2.1.1. Vài nét giới thiệu về CTCP cà phê Mê Trang
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần cà phê Mê Trang được thành lập 20/10/2000 do ông Lương Thế Hùng sáng lập và lãnh đạo dưới hình thức là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, đến ngày 22/ 05/2007 Công ty chuyển sang Công ty Cổ Phần.
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG.
- Tên tiếng Anh: Me Trang Coffee Join Stock Company.
- Tên công ty viết tắt: METRANGCO.
- Giấy phép kinh doanh số 3703000265 do Sở Kế hoạch Đầu tư Khánh Hòa cấp
ngày 22 tháng 05 năm 2007.
- Trụ sở chính: 66 đường 2/4 – Phường Vĩnh Hải – Thành Phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa.
- Điện thoại: 058.3831525 Fax: 058.3832686
- Email: info@metrang.com.vn
33
Từ khi thành lập đến nay, CTCP cà phê Mê Trang đã dần dần khẳng định uy tín thương hiệu, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá cả hợp lý. Công ty liên tục nhận danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao trong nhiều năm.
Hiện tại, công ty có 19 chi nhánh và 21 nhà phân phối trên toàn quốc nhằm đẩy mạnh thương hiệu cà phê Mê Trang đến với người tiêu dùng. Công ty luôn chú trọng, đầu tư đáng kể cho việc nghiên cứu sản phẩm mới, đổi mới mẫu mã, kiểu dáng cho các sản phẩm cà phê, trà.
Với những thành công đã đạt được, CTCP cà phê Mê Trang cam kết tiếp tục cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ người tiêu dùng, xây dựng phát triển thương hiệu vững mạnh.
2.1.1.2. Phương châm hoạt động
Sứ mạng:
Xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Mê Trang của Việt Nam trở thành thương hiệu toàn cầu.
Giá trị cốt lõi:
Kết nối tinh thần cho tất cả những người đam mê cà phê trên thế giới và làm nó trở thành thị trường văn hóa cà phê.
Giá trị niềm tin:
Cà phê là người bạn tinh thần vô giá!
Cà phê mang lại niềm hứng khởi cho ngày mới!
Cà phê làm cuộc sống tốt đẹp hơn!
Cà phê - Người dẫn đường nhanh nhất!
Cà phê - Tự hào thương hiệu Việt!
2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng
- Công ty cổ phần cà phê Mê Trang đi đầu trong việc kinh doanh các loại cà
phê, trà, kem, kinh doanh dịch vụ thương mại, và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
34
- Sản xuất và phân bố mặt hàng trong việc sản xuất, kinh doanh, kết cấu mô
hình phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình, đem lại hiệu quả tối ưu.
- Tạo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống.
- Phân phối lợi nhuận cho người lao động sau khi thực hiện nghĩa vụ theo luật
định.
Nhiệm vụ
- Tổ chức quản lý ngành nghề kinh doanh đã đăng kí. Tự chủ sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện tốt các nguyên tắc quản lí kinh tế, tài chính, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, khẳng định vị trí và giữ vững uy tín trên thương trường.
- Thực hiện nghiêm túc các chế độ quản lí lao động, giải quyết hài hòa giữa lợi
ích xã hội, lợi ích công ty, lợi ích người lao động. Bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để đảm bảo
nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, phục vụ tiêu dùng xã hội.
- Nâng cao trình độ quản lí, trình độ chuyên môn cũng như giáo dục về mặt nhận thức chính trị tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, ý thức của họ với xã hội, với công ty và với bản thân.
- Bảo đảm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, góp phần bảo vệ môi trường.
- Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, thực hiện tốt nhiều mặt công tác xã hội như ủng hộ tài năng trẻ, đền ơn đáp nghĩa.
2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất
35
36
Giải thích sơ đồ:
Hội Đồng Quản Trị:
Gồm 3 thành viên (1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch, 1 ủy viên) là cấp quản trị cao nhất của công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, do ông Lương Thế Hùng đảm nhiệm.
Tổng Giám Đốc: Ông Lương Thế Hùng
Là người đại diện trước pháp luật của công ty, điều hành toàn bộ công việc của công ty, có quyền khen thưởng, quyết định, kỉ luật, sa thải…
Là người có quyền hạn cao nhất, có khả năng tổ chức quản lý, có trình độ nghiệp vụ cao, tổ chức kí kết các hợp đồng kinh tế, am hiểu sâu sắc về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật.
