Tình hình thựchiện các hoạt động chủ yếu của Công ty

Một phần của tài liệu Công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước khánh hoà (Trang 76 - 113)

2.2.3.1. Hoạt động đầu vào:

Vốn:

Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Khánh Hòa là công ty 100% vốn Nhà nước, nguồn vốn kinh doanh của Công ty gồm có nguồn vốn từ ngân sách, vốn tự bổ sung và vốn vay.

Nguồn vốn tự bổ sung là từ Quỹ Đầu tư và phát triển của Công ty, quỹ này được trích lập theo quy định của Nhà nước.

Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Khánh Hòa sản xuất một mặt hàng đặc biệt, có tính thiết yếu phục vụ đời sống người dân nên luôn được ưu tiên cho vay vốn lớn với lãi suất thấp để đầu tư cho các công trình cấp, thoất nước. Nguồn vốn vay hiện nay của Công ty là vốn vay ODA, vay của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khánh Hòa với lãi suất 5%/năm, thời hạn trả nợ 20 năm (kể từ ngày 01/12/2004).

Hóa chất xử lý nước:

Để phục vụ cho công tác sản xuất nước máy phục vụ khách hàng, đảm bảo chất lượng nước, Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Khánh Hòa sử dụng các hóa chất tạo kết tủa, khử trùng, trung hòa độ pH.Các hóa chất này được mua từ Nhà máy Biên Hòa hoặc Nhà máy Tân Bình.

Hình thức mua như sau: các nhà máy chào hàng với công ty, công ty sẽ quyết định nhà máy nào được cung cấp hóa chất và lấy hóa chất từ nhà máy này.

Máy móc, thiết bị:

- Máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất, xây lắp:

Các máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất, xây lắp do phòng Kỹ thuật phụ trách mua theo hình thức đấu thầu. Khi có nhu cầu Công ty sẽ có thông báo để các nhà cung cấp tham gia đấu thầu giành quyền cung cấp máy móc, thiết bị cho Công ty.

- Máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác quản lý:

Việc mua các máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác quản lý như máy tính, máy photo, máy in, điện thoại, máy fax...thuộc trách nhiệm của phòng Tổ chức

hành chính với hình thức mua là chào hàng. Khi có nhu cầu Công ty sẽ có thông báo để các nhà cung cấp tham gia chào hàng để Công ty lựa chọn nhà cung cấp.

2.2.3.2. Quy trình kí kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng với khách hàng:

Quy trình từ khi khách hàng có nhu cầu sử dụng nước máy của Công ty đến khi Công ty chính thức cung cấp nước cho khách hàng:

- Khách hàng có nhu cầu đăng kývào tờ đơn (mẫu đơn lấy tại Công ty hoặc trên trang web của Công ty) gồm các thông tin: tên khách hàng, địa chỉ thường trú, địa chỉ lắp đặt nước, số điện thoại, số nhân khẩu, mục đích sử dụng nước (để tính giá nước). Ngoài ra trong tờ đơn còn có sơ đồ của khách hàng vẽ phát thảo để bộ phận thiết kế dễ dàng tìm địa chỉ.

-Đơn được bộ phận chăm sóc khách hàng tiếp nhận, nhập các thông tin của khách hàng vào hệ thống quản lý (phần mềm Water billing).

-Đơn chuyển tới bộ phận khảo sát thiết kế, bộ phận khảo sát thiết kế sẽ cử người có chuyên môn kỹ thuật xuống tận nhà đo đạc, lên dự toán, lên bảng vẽ thiết kế. Bảng vẽ thiết kế cũng được nhập vào hệ thống quản lý và trưởng phòng khảo sát thiết kế ký xác nhận.

- Thông tin tiếp tục chuyển qua phòng kế hoạch, phòng kế hoạch sẽ in hợp đồng mời khách hàng lên ký. Sau khi hoàn thành các thủ tục, khách hàng đóng tiền.

- Bộ phận thi công thi tiến hành thi công hệ thống cấp nước cho khách hàng. - Bộ phận thi công hoàn thành xong sẽ có bộ phận đi nghiệm thu công trình. - Cuối cùng sau khi nghiệm thu thì hồ sơ chuyển về phòng quan hệ khách hàng để quản lý, thu tiền nước.

