Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 41 - 154)

6. Kết cấu của đề tài

2.2Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

2.2.1 Chức năng của Công ty

 Công ty có chức năng kinh doanh các loại cà phê, trà, kem, kinh doanh các dịch vụ thương mại và các ngành nghề theo quy định của pháp luật.

 Tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong sản xuất kinh doanh của mình về nhân lực, vật lực, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành, lĩnh vực kinh doanh phù hợp với mục tiêu theo quy định của pháp luật

 Phân phối lợi nhuận cho các cổ đông sau khi đã thực hiện nghĩa vụ theo luật định

2.2.2 Nhiệm vụ của Công ty

 Tổ chức quản lý thực hiện ngành nghề sản xuất kinh doanh đã đăng ký. Tự chủ sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện tốt các nguyên tắc quản lý kinh tế, tài chính, các chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.

 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

 Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của xã hội, Công ty Cổ phần Cà phê Mê Trang xây dựng, các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cà phê, kế hoạch lao động, kế hoạch tài chính trình Ban lãnh đạo xét duyệt, sau đó tổ chức thực hiện. Thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng các chiến lược dài hạn.

 Thực hiện thu mua, liên kết với các hộ nông dân trồng cà phê để để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất ổn định, phát triển kinh doanh.

 Tích cực nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường, nâng cao khả năng phát triển của Công ty và mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị và xã hội.

 Thực hiện nghiêm túc các chế độ quản lý lao động, giải quyết hài hòa giữa lợi ích xã hội, lợi ích công ty và lợi ích người lao động. Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

 Không ngừng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ công nhân viên để phù hợp với sự thay đổi của cơ chế thị trường, cũng như giáo dục nhận thức về mặt chính trị và tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, ý thức của họ đối với xã hội, tập thể Công ty và với bản thân mình.

 Bảo quản, sử dụng hợp lý tài nguyên, góp phần bảo vệ cảnh quan, môi trường.

 Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Thực hiện tốt công tác xã hội cũng như ủng hộ tài năng trẻ, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh Miền trung...

 Ý nghĩa thương hiệu, logo và slogan của Công ty  Ý nghĩa thương hiệu của Công ty

Tên “MÊ TRANG” bắt nguồn từ thành phố Buôn Mê Thuột trù phú, màu mỡ kết hợp với thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, thơ mộng. Người sáng lập đã lấy chữ “Mê” của Buôn Mê Thuột và chữ “Trang” của Nha Trang để tạo ra thương hiệu cà phê Mê Trang. Với giá cả và chất lượng phù hợp, chính sách ưu đãi, phục vụ tận tình, chu đáo…Sản phẩm cà phê Mê Trang đã đi vào lòng người và chiếm lĩnh được các thị trường miền nam: TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang…và Khu vực miền bắc. Hơn thế nữa, cà phê Mê Trang đã làm hài lòng nhiều khách hàng khắt khe, khó tính nhất miền Trung: Ninh Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Huế… Bằng tính năng vượt trội của mình, Công ty cà phê Mê Trang đang phát triển mạnh mẽ trong và ngoài nước, đang là hiện tượng mới, phong cách mới dành cho khách hàng lựa chọn và tin tưởng.

2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Trưởng Phòng Trưởng Phòng Kinh Doanh Giám Đốc Thương Hiệu Giám Đốc Kinh Doanh Giám Đốc Kỹ thuật Hành Chính Nhân Sự PGĐ Thương Hiêụ PGĐ Kinh Doanh PGĐ Kỹ Thuật Giám Đốc Các Chi Nhánh Nhân Viên Bán Hàng Giám Sát Vùng 1 Trưởng Phòng 1 Trưởng Phòng Kỹ thuật GĐ Nhân Sự Giám Sát Vùng 2 Trưởng Phòng 2 Kỹ thuật viên Công Đoàn Giám Sát Vùng Nhân Viên Bán Hàng Nhân Viên Sản Xuất Giám Đốc Tài Chính Nhân Viên Hành Chính

Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc

P. Tổng Giám Đốc Phòng Kế Toán BCH Công Đoàn

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Công ty Cổ phần cà phê Mê Trang là công ty có cơ cấu quản lý theo mô hình trực tuyến. Các bộ phận chức năng chuyên môn hóa, được giao những quyền hạn nhất định trong phạm vi chuyên môn và được bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi và thúc đẩy việc quản lý hiệu quả.

