Môi trường vĩ mô:

Một phần của tài liệu Công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước khánh hoà (Trang 66 - 113)

Môi trường tự nhiên:

Ở Khánh Hòa, tài nguyên nước quan trọng bậc nhất hiện nay của tỉnh là nước mặt sông Cái Nha Trang, dòng chảy này vừa hạn chế, vừa có nguy cơ cạn kiệt, bị ô nhiễm và chịu nhiều tác động của biến đối khí hậu toàn cầu.

Lưu vực sông Cái Nha Trang cótổng lượng dòng chảy vào khoảng 2,078 tỷm3/năm, trong đó tổng lượng dòng chảy 4 tháng mùa lũ (tháng 9 - 12) chiếm đến 65 -66 % lượng dòng chảy cả năm, còn lượng dòng chảy 8 tháng mùa cạn (tháng 01 - 8) chỉ chiếm từ 34 - 35% lượng dòng chảy cả năm. So sánh với nhu cầu dùng

nước, sự phân phối dòng chảy giữa hai mùa như trên là không đồng đều, rất bất lợi khi nguồn nguyên liệu chính không ổn định. Bởi lẽ, trong khi nhu cầu dùng nước trong các tháng mùa cạn rất cao thì dòng chảy trên sông nhỏ, trái lại nhu cầu dùng nước trong các tháng mùa lũ không cao lắm thì phần lớn nước tập trung trong những tháng này. Trong chuỗi số liệu quan trắc nhiều năm cũng có năm xảy ra mưa lũ tiểu mãn vào các tháng giữa mùa khô, nên đã góp phần làm giảm tình hình khô hạn, thiếu nước, song tần suất xảy ra khá thấp, lượng dòng chảy nhỏ, chỉ chiếm 3 -6% lượng dòng chảy năm.

Xét chuỗi số liệu quan trắc khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói chung và lưu vực sông Cái nói riêng thì cứ 6 -9 năm có một đợt hạn hán nặng, do ảnh hưởng của hiện tượng EL NINO, hạn hán thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp và hoạt động dân sinh.

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường nước lại đang là một vấn đề rất nghiêm trọng cho con người hiện nay. Tại thành phố Nha Trang và các khu công nghiệp chế xuất, hàng ngày có một khối lượng lớn rác thải và nước thải sinh hoạt, công nghiệp chưa qua xử lý đã thải vào hệ thống sông hoặc thấm vào trong lòng đất, nghiêm trọng nhất là ở khu vực hạ lưu sông. Tại vùng sản xuất nông nghiệp thì phân bón, thuốc trừ sâu sử dụng một cách bừa bãi đã làm cho những nguồn nước mặt và cả nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, dẫn đến chất lượng nước ngày càng kém đi. Ngoài ratrong mùa lũ lại có xu hướng tăng và lũ lớn kết hợp với rừng đầu nguồn bị phá hoại dẫn đến độ đục trong nước sông rất lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước.

Ngoài những tác động từ hoạt động dân sinh - kinh tế, tài nguyên nước nói chung và nước mặt nói riêng còn chịu tác động của biến đổi khí hậu. Biểu hiện rõ nét nhất đó là xu thế tăng lên của nhiệt độ không khí, sự biến động khá lớn về lượng mưa trong các mùa dẫn tới lượng bốc thoát hơi tăng, lượng dòng chảy năm, dòng chảy mùa cạn có xu thế giảm trong khi nhu cầu dùng nước cho các ngành kinh tế lại càng tăng.

Trong mùa khô, xu thế giảm mưa kéo dòng chảy giảm dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn cả ở phần nước mặt và nước dưới đất. Mặc dù trên các lưu vực sông đều có đập ngăn mặn, nhưng về mùa khô thì phần hạ lưu dưới đập có dòng chảy nhỏ hoặc không còn, cộng thêm tình trạng khai thác nước ngầm đã tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập sâu đến tận chân đập, xâm nhập mạnh hơn vào các tầng chứa nước ven sông, làm cho diện tích và độ mặn của nước ngày càng tăng. Các đợt khảo sát vùng cửa sông Cái Nha Trang gần đây cho thấy độ mặn 20/00có thể lấn sâu vào

trong sông đến 11km. Độ mặn lớn thường xuất hiện vào những đợt triều cường kết hợp với thời kỳ mực nước sông ở mức cạn kiệt trong năm và biến đổi theo dạng thủy triều tuy có chậm hơn mực nước triều (0 - 4h). (4)

Môi trường kinh tế:

Tình hình kinh tế của tỉnh Khánh Hòa ngày càng có sự tăng trưởng rõ rệt, năm 2009,2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh lần lượt đạt 10% và 11% (5). Thu nhập của người dân trong tỉnh ngày càng tăng. Điều này tác động đến cách tiêu dùng của người dân, tâm lý chi tiêu nhiều hơn đối với các sản phẩm thiết yếu, trong đó có nước sạch đáp ứng cho nhu cầu hàng ngày.

Tuy nhiên,sựbiến động chung của nền kinh tế đặc biệt là lạm phát khiến giá cả của nguyên nhiên vật liệu đầu vào nhưgiáđiện, các loại hóa chất, các loại ống … đều tăng, trong khi giábán sản phẩm lại nằm trong khung giádo nhànước chỉ định vì vậy đãảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh và tái đầu tư của Công ty.

Môi trường văn hóa, xã hội:

Việc sử dụng nguồn nước còn nhiều hoang phí, chưa có ý thức tiết kiệm nước, không tận dụng nguồn nước mưa, nước ao hồ để sửdụng trong tưới cây, làm mát… khai thác sử dụng tài nguyên nước chưa đúng quy định của nhà nước, chưa nhận thức đầy đủ về bảo vệ tài nguyên nước và môi trường.

Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội.

Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của người dân gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn…

Để gia tăng môi trường sống, người dân phá rừng lấp đất, sang ruộng cất nhà làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt không được thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển. Ngoài ra còn gây ngập lụt, trượt, lở đất

Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất.

Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu bè đi lại,hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển.

Chính sách của nhà nước:

Từ năm 1999 ở nước ta, Luật Tài nguyên nước được Quốc hội thông qua đã khẳng định: "Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường".

Tỉnh Khánh Hòa với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, đi liền với điều đó là nhu cầu dùng nước tăng lên, Khánh hòa có chính sách ưu tiên phát triển ngành cấp nước để đạt mục tiêu cung ứng nước cho nhu cầu người dân, tăng tỉ lệ dân được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh.

Hội nghị Tỉnh ủy Khánh Hòa lần thứ 8, ngày 9/01/2012 đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2012 đặt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2011 11%, tỉ lệ dân được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh đạt 93,5%. (6)

Một phần của tài liệu Công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước khánh hoà (Trang 66 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)