Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 48 - 154)

6. Kết cấu của đề tài

2.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua

2.5.1 Kết quả kinh doanh của Công ty

Cà phê tươi phân loại

sàng lọc

làm sạch pha trộn

hương liệu làm nguội

rang

kiểm tra thanh trùng xay nghiền

nhập kho thành phẩm

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2008- 2010 (ĐVT: Triệu đồng; Nguồn: Phòng kế toán)

Năm Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 TT

Các chỉ tiêu

2008 2009 2010 Số lượng % Số lượng %

Doanh thu BH và CCDV 44.454 54.942 68.907 10.488 23,59 13.965 25,42

Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 - 0 -

Doanh thu thuần về BH và CCDV 44.453 54.942 68.907 10.488 23,6 13.955 25,42

Giá vốn hàng bán 22.672 27.746 34.798 5.074 22,38 7.052 25,42

LN gộp về BH và CCDV 21.782 27.196 34.109 5.414 24,86 6.913 25,42

DT hoạt động tài chính 0 0 0 0 - 0 -

Chi phí tài chính 1.207 1.708 4.695 5.01 41.51 2.987 174.88

Trong đó: lãi vay phải trả 1.207 1.708 4.695 501 41.51 2.987 174.88

Chi phí bán hàng 7.123 8.791 10.336 1.668 23,42 1.545 17.57

Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.334 7.692 9.647 2.358 44.21 1.955 25.42

LN thuần từ hoạt động kinh doanh 8.128 9.005 9.431 877 10,79 426 4.73

Tổng lợi nhuận trước thuế 8.128 9.005 9.431 877 10,79 426 4,73

Chi phí TNDN hiện hành 2.276 2.251 2.358 -25 -1,10 107 4,75

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty ta có những phân tích và nhận xét sau: Tổng quan thì tình hình tài chính của Công ty rất là tốt, Công ty làm ăn có hiệu quả, biểu hiện qua các chỉ tiêu doanh thu từ các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: qua 3 năm thì chỉ tiêu này tăng lên liên tục, cụ thể năm 2008 là 44.454 triệu đồng, đến năm 2009 là 54.942 triệu đồng, chênh lệch năm 2009/2008 tăng 10.488 triệu đồng tương đương 23,6 %. Đến năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên 68.907 triệu đồng, chênh lệch năm 2010/2009 là 13.955 triệu đồng, tương đương là 25,42%. Tỷ lệ tăng năm 2010/2009 lớn hơn tỷ lệ năm 2009/2008; điều này cho thấy Công ty làm ăn có hiệu quả, thị trường được mở rộng, công tác bán hàng được thực hiện tốt.

Hình 2.3: Tổng doanh thu của Công ty qua 3 năm

- Giá vốn hàng bán: qua 3 năm chỉ tiêu này đều tăng và tỷ lệ tăng đều tăng thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nhưng thấp hơn không nhiều lắm và cụ thể: năm 2008 giá vốn hàng bán là 22.672 triệu đồng, sang năm 2009 con số này tăng lên 5.074 triệu đồng tương đương tăng 22,38% so với năm 2008. Sang đến năm 2010 gía vốn hàng bán tiếp tục tăng lên 7.052 triệu đồng tương đương tăng 25,42 % so với năm 2009. Như vậy có thể thấy là tình hình sản xuất, tiết kiệm chi phí của Công

ty đang dần được cải thiện. Công ty cần tập trung hơn nữa vào nghiên cứu và tìm cách để hạ giá thành sản phẩm và tiết kiệm các khoản chi phí phát sinh khác.