Phó Tổng Giám Đốc:
Có chức năng tương đương với Tổng Giám Đốc và dưới sự ủy quyền của Tổng Giám Đốc, có chức năng tham mưu cho Giám Đốc về lĩnh vực nghiên cứu thị trường, phân phối sản phẩm, giải quyết đầu ra, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tham mưu cho Giám Đốc thực hiện sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm, có thể thay mặt cho toàn thể công ty khi thực hiện kiểm tra giám sát và quản lý.
Giám Đốc thương hiệu:
Chịu trách nhiệm về phát triển thương hiệu sản phẩm và công ty, tìm hiểu, sử dụng các biện pháp để đưa hình ảnh và sản phẩm công ty ra công chúng sao cho mọi người đều có thể biết tới sản phẩm của công ty.
Phó Giám Đốc kinh doanh:
Lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã được đề ra, đồng thời không ngừng tìm kiếm khách hàng, mở rộng mạng lưới phân phối, theo dõi tình hình hoạt động của chi nhánh, tham mưu cho giám đốc về toàn bộ hoạt động của công ty, khảo sát và đánh giá các nhà phân phối, các khách hàng cung ứng nguyên vật liệu, giá cả của nguyên liệu trong thời gian tới.
37
Trưởng phòng kinh doanh:
Nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm, thực hiện công việc chăm sóc khách hàng, đưa ra các thông tin phù hợp cho kế hoạch sản xuất.
Phó Giám Đốc kĩ thuật:
Chịu trách nhiệm về mặt kĩ thuật điều hành và giám sát công tác kĩ thuật, tham mưu cho Giám Đốc về việc mua sắm máy móc, áp dụng thiết bị, dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất.
Giám Đốc chi nhánh:
Trực tiếp điều hành và quản lý hoạt động của các chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Phó Tổng Giám Đốc về tình hình hoạt động của các chi nhánh.
Giám Đốc nhân sự:
Có nhiệm vụ tổ chức quản lý nhân sự, theo dõi tình hình biến động nhân sự trong công ty và theo dõi chung về công việc hàng ngày của đội ngũ cán bộ thực tế đi làm hoặc vắng mặt trong thời gian làm việc, tham mưu cho Giám Đốc các vấn đề có liên quan về tiền lương, thưởng, chế độ chính sách cho người lao động, công tác thi đua khen thưởng, công tác đào tạo nguồn nhân lực, là thành viên của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỉ luật của công ty.
Giám Đốc tài chính:
Có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán, kế toán và quản lý và quản lý tài chính của công ty, tiếp nhận và xử lý thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kì, chịu trách nhiệm về tình hình thu chi của công ty.
Phòng hành chính:
Quản lý chung các mặt có liên quan tới giấy tờ: công văn giấy tờ, đóng dấu công văn đến, công văn đi, đến các phòng ban, có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động bao gồm các vấn đề như hợp đồng, đề bạt nâng lương, khen thưởng, kỉ luật, bảo hiểm, bảo hộ lao động… Nghiên cứu các chính sách Nhà nước có liên quan đến hoạt động của công ty, cập nhật các văn bản, chính sách của Nhà Nước và cơ quan sở tại, lưu trữ, giao nhận hồ sơ tài liệu.
38
Giám đốc các chi nhánh:
Chức năng tương đương với Giám Đốc nhưng chỉ giới hạn ở một chi nhánh về quyền quản trị các trưởng phòng kinh doanh, các giám sát, nhân viên thị trường.
B. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất. Giải thích sơ đồ:
Quản đốc:
- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động liên quan đến sản xuất, nắm bắt tình hình
sản xuất, chất lượng, số lượng hàng hóa trong kho và thiết bị phục vự sản xuất.
- Quản lý, sắp xếp bố trí nguồn nhân lực trong phạm vi điều hành sản xuất.
- Quản lý các bộ phận sản xuất như thủ kho và các tổ sản xuất.
Bộ phận thủ kho:
- Quản lý hàng hóa, nguyên liệu, trang thiết bị trong kho.
