Đánh giá năng lực sản xuất và kinh doanh của Công ty trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 58 - 154)

6. Kết cấu của đề tài

3.1Đánh giá năng lực sản xuất và kinh doanh của Công ty trong thời gian qua

3.1.1 Khả năng cung ứng nguyên vật liệu

Để giữ vững thế cạnh tranh cũng như đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình không bị gián đoạn thì công ty luôn quan tâm mở rộng mạng lưới các nhân viên thu mua đến tại nơi có nguồn hàng ở các vùng sâu, vùng xa, các huyện bản làng trồng cà phê. Công ty trang bị đầy đủ các thiết bị vận chuyển đến tận các cơ sở thu mua để đảm bảo chất lượng của hạt cà phê khi chuyển về xưởng sản xuất. Hiện nay thì công ty Mê Trang có một công ty đặt tại thành phố Buôn Mê Thuột, có chức năng và nhiệm vụ thu mua nông sản trái cây, thu gom cà phê từ nông dân.

Ngoài ra, để hạn chế mức độ rủi ro về nguyên liệu thì công ty luôn kí trước hợp đồng thu mua với các hộ nông dân trồng cà phê với các điều khoản rõ ràng về thời hạn giao nhận, số lượng, chất lượng và giá cả… đồng thời luôn có những chính sách thưởng phạt hợp lý nhằm tạo sự ổn định trong vấn đề thu mua. Đặc biệt, với nguyên liệu sản xuất cà phê siêu sạch thì công ty Mê Trang đã phối hợp với viện nghiên cứu cây trồng tỉnh Đăk Lak xây dựng vùng nguyên liệu ở Hòa Thắng (Đăk Lăk) nhằm cung cấp nguyên liệu để sản xuất. Hiện nay, công ty Mê Trang đang đầu tư một nhà xưởng tại cụm công nghiệp Đắc Lộc (Nha Trang) để sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bảng 3.1: Bảng Thu mua cà phê nguyên liệu qua 3 năm 2008 – 2010

(ĐVT: Tấn) Năm Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu 2 2008 2 2009 2 2010 Số lượng % Số lượng %

Số nguyên liệu thu mua 9 0 1 260 1 764 360 40 504 40

Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của công ty và gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ thì số lượng nguyên liệu cà phê thu mua của cà phê tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng 40% so với năm 2008, năm 2010 tăng 40% so với năm 2009. Tình hình thu mua nguyên liệu tăng cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của công ty tăng, chứng tỏ năng lực sản xuất ngày càng tăng.

3.1.2. Năng lực về nguồn nhân lực

 Cơ cấu lao động của Công ty

Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển bền vững cũng như lâu dài của Công ty bởi nó là yếu tố cơ bản và trực tiếp tác động đến việc sản xuất kinh doanh và là nhân tố đóng vai trò sáng tạo.

Nhằm phát huy tính tự chủ và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, tạo bộ máy hoạt động năng động, trong những năm gần đây Công ty đã có những chính sách đào tạo, tuyển dụng, và có những chiến lược phát triển nguồn nhân lực, cụ thể là:

 Tuyển dụng: lao động có tay nghề qua đào tạo, có sự hiểu biết về sản xuất, chế biến và kinh doanh, năng lực công dân tốt. Công ty luôn chuẩn bị đội ngũ lao động kế thừa, dự bị lực lượng lao động chủ lực, các hình thức tuyển dụng được công ty áp dụng là: thông báo tuyển dụng qua mạng internet, đài phát thanh, truyền hình địa phương.

 Đào tạo và bồi dưỡng:

- Đối với lao động trực tiếp là nâng cao trình độ chuyên môn trong sản xuất, chế biến, kiểm tra, đánh giá hiệu quả, năng suất lao động và nâng bậc.

- Đối với lao động gián tiếp: nâng cao trình độ quản lý, chuyển giao kinh nghiệm từng bước nâng dần vai trò của từng cá nhân. Bên cạnh việc nâng cao chuyên sâu và đào tạo bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì công ty còn có những chính sách đãi ngộ, khuyến khích như áp dụng quy chế khen thưởng, tạo môi trường làm việc thuận lợi, tạo điều kiện phát triển bản thân, tổ chức các cuộc thi thể

thao, giải trí, tổ chức thi tay nghề, nâng cấp, nâng bậc, khuyến khích sáng kiến, phát huy sáng tạo. Tổ chức các lớp đào tạo cho nhân viên: mời các giảng viên của Đại học kinh tế Tp.Hồ chí Minh về giảng dạy các lớp về công tác quản trị, bán hàng… tùy từng bộ phận mà được học về chuyên môn của mình.