- Chi phí tài chính: năm 2008 chi phí lãi vay của Công ty là 1.207 triệu đồng, năm 2009 là 1.708 triệu đồng, tăng 501 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng với mức tăng 41,51% ; năm 2010 là 4.695 triệu đồng tăng 2.987 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với mức tăng 174,88%. Chi phí lãi vay tăng là do Công ty tăng cường vay thêm nợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Chi phí bán hàng năm 2008 là 7.123 triệu đồng, năm 2009 là 8.791 triệu đồng tăng hơn năm 2008 là 1.668 triệu đồng tương ứng với mức tăng 23,42%; năm 2010 là 10.336 triệu đồng tăng 1.545 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với mức tăng 17,57%.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí này qua 3 năm có xu hướng tăng mạnh, cụ thể: năm 2008 là 5.334 triệu đồng, năm 2009 là 7.692 triệu đồng tăng 10.336 triệu đồng so với năm 2008 tương đương tăng 44,21%; năm 2010 là 9.647 triệu đồng tăng triệu đồng tương ứng với mức tăng 25,42%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh khiến cho số lượng tăng qua các năm.

- Lợi nhuận gộp: đi đôi với doanh thu và giá vốn hàng bán đều tăng với chiều thuận nhưng không ổn định nên lợi nhuận gộp tuy có tăng và tỷ lệ năm 2010/2009 tăng hơn so với năm 2009/2008, nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. cụ thể năm 2008, lợi nhuận gộp là 21.782 triệu đồng; sang năm 2009, lợi nhuận gộp đã tăng lên là 27.196 triệu đồng, tăng thêm 5.414 triệu đồng, tương đương tăng 24,86% so với năm 2008; đến năm 2010 chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên 34.109 triệu đồng, tăng thêm 6.913 triệu đồng, tương đương tăng 25,42% so với năm 2009.

- Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế tăng nhưng không ổn định qua các năm báo cáo, tỷ lệ tăng 2010/2009 thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng 2009/2008 do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng qua các năm, cụ thể tỷ lệ tăng 2010/2009 chỉ có 4,73% trong khi đó tỷ lệ tăng 2009/2008 là 10,79%.

Nhận xét chung: như vậy, qua sự phân tích các chỉ tiêu qua 3 năm từ 2008 – 2010 thì chúng ta có thể thấy mặc dù Công ty đã đạt được sự gia tăng về lợi nhuận và doanh thu, tuy nhiên tốc độ tăng của 2 chỉ tiêu này là chưa tăng mạnh. Vì vậy, Công ty cần có những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa 2 chỉ tiêu này một cách ổn định.

2.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh  Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:  Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010

Giá vốn hàng bán Tr. Đồng 22.672 27.746 34.798

Chi phí bán hàng Tr. Đồng 7.123 8.791 10.336

Chi phí quản lý doanh nghiệp tr Tr. Đồng 5.334 7.692 9.647 Chi phí tài chính Tr. Đồng 1.207 1.708 4.695 Chi phí khác Tr. Đồng - - -

Lợi nhuận sau thuế Tr. Đồng 5.852 6.754 7.074 Tỷ suất lợi nhuận trên

chi phí

% 16,1 14,7 11,9

Nhận xét: Năm 2008, Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của Công ty đạt 16,1% tức là trong 100 đồng chi phí bỏ ra thì Công ty thu về được 16,1 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2009 và 2010 thì tương ứng giảm xuống còn 14,7% và 11,9%.

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010

Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 5.852 6.754 7.074

Tổng doanh thu Tr.đ 44.453 54.942 68.907

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 13,1 12,3 10,3

Nhận xét: Năm 2008 chỉ tiêu này đạt 13,1% tức là trong 100 đồng tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh thì có 13,1 đồng lợi nhuận sau thuế và đến năm 2009 và năm 2010 thì chỉ tiêu này có xu hướng giảm lầm lượt là 12,3% đến 10,3%; tuy giảm nhưng tỷ suất này là tương đối cao vì vậy Công ty nên tiếp tục duy trì và nâng cao.

 Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sỡ hữu

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Lợi nhuận sau thuế (tr.đ) 5.852 6.754 7.074

2. Vốn chủ sở hữu (tr.đ) 23.244 47.591 54.646

3. Doanh thu thuần (tr.đ) 44.454 54.942 68.907

5. TSLN trên vốn CSH (%) 25,18 14,19 12,94

Nhận xét: Trong kỳ kinh doanh, Công ty cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sỡ hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 25,18 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2008; 14,19 đồng vào năm 2009 và 12,94 đồng vào năm 2010. Chỉ tiêu này giảm mạnh từ năm 2009, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sỡ hữu của Công ty là chưa tốt so với các năm trước

2.6 Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 2.6.1 Thuận lợi 2.6.1 Thuận lợi

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là một cơ hội rất lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty Mê Trang nói riêng, đó là cơ hội và cũng là thách thức cho việc đem thương hiệu cà phê Mê Trang không chỉ vươn mạnh trong nước, và giới thiệu đến bạn bè thế giới.

