1.3.1. Phân loại khách hàng
Với cột mốc 1946 đến nay, chúng ta có thể chia ra bốn nhóm khách hàng:
- Nhóm khách hàng được sinh ra trong những năm từ 1946-1969: thế hệ khách hàng này quan tâm đến thế giới, xã hội, nhưng cũng dành nhiều thời gian để lên mạng Internet, đặc biệt là ở các nước phát triển.
- Nhóm khách hàng thuộc thế hệ 7x ( 1970-1979): thế hệ này muốn tạo sự khác biệt rõ nét, muốn tìm các dữ kiện, tập trung cho gia đình, độc lập trong tư duy và hành động, khi cho hoặc nhận thông tin đều muốn biết sự khác biệt.
- Nhóm khách hàng 8x ( 1980-1990): thế hệ này luôn muốn thể hiện quan điểm toàn cầu và là công dân toàn cầu, không quan tâm đến biên giới quốc gia, gắn kết xã hội trực tuyến lẫn ngoại tuyến.
- Nhóm cuối cùng là thế hệ sinh ra vào thời điểm bùng nổ của công nghệ số. Đây là một thế hệ khách hàng mới với những đặc điểm tương đối khác biệt so với các thế hệ trước đây với một vài đặc điểm của thế hệ khách hàng này như sau: nhanh nhẹn, năng động; sử dụng thành thạo các kỹ thuật số; khai thác công cụ mạng xã hội; có tiềm năng kinh tế do sống trong giai đoạn kinh tế phát triển; nhu cầu chất lượng cuộc sống cao; thích hàng hiệu; kỳ vọng của bố mẹ; suy nghĩ trưởng thành sớm (tâm sinh lý, xã hội, mạnh dạn); thích nổi bật; ăn mặc thoải mái hơn; thích đột phá; thích đưa các hình ảnh cá nhân trên mạng; hay thay đổi công nghệ mới; thích cập nhập thông tin; hiếu thắng và chứng tỏ bản thân; không sợ thất bại; ít hiểu biết về lịch sử; có thể tạo cộng đồng trên mạng nhanh…
Với việc phân nhóm trên, rõ ràng mỗi thế hệ khách hàng có những đặc trưng riêng và cuộc sống số của họ cũng có phần khác biệt.
Để chiến lược tiếp thị số hiệu quả thì việc nắm bắt, thấu hiểu khách hàng trong cuộc sống số của họ là một trong những điều kiện tiên quyết. Cần hiểu rõ sản phẩm và dịch vụ của công ty nên hướng đến phân khúc khách hàng trong thế hệ nào, đặc trưng số của họ, để từ đó định vị và xây dựng chiến lược truyền thông số phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
26
1.3.2. Hiệu quả của marketing online trong tiếp cận khách hàng
Khách hàng là một phần quan trọng của Marketing online
Hình 1.1: Vị trí của KH trong Marketing online
- Khách hàng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn đồng thời nhà cung
cấp cũng có khả năng cá biệt hoá sản phẩm phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng nhờ khả năng khai thác và chia sẻ thông tin qua internet. Với công nghệ internet, doanh nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của cộng đồng người tiêu dùng rộng lớn; đồng thời vẫn có thể “cá nhân hoá” từng khách hàng theo hình thức marketing một tới một (marketing one to one).
- E-marketing giúp DN có thể chia sẻ thông tin với khách hàng 24/7.
- E-marketing tạo nên mối tương tác 2 chiều giữa DN với KH & KH có thể chủ động tiếp cận, lựa chọn thông điệp mà họ muốn nhận từ DN.
- Internet là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động marketing tiếp cận với các thị trường khách hàng trên toàn thế giới. Điều mà các phương tiện marketing thông thường khác hầu như không thể.
Khả năng nhắm chọn
Nhà quảng cáo trên mạng có rất nhiều khả năng nhắm chọn mới. Họ có thể nhắm vào các công ty, các quốc gia hay khu vực địa lý cũng như họ có thể sử dụng
27
cơ sở dữ liệu để làm cơ sở cho tiếp thị trực tiếp. Họ cũng có thể dựa vào sở thích cá nhân và hành vi của người tiêu dùng để nhắm vào đối tượng thích hợp.