BẢNG 5: Đơn giá nước máy của Công ty áp dụng từ tháng 11/2011. Đối tượng sử dụng nước Diên Khánh Nha Trang

Sinh hoạt 1 4371 5021 Sinh hoạt 2 5421 6071 Sinh hoạt 3 6471 7121 Sinh hoạt 4 8571 9221 Hành chính sự nghiệp 6532 7532 Bệnh viện, cơ sở y tế 6532 7532 Công cộng 5471 6471 Sản xuất vật chất 8070 9370 Kinh doanh dịch vụ, du lịch 9855 11355 (Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng)

2.2.3.3. Quản trị chiến lược:

Phòng Kế hoạch tổng hợp là bộ phận có trách nhiệm phối hợp cùng các phòng, các đơn vị để xây dựng đồng bộ kế hoạch SXKD dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của Công ty, đồng thời theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị Công ty, kịp thời đề xuất tham mưu cho Giám đốc bổ sung hoặc sửa đổi các kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế SXKD của Công ty trong từng thời kỳ.

Vào tháng 10 hàng năm, việc ấn định các chỉ tiêu kế hoạch cho năm sau được Phòng Tổ chức hành chính đảm trách với một số chỉ tiêu cơ bản như:

- Sản lượng nước máy sản xuất.

- Doanh thu: sản xuất nước máy, thi công xây lắp, khảo sát thiết kế. - Nộp ngân sách.

Các chỉ tiêu năm sau phải được xây dựng cao hơn năm trước từ 5% đến 7%. Chủ sở hữu tức UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ xét duyệt kế hoạch của Công ty và lấy đây là căn cứ để đánh giá mức độ Công ty hoàn thành kế hoạch.

2.2.3.4. Quảntrị sản xuất:

Công tác sản xuất nước máy tại Nhà máy nước Võ Cạnh - thôn Võ Cạnh, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang - công suất 75.000 m3/ngàyđêm.

Hiện nay tại Nhà máy nước Võ Cạnh có 28 cán bộ, công nhân, cụ thể gồm: - 1 quản đốc.

- 1 phó quản đốc. - 5 trưởng ca.

- 21 công nhân vận hành.

Các công nhân được chia thành 3 ca 4 kíp làm việc dể đảm bảo cho Nhà máy hoạt động liên tục 24/24.

Quy trình sản xuất nước máy:

-Nước thô được Trạm bơm cấp I lấy từ sông Cái Nha Trang đến 2 khu xử lý nước A và B.

- Tại Nhà hóa chất, các máy định lượng phèn, vôi, clo tự động tính toán lượng mỗi hóa chất cần thiết để xử lý nước cho lưu lượng nước chảy vào 2 khu xử lý. Số liệu về lượng hóa chất cần dùng được nhập vào máy và điều chỉnh khi cần thiết.

-Nước đã qua xử lý hóa chất được đưa vào bể chứa để trải qua giai đoanh lắng, lọc.

-Nước qua lắng,lọc được Trạm bơm cấp II đưa vào mạng lưới cấp nước. Số liệu về lượng phèn cần dùng được xác định thông qua thử tại Máy test phèn. Nhiều mẫu nước thô được cho vào những lượng phèn khác nhau và sau đó chọn lượng phèn cần dùng là lượng phèn tại mẫu thử có keo tụ nhiều nhất. Số liệu về lượng vôi và clo cần dùng thì được xác định qua đo độ pH, lượng clo của nước ở đầu ra bể chứa.

Sơ đồ quy trình sản xuất nước máy Nhà máy nước Võ Cạnh (Nguồn: Nhà máy nước Võ Cạnh)

- 80 - phèn vôi clo

clo

Ra mạng

Sơ đồ quy trình sản xuất nước máy Nhà máy nước Võ Cạnh TRẠM BƠM CẤPI NHÀ HÓA CHẤT KHU XỬLÝ A KHU XỬLÝ B BỂCHỨAA BỂCHỨAB TRẠMBƠM CẤPII A TRẠMBƠM CẤPII B kiểmtra nồng độclo,

2.2.3.5. Quản trị chất lượng:

Hiện nay Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Khánh Hòa sử dụng quy trình lắng lọc, xử lý hóa chất có sự hỗ trợ của các máy móc đem lại sự chính xác, đảm bảo chất lượng nước máy sản xuất ra.

Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước được tiến hành chặt chẽ, liên tục. Phòng Quản lý chất lượng nước chiu trách nhiệm lấy mẫu phân tích, đánh giá chât lượng nước, cụ thể:

1 tuần 1 lần lấy mẫu nước thô, nước đã xử lý để phân tích theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

6 tháng 1 lần tiến hành lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu nhóm B. 2 năm 1 lần tiến hành lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu nhóm C.

Ngoài ra, Công ty còn sử dụng máy phân tích chất lượng nước online tự động phân tích một số chỉ tiêu cơ bản và chuyền dữ liệu về thẳng Công ty.

Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích chất lượng nước đều tuân theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống của Bộ Y tế QCVN 01:2009/BYT.

Nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng nước, Công ty đã và đang không ngừng thay đổi, áp dụng các tiến bộ về khoa học công nghệ.

Tháng 7/2011 Công ty đã chính thức thay đổi công nghệ bể lắng ngang sang bể lắng Lamet. Ưu điểm của bể lắng mới là lắng tốt hơn loại bể cũ gần gâp đôi, độ đục sau lắng của nước giảm xuống.

Thời gian tới Công ty dự định áp dụng hóa chất mới là PAC, đây là chất keo tụ có thể thay thể phèn nhôm và không cần sử dung chất trung hòa độ pH là CaOH nữa. Việc đưa hóa chất mới này vào quy trình xử lý nước không những có khả năng keo tụ tốt hơn mà còn giúp tiết kiệm chi phí hóa chất.

Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Khánh Hòa tiến hành xây dựng Hệ thống quản lý chất lượngtheo ISO 9001:2008. Viện Đo lường Việt Nam là đơnvị tưvấn, đào tạo, hướng dẫn xây dựng Hệ thống Quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 cho Công ty.

Từngày 03/8/2011đến 05/8/2011,Viện Đo lườngViệt Namđã tiếnhành tổ chức tậphuấn về“ Nhận thứcchung về hệthống quản lý chất lượng – ISO 9000”, cho lãnhđạovà cán bộ nhân viên cácđơnvịtrựcthuộc công ty.Dựkiếncông trình sẽhoàn thành vàođầu năm2012.

Ngày 16/01/2012 Công ty Cấp thoátnướcKhánh Hòa đãđược chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 bởi Công ty cổ phần chứngnhậnQuốctếICB-VCSL. (2)

2.2.3.6. Hệ thống thông tin quản lý:

Việcxây dựngvàứngdụng cácchươngtrình phầnmềmluônđượclãnhđạo Công ty chú trọng và chỉ đạophòng công nghệ thông tin (CNTT) triển khai nhiều chương trình phần mềm phục vụ quản lý và đưa vào ứng dụng một cách có hiệu quả cao.Công ty không ngừng cải tiến, xây dựng và mua mới, ứng dụng nhiều chươngtrình, phầnmềmphụcvụcông tác quảnlý như:

Sử dụngphần mềm PMAC để quản lý lưu lượng và áp lực hệ thống mạng đường ống, sử dụng phần mềm AutoCAD trong thiết kế hệ thống cấp nước. Sử dụngcông nghệPLC áp dụngcho nhà máynướcVõ Cạnh.

Công ty đã đầu tư xây dựng một mạng máy tính nội bộ (LAN). Máy chủ đượcsửdụnghệ điềuhành Windows 2003 server. Các máy tínhđượcnốivớinhau theo mô hình Client – Server, thông qua cáp UTP. Các máy ởxa có thể truy cập đượcvớitrung tâm bằngcách quay sốqua VPN, qua Logmein, qua TeamView.

Sau khi thiết lập mạng máy tính nội bộ,Công tyđã xây dựng và ứng dụng các chương trình phần mềm trao đổi thông tin, báo cáo qua mạng, phục vụ công tác quảnlý, theo dõi,điềuhành sảnxuấtkinh doanh. Cụthể như:

- Xây dựnghệthống Website củacông ty http://www.ctnkh.com.vnđăngtải các nội dung, thông tin trong công ty, các chính sách, pháp luật, vănbảnmới của các ban ngành cho khách hàng và đối tác, Xây dựngphần tương tác với khách hàng giúp khách hàng thuận lợi trong việc theo dõi hóađơn tiền nước của mình (m3sửdụngtrong tháng và sốtiền nướccủatháng )...

- Xây dựng hệ thống Email nội bộ: user@ctnkh.com.vn. Nhờ đó, Công ty có thể gởi trực tiếp các tập tin, thư từ, vănbản đến các cá nhân, hoặc giữa các cá nhân vớinhau.

- Xây dựng và sửdụng hệ thống thông tin nội bộ thông qua gói phần mềm PORTAL OFFICE.

- Xây dựng hệ thống FTP nội bộ: Lưu trữ và chia sẻ các tài nguyên thông tin, cáccơsởdữliệucủacác bộphận, đơn vịvà Công ty.

