Thực trạng ứng dụng Marketing online tại các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng marketing online để phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 37 - 129)

1.4.1. Thực trạng marketing online tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ nhanh chóng của Internet. Tại Châu Á, Việt nam xếp vào một trong những quốc gia có tốc độ và số lượng người sử dụng thuộc loại cao, nằm ở vị trí thứ 6 trong Top 10 quốc gia, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonexia…

Theo kết quả nghiên cứu Net Index 2011 vừa được công bố, Internet đã vượt qua radio và báo giấy để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng hàng ngày phổ biến nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ 42%.

Khảo sát 150 mẫu bao gồm 100 mẫu tại TP Nha Trang và 50 mẫu tại TP Hồ Chí Minh thu về 150 mẫu với kết quả như sau:

- Theo độ tuổi:

29

Như vậy theo độ tuổi: Mức độ sử dụng Internet cao nhất rơi vào độ tuổi 18-30, tiếp đến là các đối tượng dưới 18 tuổi, thấp nhất là các đối tượng trên 45 tuổi.

- Theo giới tính: Có 53.2% đối tượng truy cập là Nam

Có 46.85% đối tượng truy cập là Nữ

- Theo tầng lớp kinh tế: Thượng lưu 46%; Trung lưu 34%; Hạ lưu 20%

- Theo các hoạt động:

Biểu đồ 1.2: Các hoạt động khi sử dụng Internet của 150 người được điều tra Hoạt động thường xuyên nhất khi truy cập Internet là đọc tin tức và sử dụng các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, Internet cũng thường được sử dụng để nghiên cứu trong học tập và phục vụ trong công việc. Các hoạt động như giải trí, giao tiếp cũng chiếm phần lớn hoạt động của người dùng Internet.

Theo IWS. 20,2% dân số Việt nam sử dụng Internet, người dùng Internet là quá trẻ, với khoảng 80% người dùng ở dưới độ tuổi 30 và 70% trong đó dưới 24 tuổi. Cùng với đó là các hình thức xã hội ảo forum và blog như: myspace.com; facebook.com; zing.vn; tamtay.vn ngày càng nhiều thành viên tham gia. Đây là

30

công cụ mới để doanh nghiệp và những người làm tiếp thị tiếp cận với thị trường và khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức Marketing trực tuyến (E– Marketing).

Con số thực tế:

- 64% doanh nghiệp nhỏ bán hàng qua mạng đã tăng lợi nhuận và doanh thu.

- 48% thấy Internet đã giúp họ mở rộng phạm vi hoạt động xét về mặt địa lý.

- 73% tiết kiệm được nhờ giảm chi phí điều hành. Theo ước tính năm 2010 tỷ

trọng đầu tư vào Internet Marketing trong tổng ngân sách tiếp thị tiếp tục được dự báo tăng tại nhiều quốc gia phát triển. Riêng doanh nghiệp Việt nam có thể đầu tư từ 7-10% ngân sách Marketing trên Internet. Do internet có tốc độ phát triển cao nên các doanh nghiệp tiêu dùng cũng đẩy mạnh các hình thức tiếp thị qua Internet với nhóm khách hàng tiềm năng là giới trẻ và nhân viên văn phòng.

Tuy nhiên thực tế số lượng các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng marketing online vẫn chưa cao. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Việt Nam thiếu kiến thức và nhân lực để triển khai Internet Marketing. Một số doanh nghiệp trẻ, năng động, dù đã nhìn thấy cơ hội nhưng lại không biết khai thác như thế nào. Internet Marketing là một loại hình tiếp thị mới mẻ và gắn liền với yếu tố công nghệ, nên nhiều doanh nghiệp và nhiều người làm Marketing tỏ ra e ngại để tìm hiểu lĩnh vực này.

Nguyên nhân nữa là do ở Việt Nam quảng cáo trực tuyến còn khá mới, các doanh nghiệp Việt Nam không muốn liều lĩnh thử quảng cáo trực tuyến bởi lẽ khái niệm quảng cáo trực tuyến còn rất mơ hồ so với họ.