Trong cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty, Giám Đốc là người quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sau đó Phó Giám Đốc giúp việc cho Giám Đốc ở các lĩnh vực phân công. Tiếp theo là các phòng chức năng vừa thực hiện nhiệm vụ vừa tham mưu cho Giám Đốc và các nhà máy sản xuất có nhiệm vụ sản xuất và đạt hiệu quả chất lượng cao.

 Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng ban:

 Hội Đồng Quản Trị: Hội Đồng Quản Trị gồm 3 thành viên (một chủ tịch, một phó chủ tịch, một ủy viên) là cấp quản trị cao nhất của Công ty, do Đại Hội Đồng cổ đông bầu ra, thay mặt Đại Hội Đồng cổ đông toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi và nhiệm vụ của Công ty, trừ những thẩm quyền của Đại Hội Đồng cổ đông.

 Ban Kiểm Soát: Ban Kiểm Soát do Đại Hội Đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị, điều hành của Công ty.

 Tổng Giám Đốc: Tổng Giám Đốc là người đại diện trước pháp luật của Công Ty, điều hành mọi hoạt động của Công ty, có quyền quyết định khen thưởng, kỷ luật, sa thải, là người có quyền hạn cao nhất, có khả năng tổ chức quản lý và có trình độ nghiệp vụ cao, tổ chức ký kết các hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trước Hội Đồng Quản Trị, đại diện cho pháp nhân trước quan hệ đối nội, đối ngoại của Công ty.

 Phó Tổng Giám Đốc: Phó Tổng Giám Đốc có chức năng tương đương Tổng Giám Đốc dưới sự ủy quyền của Tổng Giám Đốc, có chức năng tham mưu cho Tổng Giám Đốc về lĩnh vực nghiên cứu thị trường, phân phối sản phẩm, giải quyết đầu ra, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tham

mưu cho Giám Đốc thực hiện sản xuất kinh doanh từng tháng, quý, năm, tổ chức quản lý hướng dẫn nghiệp vụ các phòng, xưởng mà Giám Đốc chỉ định quản lý.

 Phòng Hành Chính Nhân Sự: Phòng Hành Chính Nhân Sự là nơi tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Ban Giám Đốc về vấn đề quản lý nhân sự, các công việc hành chính, văn phòng, bảo vệ sửa chữa, xây dựng cơ bản.

Quản lý chung các mặt liên quan tới giấy tờ: công văn giấy tờ, đóng dấu công văn đến, công văn đi đến các phòng ban. Có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động, bao gồm các vấn đề như hợp đồng, đề bạt nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, bảo hiểm, bảo hộ lao động,…Nghiên cứu các chính sách Nhà nước có liên quan đến hoạt động của Công ty. Cập nhật các văn bản, chính sách nhà nước và cơ quan sở tại, lưu trữ, giao nhận hồ sơ, tài liệu.

 Giám Đốc Nhân Sự: Giám Đốc Nhân Sự có chức năng tuyển dụng, bố trí lao động, duy trì nguồn nhân lực ổn định sản xuất, ổn định kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Giám Đốc Kinh Doanh: Giám Đốc Kinh Doanh quản lý tình hình hoạt động sản xuất, bán hàng trên phạm vi cả trong và ngoài nước. Điều hành và quản lý các Phó Giám Đốc Kinh Doanh, các Giám Sát Viên, các Trưởng phòng kinh doanh.

 Trưởng Phòng Kinh Doanh: Trưởng Phòng Kinh Doanh nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm. Thực hiện việc chăm sóc khách hàng, đưa ra các thông tin phù hợp với kế hoạch sản xuất.

 Giám Đốc Thương Hiệu: Phòng thương hiệu trực thuộc phòng kinh doanh. Xây dựng duy trì hình ảnh thương hiệu của Công ty trên thị trường, xúc tiến các hoạt động hỗ trợ bán hàng.