- Truy cập internet tốc độ nhanh: Các máy được kết nối internet thông qua modem ADSL, thông qua phầnmềmMicrosoft ISA server.(2)

Một trong những phần mềm quan trọng nhất phục vụ công tác quản lý của Công ty là Water-Billing, áp dụng từ năm 2005. Phần mềm này được coi là phần mềm hữu hiệu cho các Cty cấp nước và dịch vụ môi trường đô thị, viễn thông và điện lực… nhằm quản lý hóa đơn dịch vụ và chăm sóc khách hàng theo một quy trình khép kín từ khi tiếp nhận giấy đăng ký sử dụng nước của khách hàng đến khi thanh lý hợp đồng. Đây là phần mềm quản lý hóa đơn nước (Water-Billing) nhằm làm giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống mức thấp nhất và phục vụ được lượng khách hàng lớn nhất.

Tất cả các chức năng và phân hệ trong hệ thống đều sử dụng chung một cơ sở dữ liệu về khách hàng, quản lý đồng hồ, công nợ. Người sử dụng chỉ phải nhập số liệu một lần, ví dụ: Thông tin về khách hàng được nhập trong phân hệ quản lý dịch vụ khách hàng. Các thông tin này sẽ được các phân hệ khác (quản lý hóa đơn, công nợ, công tơ…) sử dụng mà không cần nhập lại, góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả quản lý. Do Water-Billing chạy trên nền cơ sở dữ liệu tiên tiến và có khả năng lưu trữ lớn như SQL Server hoặc Oracle, nên hệ thống hoạt động ổn định, thông tin lưu trữ tập trung, tối ưu hóa đồng bộ. Không những thế, hệ thống này còn hỗ trợ đắc lực cho các Cty kinh doanh nước trong việc nâng cao chất lượng phục vụ cũng như quản lý khách hàng - công nợ hiệu quả và chống thất thu. Water-Billing cũng được thiết kế mở để phục vụ khả năng tích hợp với các phần mềm tác nghiệp khác của doanh nghiệp như quản lý nhân sự, lương... Hệ thống cũng được xây dựng để khách hàng có thể thanh toán bằng ATM như với điện thoại di động. Khi phần mềm này đang được sử dụng tại Cty Cấp thoát nước Khánh Hòa chỉ sau 3 tháng vận hành hệ thống, doanh thu của Cty đã tăng 30% giảm tỷ lệ thất thoát từ trên 25% xuống dưới 20%. Song quan trọng hơn, “Khi áp dụng hệ thống mới, thông tin chính xác ở mọi khâu, khác hẳn trước kia mỗi phòng ban đưa ra một con số” - ông Trần Văn Huy, Giám đốc Cty cho biết như vậy.

Trong tương lai, Cty Giải pháp phần mềm FPT sẽ nghiên cứu để nâng cấp sản phẩm này lên với nhiều tiện ích cho người sử dụng.(7)

Phát huy những thành quả đã đạt được, trong thời gian đến Công ty không ngừng nổ lực phấn đấu đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, quyết tâm xây dựng công ty trởthành đơnvị đi đầu trong ngành cấp nước toàn quốc về lĩnh vựcCNTT, đưaCNTT trởthành nhữngcông cụ đắclựcvà hữudụng cho công tác

quản lý và điều hành hoạt độngSXKD, giúp Công ty ngày càng phát triển nhanh và bềnvững.

2.2.4. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty:

BẢNG 6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, năm 2009- 2011. Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 09-10 Chênh lệch 10-11 2009 2010 2011 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Tổngdoanh thu (trđ) 93.990 121.281 145.815 27.291 29,04 24.534 20,23 2. Lợi nhuận sau

thuế(trđ) 13.516 16.891 19.332 3.375 24,97 2.441 14,45 3. Nộp ngân sách (trđ) 6.300 7.631 9.150 1.331 21,13 1.519 19,91 4. Lao động (người) 318 312 314 -6 1,89 2 0,64 5. Thu nhập b.quân người/tháng (trđ) 4,404 9,000 9,400 4,596 104,36 0,400 4,44 (Nguồn: phòng Tổ chức) Nhận xét:

Tổng doanh thu của Công ty giai đoạn 2009-2011 tăng. Năm 2010 tổng doanh thu tăng 27.291 triệu đồng (29,04%) so với năm 2009, năm 2011 tăng 24.534 triệu đồng (20,23%) so với năm 2010.

Lợi nhuận sau thuế của Công ty qua 3 năm đều tăng. Năm 2010 so với năm 2009 thì lợi nhuận sau thuế tăng 3 tỷ 376 triệu đồng (tương đương tăng 24,98%).Năm 2011 lợi nhuận sau thuế tăng 2 tỷ 441 triệu đồng so với năm 2010 (tương đương tăng 14,45%).

3 năm 2009 -2011 số nộp ngân sách của Công ty có xu hướng tăng, năm

Một phần của tài liệu Công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước khánh hoà (Trang 76 - 113)