Khả năng theo dõi
Các nhà tiếp thị trên mạng có thể theo dõi hành vi của người sử dụng đối với nhãn hiệu của họ và tìm hiểu sở thích cũng như mối quan tâm của những khách hàng triển vọng. Ví dụ, một hãng sản xuất xe hơi có thể theo dõi hành vi của người sử dụng qua site của họ và xác định xem có nhiều người quan tâm đến quảng cáo của họ hay không?
Các nhà quảng cáo cũng có thể xác định được hiệu quả của một quảng cáo (thông qua số lần quảng cáo được nhấn, số người mua sản phẩm, và số lần tiến hành quảng cáo,…) nhưng điều này rất khó thực hiện đối với kiểu quảng cáo truyền thống như trên tivi, báo chí và bảng thông báo.
Tính linh hoạt và khả năng phân phối
Một quảng cáo trên mạng được truyền tải 24/24 giờ một ngày, cả tuần, cả năm. Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo có thể được bắt đầu cập nhật hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào. Nhà quảng cáo có thể theo dõi tiến độ quảng cáo hàng ngày, xem xét hiệu quả quảng cáo ở tuần đầu tiên và có thể thay thế quảng cáo ở tuần thứ hai nếu cần thiết. Điều này khác hẳn kiểu quảng cáo trên báo chí, chỉ có thể thay đổi quảng cáo khi có đợt xuất bản mới, hay quảng cáo tivi với mức chi phí rất cao cho việc thay đổi quảng cáo thường xuyên.
Tính tương tác
Mục tiêu của nhà quảng cáo là gắn khách hàng triển vọng với nhãn hiệu hoặc sản phẩm của họ. Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng vì khách hàng có thể tương tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và nếu thoả mãn thì có thể mua. Ví dụ, một quảng cáo cho phần mềm máy tính có thể đưa khách hàng tới nơi trưng bày sản phẩm để lấy thông tin và kiểm tra trực tiếp. Nếu khách hàng thích phần mềm đó, họ có thể mua trực tiếp. Không có loại hình thông tin đại chúng nào lại có thể dẫn khách hàng từ lúc tìm hiểu thông tin đến khi mua sản phẩm mà không gặp trở ngại nào như mạng Internet.
28
Theo thông báo số liệu phát triển Internert Việt Nam của trung tâm Internet Việt Nam VNNIC tính đến tháng 1 năm 2011 Việt Nam có 27,194,870 người dùng Internet. Tỷ lệ dân số sử dụng Internet là 31.5%, hầu hết các học sinh ngày nay đều được học tin học. Như vậy có thể tin chắc trong tương lai trên 90% dân số Việt Nam sẽ biết sử dụng Internet.
1.4. Thực trạng ứng dụng Marketing online tại các doanh nghiệp Việt Nam 1.4.1. Thực trạng marketing online tại Việt Nam 1.4.1. Thực trạng marketing online tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ nhanh chóng của Internet. Tại Châu Á, Việt nam xếp vào một trong những quốc gia có tốc độ và số lượng người sử dụng thuộc loại cao, nằm ở vị trí thứ 6 trong Top 10 quốc gia, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonexia…
Theo kết quả nghiên cứu Net Index 2011 vừa được công bố, Internet đã vượt qua radio và báo giấy để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng hàng ngày phổ biến nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ 42%.
Khảo sát 150 mẫu bao gồm 100 mẫu tại TP Nha Trang và 50 mẫu tại TP Hồ Chí Minh thu về 150 mẫu với kết quả như sau:
- Theo độ tuổi:
29
Như vậy theo độ tuổi: Mức độ sử dụng Internet cao nhất rơi vào độ tuổi 18-30, tiếp đến là các đối tượng dưới 18 tuổi, thấp nhất là các đối tượng trên 45 tuổi.
- Theo giới tính: Có 53.2% đối tượng truy cập là Nam
Có 46.85% đối tượng truy cập là Nữ
- Theo tầng lớp kinh tế: Thượng lưu 46%; Trung lưu 34%; Hạ lưu 20%
- Theo các hoạt động:
Biểu đồ 1.2: Các hoạt động khi sử dụng Internet của 150 người được điều tra Hoạt động thường xuyên nhất khi truy cập Internet là đọc tin tức và sử dụng các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, Internet cũng thường được sử dụng để nghiên cứu trong học tập và phục vụ trong công việc. Các hoạt động như giải trí, giao tiếp cũng chiếm phần lớn hoạt động của người dùng Internet.