Quan hệ hợp tác ngoại giao của Việt Nam với các nước ngày càng phát triển, một số rào cản, lệnh giới nghiêm được xóa bỏ, việc tham gia các tổ chức kinh tế đem lại hiệu quả,chính sách hỗ trợ phát triển ngành hàng cà phê của Nhà nước.

Với lợi thế cà phê là ngành hàng truyền thống nên sản phẩm luôn không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Công ty có đội ngũ tay nghề cao, nhiệt tình, sáng tạo, cơ cấu quản lý tốt, hiệu quả vì công ty có những chính sách khích lệ, khen thưởng cho những nhân viên hoàn thành tốt công việc, tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên. Đi cùng với đó là những quy định nghiêm khắc về sai phạm ảnh hưởng đến công ty.

Với nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, giá cả thu mua hợp lý làm công ty an tâm về mặt nguyên liệu sản xuất. Trên cơ sở quan hệ tốt đẹp khách hàng, người tiêu dùng và các đối tác kinh doanh tạo nên sự ổn định về đầu ra, ổn định sản lượng cung cầu hàng năm, vì thế tiến độ phát triển công ty rất đồng đều.

Ngày càng nhiều người biết và tin dùng chất lượng sản phẩm của công ty, thương hiệu công ty dần dần trở thành top đầu trong lĩnh vực các sản phẩm liên quan cà phê.

Theo thói quen tiêu thụ cà phê của người Việt Nam ổn định và có xu hướng ngày càng cao, ngày càng nhiều sản phẩm phù hợp ở nhiều độ tuổi, các sản phẩm công ty hướng dần đến độ tuổi người dùng nên lượng tiêu thụ sản phẩm ngày càng gia tăng .

Công ty có chiến lược về sản phẩm, chiến lược giá thích hợp và đã được bình chọn là “hàng Việt Nam đạt chất lượng cao”.

2.6.2 Khó khăn

Tuy nguồn nguyên liệu là ổn định song công tác kiểm tra chất lượng từ khâu thu mua cà phê vẫn chỉ là vẻ bề ngoài chưa có thể đảm bảo tốt. Sản lượng và chất lượng cà phê lại dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết dẫn đến sự biến động về giá thu mua nguyên liệu cà phê.

Thị trường khá nhiều đối thủ cạnh tranh, với các đối thủ gọi là “đại gia” trong ngành với nhiều kinh nghiệm và mạnh về nhiều mặt như Trung nguyên, vinacafe…các đối thủ đã có thương hiệu cả trong và ngoài nước.

Sự ra đời rầm rộ của các loại nước uống hiện nay, với công dụng bổ dưỡng như sản phẩm của Công ty nước giải khát cocacola, Pesi, Tân Hiệp Phát ... khá thành công tên thị trường Việt

Công ty có nhiều chi nhánh nhưng rải rác và chỉ tập trung ở các thành phố lớn, còn bỏ ngõ các thị trường tiềm năng như vùng nông thôn.

Hoạt động nhượng quyền thương hiệu của Công ty còn hẹp chưa mở rộng chỉ mới tập trung ở các trung tâm lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay Nha Trang. Giá thị trường không ngừng biến đổi ảnh hưởng đến chiến lược giá của Công ty.

Hiện nay, vốn đầu tư của công ty vẫn còn hạn chế so với nhu cầu phát triển, do vậy khả năng mở rộng sản xuất bị giới hạn, ảnh hưởng tới cạnh tranh với các đối thủ.

Việc Việt Nam gia nhập WTO mang lại cho doanh nghiệp những cơ hội làm ăn mới nhưng cũng mang tới những nguy cơ của việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài mạnh hơn về qui mô và tài chính.