- Quản lý hoạt động xuất nhập nguyên liệu, nhiên liệu và thành phẩm.
- Quản lý sắp xếp các sản phẩm, thành phẩm thực hiện công tác bảo quản hàng
hóa trong kho một cách tốt nhất.
Quản đốc
Thủ kho Các tổ sản xuất
Tổ rang Tổ xay Tổ đóng
39
Các phân xưởng sản xuất:
- Tổ rang: từ cà phê nguyên hạt, bộ phận này tiến hành sang lọc, làm sạch, tẩm hương liệu và rang, đảm bảo có được mùi vị tốt nhất cho cà phê.
- Tổ xay: Cà phê sau khi rang được chuyển sang tổ xay, bộ phận này tiến hành xay sát, đảm bảo độ mịn và đều cho cà phê.
- Tổ đóng gói: sau công đoạn xay cà phê được đóng bao bì ở bộ phận này, đảm bảo đóng đúng quy cách và số lượng.
Ở mỗi tổ thì đều có bộ phận kiểm tra chất lượng để kịp thời phát hiện những sai hỏng và có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo được sản phẩm chất lượng đầu ra, giữ vững uy tín của công ty.
Nhìn chung mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng giữa các bộ phận lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra một sự đồng bộ nhằm tạo sản phẩm đạt chất lượng nhất với chi phí tối thiểu nhất
2.1.1.5. Quy trình sản xuất
Một nhà máy sản xuất cà phê hiện đại bậc nhất thế giới tại KCN Đắc Lộc với mức dự án đầu tư hơn 300 tỷ VNĐ vừa được đưa vào hoạt động, nhằm phục vụ cho một giai đoạn phát triển mới. Một hệ thống kinh doanh chuyên nghiệp đã được triển khai nhằm thực hiện mục tiêu thống lĩnh thị trường nội địa, gia tăng gấp đôi độ phủ các điểm bán, chuyên nghiệp hóa chất lượng phục vụ khách hàng để mở rộng hướng ra thế giới và giúp cho các sản phẩm, nhãn hiệu vì sức khỏe cộng động hiện diện khắp nơi.
Việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới đã giúp cho quá trình sản xuất của công ty nhanh chóng, tiết kiệm hơn. Một số dây chuyền tự động hoàn toàn cũng góp phần giảm bớt nguồn nhân lực cho công ty.
2.1.1.6. Sản phẩm và các giải thưởng mà công ty đạt được
Về sản phẩm
Sau 12 năm hình thành và phát triển, CTCP cà phê Mê Trang đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm cà phê đáp ứng phong phú nhu cầu thưởng thức của người tiêu dùng. Ngoài sản phẩm cà phê hòa tan sữa Mci 3in1 mới, hiện nay công ty đã có
40
03 dòng sản phẩm chính đã và đang trụ vững trên thị trường: Cà phê Mê Trang truyền thống, cà phê siêu sạch pha phin MC và cà phê hòa tan.
Nhằm đa dạng hóa sản phẩm và thực hiện mong muốn mang đến cho người tiêu dùng hương vị đặc sắc nhất của cà phê Việt Nam, vừa qua vào tháng 3 – 2012, CTCP cà phê Mê Trang đã cho ra mắt dòng sản phẩm mới: cà phê hòa tan Mci 2 in 1, thành phần bao gồm đường và tinh chất cà phê cô đặc.
Sản phẩm cà phê Mê Trang truyền thống:
Công ty có 09 loại sản phẩm chính: A, R, AR, OB, CL, CA, CR, CTH, chồn.
Tất cả các chữ cái đều liên quan tới tên người sáng lập, tên Mê Trang và tên
công thức của các loại cà phê:
Cà phê số 01: Arabica (chè): Ký hiệu A.
Loại này nước có màu nâu nhạt, keo sánh, thơm nồng, đắng dịu, đặc biệt có vị chua nhiều, thích hợp các quý bà, hàm lượng cafein khoảng 1.2%.
Loại cà phê Arabica người dân Việt Nam gọi với tên là cà phê Chè, hạt nhỏ, dài. Giống cà phê này mới du nhập vào Việt Nam chiếm khoảng 1% diện tích cây cà phê. Loại Arabica đang được chính phủ chỉ đạo nhân rộng diện tích vì hiệu quả kinh tế của nó rất cao.
