Chức năng, nhiệm vụ của công ty ty TNHH Nam Hải

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty TNHH nam hải (Trang 33 - 104)

2.1.2.1. Chc năng

• Công ty được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ. Trong quá trình phát trỉển, công ty phải không ngừng phấn đầu để mở rộng hoat động sản xuất kinh doanh thông qua việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cấp mở rộng cơ sở

kỹ thuật không ngừng nâng cao sức mạnh canh tranh trên thị trường.

• Sự hình thành của công ty là để tận dụng cơ hội mà thị trường về mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu mang lại cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.

2.1.2.2. Nhim v.

• Công ty phải đảm bảo sản xuất ngày càng phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tự bù đắp chi phí, bảo toàn và phát triển vốn, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà Nước trên cơ sở tận dụng triệt để năng lực sản xuất và tiềm năng hiện có,áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao.

• Căn cứ vào nhu cầu của thị trường công ty lên kế hoạch lao động và các khoản tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trình công ty xét duyệt và tổ chức thực hiện.

• Liên kết với các công ty trong và ngoài nước, tạo điều kiện đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất ổn định, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.

• Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tổ chức quản lý của cán bộ công nhân viên.

• Hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh của kế hoạch Nhà Nước, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và nhiệm vụđối với Nhà Nước.

• Quản lý và sử dụng tốt tài sản, vật tư, tiền, vốn theo đúng nguyên tắc, tiết kiệm nguyên vật liêu, giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí lưu thông, giảm nhẹ bộ máy gián tiếp, bố trí lực lượng lao động, nâng cao năng xuất lao động.

• Thi hành các chế độ hạch toán kế toán, không ngừng phát triển năng lực sản xuất. Xây dựng và quản lý định mức kinh tế kỹ thuật, tăng nhanh năng suất lao dộng, hạ giá thành sản phẩm, thực hiện tái sản xuất mở rộng với hiệu quả cao.

• Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên và vận dụng hợp lý nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện đúng các biên pháp khuyến khích vật chất tinh thần, khen thưởng kịp thời cho cán bộ công nhân viên theo chếđộ của Nhà Nước.

2.1.2.3. Nguyên tc hot động ca công ty

• Công ty hoạt động theo các quy định của luật doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện theo nguyên tắc hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

mình và đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng bảo toàn và phảt triển nguồn vốn của công ty.

• Giải quyết kịp thời và thỏa đáng mọi quan hệ lợi ích của nhà nước, công ty và người lao động. trong đó lợi ích của người lao động được coi là động lực trực tiếp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chếđộ

một thủ trưởng trong công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo phương hướng và mục tiêu đã định.

2.1.3.1. Cở cấu tổ chức quản lý:

Mô hình 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH Nam Hải

Giám đốc Bộ phận văn phòng Kế toán hoKạếch Bộ phận NVL Bộ phận sản xuất chính Bộ phận nghiệm thu Tổ trưởng Chạm- giả cổ Tổ trưởng Ráp Tổ trưởng Đóng gói Tổ trưởng Chà nhám Tổ trưởng May Tổ trưởng Máy Bộ phận phụ trợ Điện nước Bảo vệ Vệ sinh

Giám đốc: được hội đồng thành viên bổ nhiệm với các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

• Sử dụng, bảo tòan và phát triển vốn theo phương án được hội đồng thành viên phê duyệt và thông qua hội đồng thành viên.

• Thay mặt hội đồng thành viên ký kết hợp đồng kinh doanh, quản lý toàn bộ tài sản của công ty.

Giúp việc cho giám đốc gồm các bộ phận: Bộ phận văn phòng gồm 2 phòng ban:

• Phòng kế hoạch: Theo dõi tình hình sản xuất sản phẩm, nhập nguyên vật liệu để sản xuất và đề ra kế hoạch cho kỳ sản xuất sau. Tổ chức quản lý hợp đồng xuất nhập khẩu vật tư, trang thiết bị sản xuất, soạn thảo các hợp đồng kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cho giám

đốc.

• Phòng kế toán: có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, quá trình và kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỹ thuật, nộp thuế, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, các loại kinh phí.

Bộ phận sản xuất gồm các tổ trưởng được giám đốc phân công và ủy nhiệm quản lý, điều hành một số lĩnh vực của công ty trong lĩnh vực sản xuất.