 Giám Đốc các chi nhánh: Chức năng tương đương với giám đốc ở Công ty nhưng chỉ giới hạn ở một chi nhánh: quyền quản trị các Trưởng phòng kinh doanh >> các giám sát >> nhân viên thị trường.

 Công Đoàn: Trực thuộc Công Đoàn Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa, được thành lập để bảo vệ quyền lợi cho người lao động của Công ty. Các thành viên trong Công Đoàn phải đóng phí Công Đoàn, Công ty trích một phần phí cho Công Đoàn, tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ của tỉnh…

 Giám Đốc kỹ thuật: Quản lý, điều hành phân xưởng sản xuất, chịu trách nhiệm phân công và chịu trách nhiệm trước Công ty về toàn bộ hoạt động sản xuất của Công ty.

 Phòng tài chính- kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán, kế toán và quản lý tài chính của Công ty, thu nhập và cung cấp về thông tin các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, chịu trách nhiệm về tình hình thu chi của Công ty. Phòng này gồm: kế toán trưởng, kế toán viên có nhiệm vụ quản lý chung, tổng hợp các số liệu để lên bảng cân đối kế toán, tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê.

Giúp ban giám đốc quản lý vốn, hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý việc thu chi tiền mặt, thanh toán với khách hàng và nội bộ. Tổng hợp các hoạt động kinh tế và đơn đặt hàng, lên kế hoạch sản xuất để xác định nhu cầu vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa, điều phối các hoạt động sản xuất. Tổ chức thu mua nguyên vật liệu. Xây dựng các định mức dữ trữ, tiêu hao nguyên vật liệu.

Xây dựng giá thành định mức kinh tế kỹ thuật, tìm kiếm tạo vốn để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiên các kế hoạch tài chính. Tham mưu cho Giám Đốc về hiệu quả kinh tế của các hợp đồng kinh tế. Đảm bảo cung cấp số liệu chính xác, nhanh chóng kịp thời khi có yêu cầu.

Đại diện Công ty thực hiện đúng yêu cầu của nhà nước về các khoản thuế cũng như các quy định khác. Thay mặt giám đốc thực hiện các giao dịch với Ngân hàng và các tổ chức tài chính.

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty  Quản đốc:

+ Trực tiếp điều hành mọi hoạt động liên quan đến sản xuất, nắm bắt tình hình sản xuất, chất lượng, số lượng hàng hóa trong kho và thiết bị phục vự sản xuất.

+ Quản lý, sắp xếp bố trí nguồn nhân lực trong phạm vi điều hành sản xuất. + Quản lý các bộ phận sản xuất như thủ kho và các tổ sản xuất.

 Bộ phận thủ kho: Quản lý hàng hóa, nguyên liệu, trang thiết bị trong kho. Quản lý hoạt động xuất nhập nguyên liệu, nhiên liệu và thành phẩm. Quản lý sắp xếp các sản phẩm, thành phẩm thực hiện công tác bảo quản hàng hóa trong kho một cách tốt nhất.

 Các phân xưởng sản xuất: Thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và số lượng theo đúng kế hoạch sản xuất nhằm đảm bảo cung cấp hàng theo đúng đơn đặt hàng. Không ngừng thi đua hoạt động sản xuất áp dụng các sáng kiến cải tiến trong sản xuất…

+ Tổ rang: từ cà phê nguyên hạt, bộ phận này tiến hành sang lọc, làm sạch, tẩm hương liệu và rang, đảm bảo có được mùi vị tốt nhất cho cà phê.

+ Cà phê sau khi rang được chuyển sang tổ xay, bộ phận này tiến hành xay sát, đảm bảo độ mịn và đều cho cà phê.

+ Tổ đóng gói: sau công đoạn xay cà phê được đóng bao bì ở bộ phận này, đảm bảo đóng đúng quy cách và số lượng.

Tổ xay Tổ đóng gói

Thủ kho

Quản đốc

Tổ rang Các tổ sản xuất

Ở mỗi tổ thì đều có bộ phận kiểm tra chất lượng để kịp thời phát hiện những sai hỏng và có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo được sản phẩm chất lượng đầu ra, giữ vững uy tín của Công ty.