Khảo sát của Công ty Nhất Duy, một DN chuyên xây dựng thương hiệu trực tuyến, cho thấy, có đến 82% website DN không được cập nhật thông tin thường xuyên, 73% DN chưa đầu tư đúng mức vào xây dựng và phát triển thương hiệu trực tuyến, 85% DN chưa có bộ phận marketing trực tuyến chuyên nghiệp.

Trong thời kì khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp đang tìm hướng đi mới cho quảng cáo để đạt hiệu quả hơn và chi phí hợp lý. Tiếp thị, quảng cáo trực tuyến chính là lời giải cho bài toán khó này. Sự quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam đối với tiếp thị, quảng cáo trực tuyến ngày càng tăng.

31

Quảng cáo trực tuyến là một thị trường rất tiềm năng tại Việt Nam nhưng do thiếu tính chuyên nghiệp nên thị trường này chưa thể phát huy sức mạnh vốn có của nó. Do đó cần có sự đầu tư, áp dụng hợp lý.

1.4.2. Ưu thế của việc quảng cáo trực tuyến so với một số hình thức quảng cáo truyền thống khác truyền thống khác

Bảng 1.4: So sánh ưu thể của quảng cáo trực tuyến so với các quảng cáo truyền thống khác

TIÊU CHÍ SO SÁNH TRỰC TUYẾN TỜ RƠI TRUYỀN HÌNH

THỜI GIAN Nhanh chóng, kịp thời Tốn nhiều thời

gian Phải chờ đợi

KHÔNG GIAN Bao quát, rộng rãi Bị hạn chế Mang tính địa phương ĐỐI TƯỢNG TRUY

CẬP Có kiến thức nhất định Khó xác định Khó xác định TÍNH TIỆN ÍCH Có thể chỉnh sửa, cập nhật Không thể chỉnh sửa Không thể chỉnh sửa DUNG LƯỢNG Tương đối Lớn Bị giới hạn Bị giới hạn TÍNH HIỆU QUẢ Có thể đo lường được Khó có thể đo

lường

Khó có thể đo lường

Tóm lại, Internet và web giờ đây đang là phương thức quảng cáo phát triển nhanh chóng nhất. Với số lượng trang web khổng lồ, cơ hội quảng cáo là vô cùng hấp dẫn. Các hãng quảng cáo luôn hy vọng rằng với những chiến lược quảng cáo mới trong kỷ nguyên Internet, họ sẽ tiếp cận số lượng lớn khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Để phát huy hiệu quả của internet marketing, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào hạ tầng mạng cũng như tạo ra các công cụ ứng dụng đa dạng và hiệu quả, dễ dàng cho NTD.

32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG

2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần cà phê Mê Trang 2.1.1. Vài nét giới thiệu về CTCP cà phê Mê Trang 2.1.1. Vài nét giới thiệu về CTCP cà phê Mê Trang

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần cà phê Mê Trang được thành lập 20/10/2000 do ông Lương Thế Hùng sáng lập và lãnh đạo dưới hình thức là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, đến ngày 22/ 05/2007 Công ty chuyển sang Công ty Cổ Phần.

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG.

- Tên tiếng Anh: Me Trang Coffee Join Stock Company.

- Tên công ty viết tắt: METRANGCO.

- Giấy phép kinh doanh số 3703000265 do Sở Kế hoạch Đầu tư Khánh Hòa cấp

ngày 22 tháng 05 năm 2007.

- Trụ sở chính: 66 đường 2/4 – Phường Vĩnh Hải – Thành Phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa.

- Điện thoại: 058.3831525 Fax: 058.3832686

- Email: info@metrang.com.vn

33

Từ khi thành lập đến nay, CTCP cà phê Mê Trang đã dần dần khẳng định uy tín thương hiệu, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá cả hợp lý. Công ty liên tục nhận danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao trong nhiều năm.

Hiện tại, công ty có 19 chi nhánh và 21 nhà phân phối trên toàn quốc nhằm đẩy mạnh thương hiệu cà phê Mê Trang đến với người tiêu dùng. Công ty luôn chú trọng, đầu tư đáng kể cho việc nghiên cứu sản phẩm mới, đổi mới mẫu mã, kiểu dáng cho các sản phẩm cà phê, trà.