Theo IWS. 20,2% dân số Việt nam sử dụng Internet, người dùng Internet là quá trẻ, với khoảng 80% người dùng ở dưới độ tuổi 30 và 70% trong đó dưới 24 tuổi. Cùng với đó là các hình thức xã hội ảo forum và blog như: myspace.com; facebook.com; zing.vn; tamtay.vn ngày càng nhiều thành viên tham gia. Đây là
30
công cụ mới để doanh nghiệp và những người làm tiếp thị tiếp cận với thị trường và khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức Marketing trực tuyến (E– Marketing).
Con số thực tế:
- 64% doanh nghiệp nhỏ bán hàng qua mạng đã tăng lợi nhuận và doanh thu.
- 48% thấy Internet đã giúp họ mở rộng phạm vi hoạt động xét về mặt địa lý.
- 73% tiết kiệm được nhờ giảm chi phí điều hành. Theo ước tính năm 2010 tỷ
trọng đầu tư vào Internet Marketing trong tổng ngân sách tiếp thị tiếp tục được dự báo tăng tại nhiều quốc gia phát triển. Riêng doanh nghiệp Việt nam có thể đầu tư từ 7-10% ngân sách Marketing trên Internet. Do internet có tốc độ phát triển cao nên các doanh nghiệp tiêu dùng cũng đẩy mạnh các hình thức tiếp thị qua Internet với nhóm khách hàng tiềm năng là giới trẻ và nhân viên văn phòng.
Tuy nhiên thực tế số lượng các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng marketing online vẫn chưa cao. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Việt Nam thiếu kiến thức và nhân lực để triển khai Internet Marketing. Một số doanh nghiệp trẻ, năng động, dù đã nhìn thấy cơ hội nhưng lại không biết khai thác như thế nào. Internet Marketing là một loại hình tiếp thị mới mẻ và gắn liền với yếu tố công nghệ, nên nhiều doanh nghiệp và nhiều người làm Marketing tỏ ra e ngại để tìm hiểu lĩnh vực này.
Nguyên nhân nữa là do ở Việt Nam quảng cáo trực tuyến còn khá mới, các doanh nghiệp Việt Nam không muốn liều lĩnh thử quảng cáo trực tuyến bởi lẽ khái niệm quảng cáo trực tuyến còn rất mơ hồ so với họ.
Khảo sát của Công ty Nhất Duy, một DN chuyên xây dựng thương hiệu trực tuyến, cho thấy, có đến 82% website DN không được cập nhật thông tin thường xuyên, 73% DN chưa đầu tư đúng mức vào xây dựng và phát triển thương hiệu trực tuyến, 85% DN chưa có bộ phận marketing trực tuyến chuyên nghiệp.
Trong thời kì khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp đang tìm hướng đi mới cho quảng cáo để đạt hiệu quả hơn và chi phí hợp lý. Tiếp thị, quảng cáo trực tuyến chính là lời giải cho bài toán khó này. Sự quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam đối với tiếp thị, quảng cáo trực tuyến ngày càng tăng.
31
Quảng cáo trực tuyến là một thị trường rất tiềm năng tại Việt Nam nhưng do thiếu tính chuyên nghiệp nên thị trường này chưa thể phát huy sức mạnh vốn có của nó. Do đó cần có sự đầu tư, áp dụng hợp lý.