Còn có một số nguyên nhân khách quan như thuế, nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng luôn luôn thay đổi ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.

2.6.3 Phương hướng hoạt động

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hướng tới mục tiêu tạo ra lợi nhuận cao nhất nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế xã hội và ổn định đời sống của

đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp. Do đó Công ty đã xây dựng các phương hướng phát triển Công ty trong thời gian tới đã và đang tiến hành:

 Xây dựng thành công thương hiệu “cà phê Mê Trang”.  Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm.  Giữ vững và mở rộng thị phần trong và ngoài nước.  Tăng khối lượng và doanh thu tiêu thụ.

 Mở rộng mạng lưới thu mua nguyên vật liệu nhằm tạo sự ổn định và nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng cà phê thành phẩm.

 Tiếp tục mở rộng hệ thống kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên cả nước và vươn xa hơn nữa vào thị trường thế giới.

 Đẩy mạnh công tác xuất khẩu ra các thì trường truyền thống và tìm kiếm thị trường mới.

 Tiếp tục sản xuất cà phê đạt chất lượng cao phục vụ nhu cầu người tiêu dùng

 Làm tốt hơn nữa công tác tiếp thị, duy trì các mối quan hệ với khách hàng cũ và mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, đồng thời đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng thị trường nhằm đưa công tác tiêu thụ đi vào chiều sâu và đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của từng vùng với từng loại khách hàng khác nhau.

 Công ty luôn chú trọng đến công tác đào tạo, huấn luyện, nâng cao tay nghề, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên, nâng cao năng suất lao động.

 Công ty luôn chăm lo cải thiện và từng bước nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho cá nhân nào cũng có điều kiện phát triển toàn diện.

 Đầu tư dây chuyền máy móc trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh cho sản phẩm từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

 Hiện nay công ty đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê Mê Trang ở khu công nghiệp Đắc Lộc xã Vĩnh Phương – Nha Trang với qui mô lớn cùng với các loại máy móc thiết bị hiện đại. Nhà máy này được xây dựng với kinh phí 285 tỷ đồng và diện tích 3 ha. Mục tiêu của dự án là chế biến sâu cà phê hạt để tạo ra những sản phẩm cà phê bột, cà phê uống liền, cà phê hòa tan chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong và ngoài nước với sản lượng như sau:

o Cà phê siêu sạch hội nhập WTO có sản lượng 700 tấn/năm.

o Cà phê bột truyền thống sản lượng 2400 tấn/năm.

o Cà phê uống liền sản lượng 120 triệu sản phẩm/năm.

o Cà phê hòa tan chất lượng cao sản lượng 700 tấn/năm.

o Cà phê truyền thống và hòa tan công suất 90 tấn/tháng.

Ngoài ra công ty đang tìm kiếm và bổ sung thêm những ngành nghề kinh doanh khác như: trang trí nội, ngoại thất; khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; môi giới thương mại, mua bán thiết bị, linh kiện điện tử, tin học, viễn thông, thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm; sản xuất gia công các sản phẩm cơ khí (trừ máy móc thiết bị); mua bán ô tô, xe máy, linh kiện và phụ tùng thay thế của ô tô, xe máy

CHƯƠNG 3:

ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG

3.1 Đánh giá năng lực sản xuất và kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 3.1.1 Khả năng cung ứng nguyên vật liệu 3.1.1 Khả năng cung ứng nguyên vật liệu

Để giữ vững thế cạnh tranh cũng như đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình không bị gián đoạn thì công ty luôn quan tâm mở rộng mạng lưới các nhân viên thu mua đến tại nơi có nguồn hàng ở các vùng sâu, vùng xa, các huyện bản làng trồng cà phê. Công ty trang bị đầy đủ các thiết bị vận chuyển đến tận các cơ sở thu mua để đảm bảo chất lượng của hạt cà phê khi chuyển về xưởng sản xuất. Hiện nay thì công ty Mê Trang có một công ty đặt tại thành phố Buôn Mê

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 48 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)