Với những thành công đã đạt được, CTCP cà phê Mê Trang cam kết tiếp tục cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ người tiêu dùng, xây dựng phát triển thương hiệu vững mạnh.

2.1.1.2. Phương châm hoạt động

 Sứ mạng:

Xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Mê Trang của Việt Nam trở thành thương hiệu toàn cầu.

 Giá trị cốt lõi:

Kết nối tinh thần cho tất cả những người đam mê cà phê trên thế giới và làm nó trở thành thị trường văn hóa cà phê.

 Giá trị niềm tin:

 Cà phê là người bạn tinh thần vô giá!

 Cà phê mang lại niềm hứng khởi cho ngày mới!

 Cà phê làm cuộc sống tốt đẹp hơn!

 Cà phê - Người dẫn đường nhanh nhất!

 Cà phê - Tự hào thương hiệu Việt!

2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

 Chức năng

- Công ty cổ phần cà phê Mê Trang đi đầu trong việc kinh doanh các loại cà

phê, trà, kem, kinh doanh dịch vụ thương mại, và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

34

- Sản xuất và phân bố mặt hàng trong việc sản xuất, kinh doanh, kết cấu mô

hình phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình, đem lại hiệu quả tối ưu.

- Tạo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống.

- Phân phối lợi nhuận cho người lao động sau khi thực hiện nghĩa vụ theo luật

định.

 Nhiệm vụ

- Tổ chức quản lý ngành nghề kinh doanh đã đăng kí. Tự chủ sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện tốt các nguyên tắc quản lí kinh tế, tài chính, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.

- Thực hiện đầy đủ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, khẳng định vị trí và giữ vững uy tín trên thương trường.

- Thực hiện nghiêm túc các chế độ quản lí lao động, giải quyết hài hòa giữa lợi

ích xã hội, lợi ích công ty, lợi ích người lao động. Bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để đảm bảo

nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, phục vụ tiêu dùng xã hội.

- Nâng cao trình độ quản lí, trình độ chuyên môn cũng như giáo dục về mặt nhận thức chính trị tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, ý thức của họ với xã hội, với công ty và với bản thân.

- Bảo đảm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, góp phần bảo vệ môi trường.

- Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, thực hiện tốt nhiều mặt công tác xã hội như ủng hộ tài năng trẻ, đền ơn đáp nghĩa.

2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất

35

36

Giải thích sơ đồ:

Hội Đồng Quản Trị:

Gồm 3 thành viên (1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch, 1 ủy viên) là cấp quản trị cao nhất của công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, do ông Lương Thế Hùng đảm nhiệm.

Tổng Giám Đốc: Ông Lương Thế Hùng

Là người đại diện trước pháp luật của công ty, điều hành toàn bộ công việc của công ty, có quyền khen thưởng, quyết định, kỉ luật, sa thải…

Là người có quyền hạn cao nhất, có khả năng tổ chức quản lý, có trình độ nghiệp vụ cao, tổ chức kí kết các hợp đồng kinh tế, am hiểu sâu sắc về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật.

Phó Tổng Giám Đốc:

Có chức năng tương đương với Tổng Giám Đốc và dưới sự ủy quyền của Tổng Giám Đốc, có chức năng tham mưu cho Giám Đốc về lĩnh vực nghiên cứu thị trường, phân phối sản phẩm, giải quyết đầu ra, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tham mưu cho Giám Đốc thực hiện sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm, có thể thay mặt cho toàn thể công ty khi thực hiện kiểm tra giám sát và quản lý.

Giám Đốc thương hiệu:

Chịu trách nhiệm về phát triển thương hiệu sản phẩm và công ty, tìm hiểu, sử dụng các biện pháp để đưa hình ảnh và sản phẩm công ty ra công chúng sao cho mọi người đều có thể biết tới sản phẩm của công ty.

Phó Giám Đốc kinh doanh:

Lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã được đề ra, đồng thời không ngừng tìm kiếm khách hàng, mở rộng mạng lưới phân phối, theo dõi tình hình hoạt động của chi nhánh, tham mưu cho giám đốc về toàn bộ hoạt động của công ty, khảo sát và đánh giá các nhà phân phối, các khách hàng cung ứng nguyên vật liệu, giá cả của nguyên liệu trong thời gian tới.

