Tìm hiểu về hoạt động Promotion ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty TNHH nam hải (Trang 70 - 75)

Trong những năm gần đây, mặt hàng gỗ xuất khẩu luôn đứng trong top 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, hiện đang đứng thứ 2 trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo [8], chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, dày dép, thủy sản. Từ năm 2004 ngành gỗ xuất khẩu bứt phá ngoạn mục với tốc độ tăng trưởng kỉ lục đạt 88% so với năm 2003 và duy trì ở mức cao, năm 2005 là 35%, năm [Sài Gòn giải phóng 09/06/2007] 2006 là 24,5%và có mức tăng trưởng bình quân 50%/năm [30].

Hiện sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia [Sở công thương tỉnh Bình Dương], với thị trường chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật Bản ...Ngoài các thị trường trọng điểm các doanh nghiệp Việt Nam đang hướng tới các thị

trường như Trung Quốc, Nga, các nước Đông Âu, Trung Đông và các nước Nam Mỹ [24]. Riêng thị trường các nước Đông Âu những năm gần đây tăng 7%; Đông Âu vừa là truyền thống vừa không quá khó tính.

Biu đồ cơ cu th trường xut khu đồ gỗ 39% 26% 13% 22% Mỹ EU Nhật Bản Nước Khác

Đồ thị 3.1.Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các quốc gia từ năm 2006 - tháng 8/2008 [28] Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam những năm tới sẽ phát triển mạnh các mặt hàng sau đây [27]: o Đồ gỗ nội thất; o Đồ gỗ chế biến từ rừng trồng của Việt Nam; o Đồ gỗ kết hợp với các loại vật liệu khác (gỗ + mây; gỗ + kim loại; gỗ + da; gỗ + nhựa tổng hợp,…).

Theo nghiên cứu của TS. Vũ Huy Đại, Chủ nhiệm Khoa CBLS, Trường

Đại học Lâm nghiệp Hiện nay các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của nước ta bao gồm các nhóm hàng sau [23]:

o Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế, vườn, ghế băng, che nắng, ghế xích đu… làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa. Đây là nhóm hàng chủ

lực xuất khẩu hiện nay của nước ta hiện nay chiếm tỷ lệđến 90%

o Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn… làm hoàn toàn từ

gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải… Trong những năm gần đây nhóm hàng này đã có sự tăng trưởng về xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

o Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ… áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 30 triệu USD

o Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như các loại gỗ keo tai tượng, keo lai, keo lá tràm, gỗ bạch đàn…. Kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ năm 2005 đạt 150 triệu USD, trong đó: Thị trường Nhật bản 55.7%, Hàn Quốc 5.6%, Đài Loan 3.7% và Trung Quốc 35%

Các hoạt động xúc tiến thương mại chủ yếu của ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu là hoạt động tổ chức các hội trợ thương mại và hoạt động này đã có được nhiều hiệu quảđối với các doanh nghiệp.

Các hội trợ được tổ chức trong nước: Vifa tháng 3, Vietnam Expo tháng 3 và tháng 10

Hội trợ ở ngoài nước: hội chợ ở Sydney tháng 2, Singapore Expo IFFS tháng 3, hội chợ Nhật IFFT tháng 10….

Kết qu Vifa 2008: Hàng trăm hợp đồng được ký kết trị giá 150 triệu đôla

Kết qu Vifa 2009

Ông Nguyễn Bá Tuấn- đại diện Ban tổ chức cho biết, gần 100 hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng ghi nhớ

giữa các nhà sản xuất đồ gỗ trong nước với các nhà nhập khẩu nước ngoài được ký kết trong thời gian diễn ra VIFA 2009, với tổng trị giá khoảng 70 triệu USD [1]. Riêng trong hai ngày đầu có 54 hợp đồng và bản ghi nhớ được ký kết với tổng trị giá 30 triệu USD. Trong đó, nhiều doanh nghiệp ký được những hợp đồng giá trị lớn, như

Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành ký được bốn hợp đồng trị giá 1,1 triệu USD; Cty Mỹ Tài cũng ký những hợp đồng trị giá hàng triệu USD… VIFA 2009 thu hút trên 4.000 khách quốc tế, phần lớn đến từ các nước châu Âu, Mỹ, Úc.

Trong Vifa 2009 cũng đã giới thiệu cuốn VietNam Furniture Directory 2009, góp phần giới thiệu với khách hàng về các công ty và sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam trong 10 năm qua.

Tuy nhiên qua số liệu thống kê cũng cho thấy số lượng khách hàng tham dự

cũng như số lượng và chất lượng đơn hàng trong Vifa năm 2009 đã giảm so với năm 2008

Một hoạt động xúc tiến thương mại khác cũng khá phổ biến tại các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu đó là hoạt động chào hàng trực tiếp thông qua việc gặp gỡ trực tiếp với các công ty nước ngoài, tham gia hội chợ ở nước ngoài với tư cách là khách mời.

Bên cạnh những hoạt động trên các doanh nghiệp trong ngành hiện nay cũng đang trú trọng rất nhiều đến việc quảng bá giới thiệu sản phẩm của mình với đối tác nước ngoài thông qua các Webside và qua mail, điện thoại… Các

doanh nghiệp dần ý thức được sự quan trọng của hoạt động thương mại điện tử

trong thời đại kinh doanh mới hiện nay, bởi những tính năng ưu việt của nó như tự động hoá mọi quá trình hợp tác, kinh doanh để nâng cao hiệu quả, cải tiến trong quan hệ trong công ty với đồng nghiệp, với đối tác, bạn hàng, giảm chi phí kinh doanh tiếp thị, tăng năng lực phục vụ khách hàng, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, mởrộng phạm vi kinh doanh, rộng lớn và vươt qua biên giới quốc gia.

Các doanh nghiệp chế biễn đồ gỗ đã bắt đầu chú ý đến họat động này và tiên phong cho xu hướng mới trong sử dụng website trong việc quảng bá thương hiệu và kinh doanh buôn bán sản phẩm. Có thể kể đến một số doanh nghiệp đã tổ chức hết sức thành công những gian hàng trên mạng đó là: Trường Thanh, Hiệp Long, Hoang Nguyên, Nam Phương ….

Bên cạnh những website được đầu tư rất kỹ lưỡng về nội dung cũng như

hình thức còn một số website của doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu hiện nay tuy đã được đầu tư nhưng vẫn mang những nhược điểm của hầu hết các website của doanh nghiệp trong nước hiện nay như: khả năng tài chính hạn hẹp của các doanh nghiệp Việt Nam đã không cho phép đầu tư nhiều cho những công nghệ hiện đại cho các quảng cáo trên mạng cũng như việc cập nhật, thay

đổi các quảng cáo đó, bên cạnh đó, tốc độ và dung lượng đường truyền chậm cũng không cho phép triển khai các công nghệ quảng cáo phức tạp, thiết kếđơn giản, chưa đảm bảo yêu cầu bắt mắt các khách hàng, xây dựng chưa có hệ thống và khoa học khiến cho khách hàng khó khăn khi muốn biết thêm chi tiết hơn về

mặt hàng, nội dung nghèo nàn, chủ yếu là đưa ra địa chỉ liên hệ của công ty mà chưa đưa ra được mô tả chi tiết và thuyết phục về sản phẩm.…

3.2. Mt số đề xut đối vi hot động xúc tiến bán hàng ti Công ty trách nhim hu hn Nam Hi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty TNHH nam hải (Trang 70 - 75)