Cà phê số 02: Robusta (Sẻ): Ký hiệu R.
Nước màu nâu sánh đậm đà, thơm dịu, vị đắng gắt, ngoài hương liệu cao cấp còn có thêm rượu Hennesy với hàm lượng cafein khoảng 1.4%.
Loại cà phê này người dân Việt Nam gọi với tên là cà phê Vối. Thường thường có hai hạt trong một trái cà phê, hai hạt hình bán cầu tròn đều. Là loại cà phê chủ yếu ở Việt Nam, hàng năm được xuất khẩu khoảng 750 ngàn tấn, đứng thứ hai sản lượng xuất khẩu trên thế giới.
Cà phê số 03: Arabica Robusta: Ký hiệu AR:
Từ hai loại cà phê Arabica và Robusta. Công ty cà phê Mê Trang đã chọn lọc kỹ từng hạt và được tẩm hương liệu cao cấp, đây là một phương pháp kết hợp pha chế đầy sáng tạo chiết xuất một cách tinh tuý từ hai loại cà phê Arabica và Robusta tạo ra loại cà phê keo, sánh, thơm đậm đà. Hàm lượng cafein khoảng 1.6%.
41
Cà phê số 04: Ocean Blue (Đại Dương Xanh): Ký hiệu OB:
Keo sánh, màu đen, đắng dịu phía trong cổ họng, thơm dịu, không thơm bốc, uống rất đậm đà, không gắt và đặc biệt là không lạt theo đá. Hàm lượng cafein khoảng 1.8%.
Gu đặc trưng của người Miền Trung đặc biệt là Thành phố biển Nha Trang là keo đặc sánh và đậm đà nhưng ít đắng và ít thơm. Nắm bắt đặc điểm này, CTCP cà phê Mê Trang đã dày công nghiên cứu, tạo ra sản phẩm OB vừa đậm đặc, vừa keo sánh, vừa thơm, vị đắng dịu đáp ứng tất cả quý khách sành điệu và khó tính nhất. Lọai OB là mùi tổng hợp của 8 loại sản phẩm khác của Công ty Mê Trang.
Cà phê số 05: Culi lớn: Ký hiệu CL:
Màu nước nâu cánh gián, không keo lắm có vị đắng gắt, thơm nồng. Thích hợp với mọi giới và mọi lứa tuổi tuổi, thưởng thức sành điệu. Hàm lượng cafein khoảng 2.0%.
Là loại cà phê Robusta như trên chúng ta đã biết, nhưng trái cà phê lúc này chỉ có một hạt, hạt to tròn như viên bi vì vậy người dân Việt Nam còn gọi loại này là cà phê Bi.
Cà phê số 06: Culi Arabica: Ký hiệu CA:
Được kết hợp giữa hai loại cà phê Culi và Arabica. Công ty đã chọn những hạt to đều đầy đủ chất nhất, kết hợp với công thức pha chế tuyệt vời tạo ra sản phẩm hoàn hảo có màu nước keo sánh, hơi đắng có hương vị thơm dịu. Hàm lượng cafein khoảng 2.2%.
Cà phê số 07: Culi Robusta: Ký hiệu CR:
Cũng từ hai loại Culi và Robusta, với những trái chín đỏ & có chất lượng tốt nhất. Công ty Mê Trang đã chọn lựa và sàng lọc rất kỹ càng, để tạo ra sản phẩm tuyệt vời có vị thơm nồng, hơi chát và đắng sóc. Hàm lượng cafein khoảng 2.4%.
Cà phê số 08: Culi Thượng hạng: Ký hiệu CTH:
Là loại cà phê Robusta được trồng ở vùng đất tốt nhất, màu mỡ nhất cho ra trái cà phê một hạt to tròn. Công ty cà phê Mê Trang đã lựa chọn, sàng lọc rất kỹ
42
càng, kết hợp với công thức pha chế, tẩm hương liệu độc đáo cho ra ly cà phê thật hoàn hảo cũng thượng hạng xứng với tên của nó. Hàm lượng cafein khoảng 2.6%.
Cà phê số 09: Càphê Chồn: Ký hiệu C:
Ngày xưa với những trái cà phê chín đỏ, Chồn ăn và thải ra nguyên hạt, ở