1.4.2. Ưu thế của việc quảng cáo trực tuyến so với một số hình thức quảng cáo truyền thống khác truyền thống khác
Bảng 1.4: So sánh ưu thể của quảng cáo trực tuyến so với các quảng cáo truyền thống khác
TIÊU CHÍ SO SÁNH TRỰC TUYẾN TỜ RƠI TRUYỀN HÌNH
THỜI GIAN Nhanh chóng, kịp thời Tốn nhiều thời
gian Phải chờ đợi
KHÔNG GIAN Bao quát, rộng rãi Bị hạn chế Mang tính địa phương ĐỐI TƯỢNG TRUY
CẬP Có kiến thức nhất định Khó xác định Khó xác định TÍNH TIỆN ÍCH Có thể chỉnh sửa, cập nhật Không thể chỉnh sửa Không thể chỉnh sửa DUNG LƯỢNG Tương đối Lớn Bị giới hạn Bị giới hạn TÍNH HIỆU QUẢ Có thể đo lường được Khó có thể đo
lường
Khó có thể đo lường
Tóm lại, Internet và web giờ đây đang là phương thức quảng cáo phát triển nhanh chóng nhất. Với số lượng trang web khổng lồ, cơ hội quảng cáo là vô cùng hấp dẫn. Các hãng quảng cáo luôn hy vọng rằng với những chiến lược quảng cáo mới trong kỷ nguyên Internet, họ sẽ tiếp cận số lượng lớn khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Để phát huy hiệu quả của internet marketing, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào hạ tầng mạng cũng như tạo ra các công cụ ứng dụng đa dạng và hiệu quả, dễ dàng cho NTD.
32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần cà phê Mê Trang 2.1.1. Vài nét giới thiệu về CTCP cà phê Mê Trang 2.1.1. Vài nét giới thiệu về CTCP cà phê Mê Trang
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần cà phê Mê Trang được thành lập 20/10/2000 do ông Lương Thế Hùng sáng lập và lãnh đạo dưới hình thức là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, đến ngày 22/ 05/2007 Công ty chuyển sang Công ty Cổ Phần.
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG.
- Tên tiếng Anh: Me Trang Coffee Join Stock Company.
- Tên công ty viết tắt: METRANGCO.
- Giấy phép kinh doanh số 3703000265 do Sở Kế hoạch Đầu tư Khánh Hòa cấp
ngày 22 tháng 05 năm 2007.
- Trụ sở chính: 66 đường 2/4 – Phường Vĩnh Hải – Thành Phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa.
- Điện thoại: 058.3831525 Fax: 058.3832686
- Email: info@metrang.com.vn
33
Từ khi thành lập đến nay, CTCP cà phê Mê Trang đã dần dần khẳng định uy tín thương hiệu, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá cả hợp lý. Công ty liên tục nhận danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao trong nhiều năm.
Hiện tại, công ty có 19 chi nhánh và 21 nhà phân phối trên toàn quốc nhằm đẩy mạnh thương hiệu cà phê Mê Trang đến với người tiêu dùng. Công ty luôn chú trọng, đầu tư đáng kể cho việc nghiên cứu sản phẩm mới, đổi mới mẫu mã, kiểu dáng cho các sản phẩm cà phê, trà.
Với những thành công đã đạt được, CTCP cà phê Mê Trang cam kết tiếp tục cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ người tiêu dùng, xây dựng phát triển thương hiệu vững mạnh.
2.1.1.2. Phương châm hoạt động
Sứ mạng:
Xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Mê Trang của Việt Nam trở thành thương hiệu toàn cầu.
Giá trị cốt lõi:
Kết nối tinh thần cho tất cả những người đam mê cà phê trên thế giới và làm nó trở thành thị trường văn hóa cà phê.
Giá trị niềm tin:
Cà phê là người bạn tinh thần vô giá!
Cà phê mang lại niềm hứng khởi cho ngày mới!
Cà phê làm cuộc sống tốt đẹp hơn!
Cà phê - Người dẫn đường nhanh nhất!
Cà phê - Tự hào thương hiệu Việt!
2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng
- Công ty cổ phần cà phê Mê Trang đi đầu trong việc kinh doanh các loại cà
phê, trà, kem, kinh doanh dịch vụ thương mại, và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
34
- Sản xuất và phân bố mặt hàng trong việc sản xuất, kinh doanh, kết cấu mô
hình phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình, đem lại hiệu quả tối ưu.
- Tạo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống.
- Phân phối lợi nhuận cho người lao động sau khi thực hiện nghĩa vụ theo luật
định.
Nhiệm vụ
- Tổ chức quản lý ngành nghề kinh doanh đã đăng kí. Tự chủ sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện tốt các nguyên tắc quản lí kinh tế, tài chính, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, khẳng định vị trí và giữ vững uy tín trên thương trường.
- Thực hiện nghiêm túc các chế độ quản lí lao động, giải quyết hài hòa giữa lợi
ích xã hội, lợi ích công ty, lợi ích người lao động. Bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.