Nhìn chung mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng giữa các bộ phận lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra một sự đồng bộ nhằm tạo sản phẩm đạt chất lượng nhất với chi phí tối thiểu nhất.

 Quy trình sản xuất

Giải thích qui trình: Từ nguồn nguyên liệu là những hạt cà phê thu mua từ Buôn Mê Thuột phải phân qua sàng lọc, sau đó chuyển vào phân xưởng xấy khô làm sạch. Từ cây cà phê được pha trộn, tẩm các hương liệu cần thiết để chuyển vào xưởng rang, sau đó làm nguội rồi đi qua kiểm tra thanh trùng, nếu đạt tiêu chuẩn được đưa vào xay nghiền, đóng gói rồi nhập kho thành phẩm.

Tất cả qui trình sản xuất đều theo một dây chuyền tự động hóa, sản phẩm được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, qua nhiều công đoạn đều được kiểm nghiệm chất lượng tiêu chuẩn. Điều này đã được kiểm chứng khi sản phẩm của công ty được người tiêu dùng bình chọn “hàng Việt Nam chất lượng cao”, cúp vàng “thương hiệu Việt”, cúp vàng “thương hiệu an toàn vì sức khỏe”…

2.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 2.5.1 Kết quả kinh doanh của Công ty 2.5.1 Kết quả kinh doanh của Công ty

Cà phê tươi phân loại

sàng lọc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

làm sạch pha trộn

hương liệu làm nguội

rang

kiểm tra thanh trùng xay nghiền

nhập kho thành phẩm

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2008- 2010 (ĐVT: Triệu đồng; Nguồn: Phòng kế toán)

Năm Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 TT

Các chỉ tiêu

2008 2009 2010 Số lượng % Số lượng %

Doanh thu BH và CCDV 44.454 54.942 68.907 10.488 23,59 13.965 25,42

Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 - 0 -

Doanh thu thuần về BH và CCDV 44.453 54.942 68.907 10.488 23,6 13.955 25,42

Giá vốn hàng bán 22.672 27.746 34.798 5.074 22,38 7.052 25,42

LN gộp về BH và CCDV 21.782 27.196 34.109 5.414 24,86 6.913 25,42

DT hoạt động tài chính 0 0 0 0 - 0 -

Chi phí tài chính 1.207 1.708 4.695 5.01 41.51 2.987 174.88

Trong đó: lãi vay phải trả 1.207 1.708 4.695 501 41.51 2.987 174.88

Chi phí bán hàng 7.123 8.791 10.336 1.668 23,42 1.545 17.57

Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.334 7.692 9.647 2.358 44.21 1.955 25.42

LN thuần từ hoạt động kinh doanh 8.128 9.005 9.431 877 10,79 426 4.73

Tổng lợi nhuận trước thuế 8.128 9.005 9.431 877 10,79 426 4,73

Chi phí TNDN hiện hành 2.276 2.251 2.358 -25 -1,10 107 4,75

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty ta có những phân tích và nhận xét sau: Tổng quan thì tình hình tài chính của Công ty rất là tốt, Công ty làm ăn có hiệu quả, biểu hiện qua các chỉ tiêu doanh thu từ các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: qua 3 năm thì chỉ tiêu này tăng lên liên tục, cụ thể năm 2008 là 44.454 triệu đồng, đến năm 2009 là 54.942 triệu đồng, chênh lệch năm 2009/2008 tăng 10.488 triệu đồng tương đương 23,6 %. Đến năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên 68.907 triệu đồng, chênh lệch năm 2010/2009 là 13.955 triệu đồng, tương đương là 25,42%. Tỷ lệ tăng năm 2010/2009 lớn hơn tỷ lệ năm 2009/2008; điều này cho thấy Công ty làm ăn có hiệu quả, thị trường được mở rộng, công tác bán hàng được thực hiện tốt.

Hình 2.3: Tổng doanh thu của Công ty qua 3 năm

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 41 - 154)