 Chính sách sử dụng: Sử dụng đúng người đúng việc nhằm phát huy tối đa hiệu quả. Đối với một số phòng ban công ty tổ chức việc luân chuyển cán bộ công nhân viên, nâng cao tính bao quát đa dạng

Bảng 3.2.: Bảng cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty qua từng năm

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009

Chỉ tiêu Số LĐ Tỷ trọng (%) Số LĐ Tỷ trọng (%) Số LĐ Tỷ trọng (%) +/- % +/- %

1. Phân loại theo bộ phận

Nhân viên sản xuất 99 26 113 27 120 27,09 14 14,14 7 6,19

Nhân viên kinh doanh 225 59,1 244 57,8 255 57,56 19 8,44 11 4,51

Nhân viên VP và QL 57 14,9 62 14,8 68 15,35 5 8,77 6 9,68

2. Phân theo địa bàn

Trong tỉnh 181 47,5 203 48,4 210 47,40 22 12,15 7 3,45 Ngoài tỉnh 200 52,5 216 51,6 233 52,60 16 8,00 17 7,87 3. Phân theo trình độ Đại học 74 19,42 82 19,57 84 18,96 8 10,81 2 2,44 Cao đẳng 88 23,1 98 23,39 100 22,57 10 11,36 2 2,04 Trung cấp & CN 219 57,48 239 57,04 259 58,47 20 9,13 20 8,37 Tổng 381 100 419 100 443 100 38 9,97 24 5,73 (ĐVT: Người)

Nhận xét: Qua số liệu trên cho ta thấy tổng số lao động của Công ty năm 2009 là 419 lao động tăng 38 người so với năm 2008 tương ứng với mức tăng 9,97%; còn năm 2010 số lượng lao động là 443, tăng 24 lao động so với năm 2009 tương ứng với mức tăng 5,73%. Điều này cho thấy quy mô lực lượng lao động không ngừng tăng qua các năm cho thấy Công ty ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Và để đáp ứng cho tình hình nhân sự cho sự phát triển thì Công ty không ngừng thu hút và đào tạo nhân lực có tay nghề và chuyên môn cao được thể hiện cụ thể như sau:

 Phân theo bộ phận

Hình 3.1: Cơ cấu lao động phân theo bộ phận Công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong cơ cấu lao động của Công ty thì lực lượng nhân viên kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn: năm 2008 lực lượng này là 225 người chiếm 59,1%, năm 2009 lực lượng này là 244 người chiếm 57,8% tăng thêm 19 người so với năm 2008 tương đương tăng 8,44% và năm 2010 chiếm 57,56%, chiếm tỷ trọng nhỏ hơn là nhân viên văn phòng và nhân viên sản xuất. Qua 3 năm thì số nhân viên sản xuất và nhân viên kinh doanh tăng tương đối nhiều do Công ty đưa nhà máy sản xuất vào hoạt động vào cuối năm 2009 và mở rông thị trường ra một số tỉnh, thành phố khác.

Qua số liệu của bảng ta có thể thấy tình hình lao động của Công ty luôn ở mức ổn định. Qua các năm cùng với quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh

doanh thì số lao động cũng tăng lên tương ứng. Cơ cấu lao động của Công ty phân theo bộ phận khá gọn nhẹ và linh hoạt, lực lượng nhân viên thị trường có số lượng lớn phù hợp với ngành nghề kinh doanh, tính chất công việc cũng như chiến lược kinh doanh của Công ty.

 Phân theo địa bàn:

Lực lượng lao động ngoài tỉnh luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn lao động trong tỉnh do thị trường của Công ty rải rác ở rất nhiều nơi trên cả nước. Tuy nhiên, Khánh Hoà là địa bàn hoạt động chính và là nơi Công ty đặt trụ sở nên lượng lao động cũng tập trung khá đông. Cụ thể, lượng lao động ngoài tỉnh chiếm 53,3% vào năm 2008; 52,5 % năm 2009 và 51,5% năm 2010. Tương ứng với thứ tự đó thì số lao động trong tỉnh lần lượt là 46,7%; 47,5% và 48,4%, tỷ trọng lao động phân theo địa bàn không có biến động nhiều qua các năm.

