên Đa khoa Phú Yên trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và sự hài lòng của