37

Trưởng phòng kinh doanh:

Nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm, thực hiện công việc chăm sóc khách hàng, đưa ra các thông tin phù hợp cho kế hoạch sản xuất.

Phó Giám Đốc kĩ thuật:

Chịu trách nhiệm về mặt kĩ thuật điều hành và giám sát công tác kĩ thuật, tham mưu cho Giám Đốc về việc mua sắm máy móc, áp dụng thiết bị, dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất.

Giám Đốc chi nhánh:

Trực tiếp điều hành và quản lý hoạt động của các chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Phó Tổng Giám Đốc về tình hình hoạt động của các chi nhánh.

Giám Đốc nhân sự:

Có nhiệm vụ tổ chức quản lý nhân sự, theo dõi tình hình biến động nhân sự trong công ty và theo dõi chung về công việc hàng ngày của đội ngũ cán bộ thực tế đi làm hoặc vắng mặt trong thời gian làm việc, tham mưu cho Giám Đốc các vấn đề có liên quan về tiền lương, thưởng, chế độ chính sách cho người lao động, công tác thi đua khen thưởng, công tác đào tạo nguồn nhân lực, là thành viên của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỉ luật của công ty.

Giám Đốc tài chính:

Có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán, kế toán và quản lý và quản lý tài chính của công ty, tiếp nhận và xử lý thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kì, chịu trách nhiệm về tình hình thu chi của công ty.

Phòng hành chính:

Quản lý chung các mặt có liên quan tới giấy tờ: công văn giấy tờ, đóng dấu công văn đến, công văn đi, đến các phòng ban, có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động bao gồm các vấn đề như hợp đồng, đề bạt nâng lương, khen thưởng, kỉ luật, bảo hiểm, bảo hộ lao động… Nghiên cứu các chính sách Nhà nước có liên quan đến hoạt động của công ty, cập nhật các văn bản, chính sách của Nhà Nước và cơ quan sở tại, lưu trữ, giao nhận hồ sơ tài liệu.

38

 Giám đốc các chi nhánh:

Chức năng tương đương với Giám Đốc nhưng chỉ giới hạn ở một chi nhánh về quyền quản trị các trưởng phòng kinh doanh, các giám sát, nhân viên thị trường.

B. Cơ cấu tổ chức sản xuất

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất. Giải thích sơ đồ:

Quản đốc:

- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động liên quan đến sản xuất, nắm bắt tình hình

sản xuất, chất lượng, số lượng hàng hóa trong kho và thiết bị phục vự sản xuất.

- Quản lý, sắp xếp bố trí nguồn nhân lực trong phạm vi điều hành sản xuất.

- Quản lý các bộ phận sản xuất như thủ kho và các tổ sản xuất.

Bộ phận thủ kho:

- Quản lý hàng hóa, nguyên liệu, trang thiết bị trong kho.

- Quản lý hoạt động xuất nhập nguyên liệu, nhiên liệu và thành phẩm.

- Quản lý sắp xếp các sản phẩm, thành phẩm thực hiện công tác bảo quản hàng

hóa trong kho một cách tốt nhất.

Quản đốc

Thủ kho Các tổ sản xuất

Tổ rang Tổ xay Tổ đóng

39

Các phân xưởng sản xuất:

- Tổ rang: từ cà phê nguyên hạt, bộ phận này tiến hành sang lọc, làm sạch, tẩm hương liệu và rang, đảm bảo có được mùi vị tốt nhất cho cà phê.

- Tổ xay: Cà phê sau khi rang được chuyển sang tổ xay, bộ phận này tiến hành xay sát, đảm bảo độ mịn và đều cho cà phê.

- Tổ đóng gói: sau công đoạn xay cà phê được đóng bao bì ở bộ phận này, đảm bảo đóng đúng quy cách và số lượng.

Ở mỗi tổ thì đều có bộ phận kiểm tra chất lượng để kịp thời phát hiện những

Một phần của tài liệu Ứng dụng marketing online để phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 37 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)