 Phân theo trình độ

Hình 3.2: Cơ cấu lao động phân theo trình độ của Công ty năm 2010 Chất lượng lao động của Công ty khá tốt điều này thể hiện qua số lao động trình độ cao đẳng và đại học năm 2008 chiếm tới 43,3% tổng số lao động của Công ty trong đó đại học chiếm 20,1%; cao đẳng chiếm 23,2%, đến năm 2010 cũng giữ ở mức 43%. Như vậy tiêu chí tuyển dụng của Công ty đòi hỏi rất cao nhằm đáp ứng cho sự phát triển của Công ty, sự cạnh tranh trên thị trường cà phê ngày càng gay

gắt đòi hỏi Công ty cần phải có một đội ngũ lao động có trình độ để có thể nâng cao sức cạnh tranh.

=> Hiện nay, Công ty Cổ Phần Cà Phê Mê Trang có 443 lao động trực tiếp và gián tiếp. Đội ngũ quản lý của Cty Mê Trang hầu hết là những người trẻ, được đào tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các công ty nước ngoài. Với những sản phẩm cà phê đặc biệt nhất được người tiêu dùng yêu thích trong nhiều năm, Mê Trang đang dần hướng tới thương hiệu cà phê tốt nhất của Việt Nam.

Một nhà máy sản xuất cà phê hiện đại bậc nhất thế giới tại Khu Công Nghiệp Đắc Lộc với mức dự án đầu tư 300 tỷ Việt Nam Đồng vừa được đưa vào hoạt động, nhằm phục vụ cho một giai đoạn phát triển mới. Một hệ thống kinh doanh chuyên nghiệp đã được triển khai nhằm thực hiện mục tiêu thống lĩnh thị trường nội địa, gia tăng gấp đôi độ phủ các điểm bán, chuyên nghiệp hóa chất lượng phục vụ khách hàng để mở rộng hướng ra thế giới và giúp cho các sản phẩm, nhãn hiệu vì sức khỏe cộng động hiện diện khắp nơi.

Với những thay đổi mạnh mẽ về tổ chức, các chính sách đãi ngộ và đào tạo thích hợp, hệ thống quản trị bán hàng chuyên nghiệp, đang dẫn dắt những xu thế tiêu dùng cà phê mới – tất cả cùng hướng đến xây dựng một hình ảnh thương hiệu Mê Trang cho cuộc chinh phục và thống lĩnh mới.

Vì vậy, Mê Trang cần những nguồn lực mới, tinh thần mới, cần những nhân tố mới, con người mới, là các đối tác phân phối vững mạnh, các nhân viên bán hàng giỏi, các cá nhân xuất sắc để cùng hợp lực hướng đến sự thành công chung, cùng niềm tự hào chung vì Gia đình Mê Trang

Tình hình tiền lương và tiền thưởng.

-Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động trong Công ty. Do đó nếu Công ty có chế độ tiền lương hợp lý sẽ tạo ra nguồn động lực góp phần hoàn thiện công tác quản trị nhân sự, biến tiền lương trở thành một công cụ quản lý đắc lực nhằm ổn định và thu hút lao động có trình độ và tay nghề cao về phục vụ cho công ty.

Muốn vậy thì ngoài nguyên tắc phân phối lao động theo một cách công bằng thì tiền lương phải đạt đến một mức thoả đáng để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động yên tâm làm việc khuyến khích họ làm việc hiệu quả hơn và gắn bó lâu dài với công ty

Phương pháp phân phối tiền lương của công ty:

+ Đối với nhân viên của công ty thì sẽ hưởng lương theo bộ phận, đối với nhân viên bán hàng thì sẽ hưởng lương cơ bản và % hoa hồng, tức là nếu được nhiều doanh thu tăng thì thưởng bao nhiêu % đó của lượng tăng thêm đó, ngược lại nếu doanh thu giảm thì sẽ bị phạt.

Hiện nay có rất nhiều hình thức trả lương khác nhau: trả lương theo thời gian, trả lương theo sản phẩm, trả lương theo sản phẩm luỹ tiến…tuy nhiên do công ty là công ty cổ phần và lao động cũng đa dạng nên công ty phân phối tiền lương theo nhiều hình thức.

-Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương, để quán triệt hơn nguyên tắc trong lao động, đó là một trong những phương pháp khuyến khích bằng vật chất để phát huy tính tích cực, sáng tạo trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, Công ty đang áp dụng một hình thức thưởng phạt tuỳ theo xếp loại của nhân viên trong tháng. Nếu tháng đó nhân viên được xếp loại A (năng nổ, đi làm đúng giờ, không nghỉ việc, nói chung là thực hiện tốt nội quy của công ty, có những phát minh sáng kiến mà góp phần làm tăng hiệu quả công việc và năng suất lao động…) sẽ được thưởng khoảng 5% lương. Và cuối năm sẽ cộng lại và nếu đạt được nhiều A thì sẽ được thêm một lần nữa. Nếu xếp loại B thì không thưởng không phạt, loại C thì sẽ bị phạt. Với chế độ thưởng phạt công bằng đó thì sẽ có tác dụng thúc đẩy hiệu quả công việc của nhân viên hơn. 3.1.3 Năng lực về nguồn vốn và tài chính

Bảng 3.3: Tình hình nguồn vốn của công ty 2008 – 2010 Năm Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số lượng % Số lượng % A. NỢ PHẢI TRẢ 12.674 32.384 35.572 19.710 155,52 3.188 9,84 I. Nợ ngắn hạn 12.674 27.686 24.545 15.012 118,45 - 3.141 -11,35 1. Vay và nợ ngắn hạn 12.543 22.299 23.144 9.756 77,78 845 3,79 2. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 60 0 15 -60 -100 15 - 3. Phải trả người bán 0 5.387 1.384 5.387 - -4.003 -74,31 4. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 66 0 0 -66 -100 0 - II. Nợ dài hạn 0 4.698 11.027 4.698 - 6.329 134,72

Phải trả dài hạn nội bộ 0 4.698 0 4.698 - -4.698 -100 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 23.244 47.591 54.646 24.347 104,75 7.055 14,82 I. Vốn chủ sở hữu 23.244 47.591 54.646 24.347 104,75 7.055 14,82 1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 18.391 34.985 34.967 16.594 90,23 -18 0,05 2. Quỹ dự phòng tài chính 0 0 0 0 - 0 - 3. LNST chưa phân phối 5.852 12.606 19.679 6.754 115,41 7.073 56,11 II. Nguồn kinh phí

và ngân quỹ khác

0 0 0 0 - 0 -

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

36.918 79.976 90.219 43.059 116,64 10.243 12,81

Nhận xét:

 Sự biến động của nguồn vốn qua các năm từ 2008 đến 2010: tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2008 là 36.918 triệu đồng, cuối năm 2009 là 79.976 triệu đồng tăng rõ rệt gần 44.000 triệu đồng tương đương tăng 116,64 % tăng hơn 2 lần so với năm 2008. Sang năm 2010, tổng nguồn vốn của Công ty tiếp tục tăng nhẹ lên 90.219 triệu đồng, con số tăng là hơn 10.243 triệu đồng, tương đương tăng 12,81% . Như vậy qua 3 năm thì nguồn vốn của Công ty không ngừng tăng, thấy rằng nguồn vốn tăng mạnh vào năm 2009 và có xu hướng chuẩn lại vào năm 2010 do nguồn vốn chủ sỡ hữu của Công ty không ngừng tăng trưởng qua các năm, cụ thể: cuối năm 2008 nguồn vốn chủ sỡ hữu của Công ty là hơn 23.244 triệu đồng, đến cuối năm 2009 nó đã tăng lên 47.591 triệu đồng tương đương tăng 104,75% tăng hơn gấp đôi năm 2008. Và đến cuối năm 2010 con số nguồn vốn này tăng lên là 54.446 triệu đồng, tăng hơn 7.000 triệu đồng tương đương tăng hơn 14%; với tốc độ tăng mạnh vào năm 2009 tới năm 2010 tốc độ này vẫn tiếp tục tăng.

 Đánh giá tỷ số nợ, tỷ số tài trợ và cơ cấu nguồn vốn của Công ty: TỶ SỐ NỢ = NỢ PHẢI TRẢ/ TỔNG NGUỒN VỐN

TỶ SỐ TÀI TRỢ = VỐN CHỦ SỠ HỮU/ TỔNG NGUỒN VỐN Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn trong công ty

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ phải trả Triệu đồng 12.674 32.384 35.572

Vốn chủ sỡ hữu Triệu đồng 23.244 47.591 54.646

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 36.918 79.976 90.219

Tỷ số nợ % 34,330 40,492 39,429

Tỷ số tài trợ % 62,961 59,506 60,570

- Năm 2008: Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2008 là 36.918 triệu đồng, tỷ số nợ là 34,330 % điều này cho thấy trong tổng nguồn vốn của Công ty thì có

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 58 - 154)