2.1.3.2. T chc sn xut ca công ty. Mô hình 2.2 T chc sn xut Xẻ gỗ Mộc chạm Chà nhám Sấy gỗ Mộc Ráp Máy Phun sơn Đóng gói Nhập kho

Nguyên vật liệu sau khi nhập kho nguyên vật liệu được chuyển đến bộ

phận nguyên vật liệu, ở đây gỗđược xẻ và sấy khô đểđảm bảo không bị mối mọt và mốc. Sau đó gỗ đã qua xử lý được chuyển tới xưởng máy, tại đây theo thiết kế từ trước gỗ sẽ được cắt theo yêu cầu. Sau đó bán thành phẩm

được chạm khắc theo thiết kế và đưa tới tổ ráp để ráp các bộ phận với nhau. Sau đó sản phẩm thô được chà nhám để cho bề mặt sản phẩm nhẵn mịn. Sau khi được chà nhám sản phẩm được mang tới xưởng sơn để phun sơn, tùy theo chủng loại hàng hóa sản phẩm được phun sơn với màu giả cổ hay hiện

đại. Sản phẩm sau khi sơn được để phơi khô sơn trước khi đưa đến tổ đóng gói. Tại tổ đóng gói sản phẩm được bao lại và đóng thùng. Sau khi trải qua các công đoạn sản phẩm hoàn thiện được nhập kho chờ xuất xưởng.

Trong tất cả các quá trình trên sản phẩm đều được kiểm tra rất kỹ lưỡng bởi các QC của công ty và QC của đối tác.

2.2. Thc trng sn xut kinh doanh ca doanh nghip. 2.2.1. Môi trường kinh doanh ca doanh nghip 2.2.1. Môi trường kinh doanh ca doanh nghip

2.2.1.1. Môi trường vĩ mô a. Môi trường kinh tế. a. Môi trường kinh tế.

Ngành xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam phát triển nở rộ từ những năm đầu của thế kỷ 21 với một số dẫn chứng như sau:

Trong 3 năm liên tiếp từ 2001- 2003, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng xuất khẩu đỗ gỗ là 53%, 30% và 30,3%. Riêng tại thị

trường Mỹ, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đạt 155 triệu USD, tăng 155%. [20]

Việt Nam nằm trong số 25 nước đứng đầu trong danh sách nhập cảng gỗ

vào Hoa Kỳ. Năm 2003, tổng số hàng gỗ Việt Nam được nhập cảng vào Mỹ tăng 155%, đạt 155 triệu đô la. [20]

Thị trường chủ yếu của mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam là Mỹ, một số nước châu Âu và những năm gần đây là Nhật Bản.

Mặc dù Mỹ là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu đồ gỗ nhưng đến những năm đầu thế kỷ 20 Việt Nam vẫn có thể tham gia vào thị trường này và từng bước khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong những năm tiếp theo là do:

Vào những năm 2000, 2001 các nhà sản xuất gỗ gặp khó khăn do giá lao

động tăng và đồng thời tỷ giá đồng đô la cũng tăng làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng cao, để khắc phục tình trạng này nhiều công ty kinh doanh mặt hàng này tại Mỹ đã nhập khẩu từ các nước có giá thấp hơn trong đó có Việt Nam và Trung Quốc.

Năm 2003, mặt hàng xuất khẩu đồ gỗ của Trung Quốc bị đánh thuế bán phá giá, làm cho giá thành sản phẩm sau khi nhập vào Mỹ tăng lên. Trong khi đó thuế nhập khẩu đồ gỗ áp dụng với Việt Nam giảm mạnh (trung bình từ 50% - 55% xuống còn 0% - 3%); điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.[2]

Nhờ có hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ từ cuối năm 2001, Việt Nam đã thâm nhập thị trường Mỹ cũng được xếp vào danh sách 15 nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ

Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh. Năm 2007 đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện đang hưởng thuế

GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường EU so với Trung Quốc, Indonesia, Brazil, Malaysia..., do các nước này không

được hưởng GSP [3].

Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ Việt Nam vào EU trong thời gian qua có mức tăng trưởng trung bình 15%/năm, tập trung vào đồ gỗ nội thất và

đồ dùng ngoài trời. Trong năm 2006 đạt 501,9 triệu USD, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước

Mặc dù năm 2007 ngành xuất khẩu đồ gỗ vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng đến những quý đầu năm 2008 có phần trững lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mặc dù đến cuối năm 2008 kim ngạch xuất khẩu có tăng trở lại nhưng điều đó cũng không đem lại niềm tin cho các doanh nghiệp trong năm 2009. Những tháng đầu năm nay, hầu hết các doanh nghiệp đều làm ăn kém hiệu quả và thậm trí là thua lỗ.

Ngày 13/9/2008 Bộ Tài Chính áp thuế xuất khẩu 10% cho doanh nghiệp chế biến gỗ theo công văn số 11270/BTC-CST [Sở công thương Tỉnh Bình Dương], điều này càng gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ.

b. Môi trường chính tr xã hi trong nước.

Việt Nam hiện nay là một trong những nước có nền chính trị ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển đồng thời cũng tạo

điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hợp tác làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Bên cạnh chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, các chính sách ngoại giao với các nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiến hành hợp tác đầu tư và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

Năm 2007 sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung, ngành gỗ nói riêng có những điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Indonesia, Brazil, Malaysia...,

Trong những năm gần đây, thủ tục giấy tờ và hành lang pháp lý đang

được chính phủ quan tâm sửa đổi và ngày càng hoàn thiện nhằm hỗ trợ

cho doanh nghiệp thuận tiện trong xuất khẩu đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp.

Việc hình thành các hiệp hội về xuất khẩu đồ gỗ như Hội đồ gỗ & mỹ

nghệ T.p Hồ Chí Minh (HAWA) đã giúp cho các doanh nghiệp mau chóng thâm nhập thị trường cũng như đứng vững được trên thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, việc hiệp hội đứng ra tổ

chức các đợt hội trợ trưng bày sản phẩm đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giải quyết được khó khăn về thiếu đơn đặt trong năm 2009.

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước, khu công nghiệp và ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cũng có những chính sách hỗ trợ tạo

điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển: như chính sách về thuế, về lao động, vềđầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp phát triển,…

Vì doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, nên bên cạnh việc tuân thủ luật pháp trong nước còn phải tuân thủ luật pháp quốc tế như luật thuế, hải quan, và đặc biệt khi xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ cần tìm hiểu kỹ luật lệ của Hoa Kỳ về chống bán phá giá. Tuy mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam chưa bị kiện chống bán phá giá nhưng mặt hàng này của Trung Quốc đã bị kiện vì vậy công ty cũng phải tìm hiểu kỹ những quy định này để có hướng khắc phục.

Đối với hoạt động xúc tiến bán hàng chịu ảnh hưởng của các quy định pháp luật về xúc tiến bán hàng như: chi phí quảng cáo chỉ được nhỏ hơn hoặc bằng 10% tổng chi phí hợp lý của doanh nghiệp, quy định về các quy

định về quyền sở hữu trí tuệ, về nhãn hàng hóa [18], nghị định về quảng cáo [17], luật giao dịch điện tử [15]… những điều luật này công ty cần nắm chắc trong quá trình thực hiện các hoạt động quảng cáo của mình để đảm bảo không vi phạm

c. Môi trường kinh tế quc tế:

Hiện sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại khoảng 120 quốc gia, với thị trường chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật Bản [Sở công thương Tỉnh Bình Dương]...Do nhu cầu của thị trường Mỹ và Châu Âu đang giảm

do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng trên toàn cầu, khả năng duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu cao của ngành chế biến gỗ

của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2008 và cả năm 2009 bị ảnh hưởng lớn.

“Khoảng 95% doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn do đối tác hủy hoặc cắt giảm hợp đồng. Đa số khách chỉ đặt hàng bằng 30-60% so với các hợp đồng cũ” [Sở công thương Tỉnh Bình Dương]. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cho biết, do chi phí vốn quá cao, giá hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam cao hơn các nước khác, khó cạnh tranh để giành đơn hàng. Thậm chí đến nay, giá một số mặt hàng xuất khẩu gỗ Việt Nam còn

đắt hơn cả hàng gỗ sản xuất ngay tại Mỹ.

Xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn cụ thể: các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU có sự kiểm soát chất lượng, nguồn gỗ gỗ với các luật lệ mới được ban hành như: đạo luật LACEY của Mỹ, căn cứ vào đạo luật này, hành động lấy gỗ khai thác, sử dụng, vận chuyển, bán hoặc xuất khẩu không tuân thủ

quy định của luật pháp bất kỳ quốc gia nào được xem là vi phạm luật tại Hoa Kỳ. Hay ở EU sẽ thực hiện Hiệp định “Tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT). Theo Hiệp định này tất cả các chuyến hàng xuất khẩu vào thị trường này sẽ được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc [12].

d. Môi trường văn hóa:

Đối với mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ được người trong nghề gọi là “những tác phẩm nghệ thuật” nhưng nó cũng là những đồ dùng quen thuộc hàng ngày. Vì vậy khi sản xuất các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ và thiết kế các loại mặt hàng này nhà sản xuất cần chú ý rất nhiều đến thị hiếu và văn hóa của

khách hàng cuối cùng. Vì Việt Nam là một nước phương Đông các hàng hóa truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa Á Đông, nhưng khách hàng cuối của công ty xuất nhập khẩu là các nước phương tây (châu Âu, châu Mỹ) vì vậy sản phẩm phải được thiết kế phù hợp với văn hóa của nước nhập khẩu và cũng phải có nét đặc sắc Á Đông trên sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ.

e. Môi trường t nhiên

Nguyên liệu cho sản xuất chế biến gỗ chủ yếu có từ hai nguồn khai thác trong nước và nhập khẩu. Hiện nay, diện tích rừng toàn quốc là 12,61 triệu ha (độ che phủ rừng 37%), trong đó 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,33 triệu ha rừng trồng, được phân loại theo chức năng sử dụng thành ba loại rừng: rừng đặc dụng 1,93 triệu ha, rừng phòng hộ 6,2 triệu ha và rừng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty TNHH nam hải (Trang 33 - 104)