Môi trường kỹ thuật – công nghệ:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại chi nhánh công ty cổ phần vận tải tốc hành mai linh tại khánh hòa (Trang 43 - 130)

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

2. Môi trường sản xuất, kinh doanh của Chi nhánh

2.1.3. Môi trường kỹ thuật – công nghệ:

Đây là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Một công nghệ mới giúp cho công ty giảm được chi phí trong sản xuất nhờ giảm tối đa các phế phẩm, phế liệu trong quá trình sản xuất và ngược lại. Nhìn chung, máy móc công nghệ là nhân tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay với thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin thì khoa học công nghệ đã trở thành yếu tố cạnh tranh cơ bản để công ty đứng vững trên thị trường. Khoa học – công nghệ luôn thay đổi từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây. Vì vậy, việc nắm bắt nhanh nhạy thông tin để kịp thời đổi mới là rất cần thiết trong mỗi doanh nghiệp.

- Cùng với sự phát triển chung, công nghệ trong giao thông vận tải đang xuất hiện nhiều phương tiện có trang thiết bị tiên tiến và hiện đại. Ngày càng xuất hiện nhiều những chiếc xe khách chất lượng cao cả về tiêu chuẩn phương tiện và tiêu chuẩn phục vụ. Hành khách đi trên xe ngày càng tiết kiệm được nhiều thời gian, cảm thấy an toàn và thoải mái hơn. Hiểu được điều này nên ban lãnh đạo Mai Linh Express luôn nâng cao các yếu tố thuộc môi trường công nghệ của mình và theo lộ trình năm 2012 tất cả các xe khách chất lượng cao của Mai Linh sẽ được lắp đặt các hệ thống định vị toàn cầu (GPS) mà hiện tại mới chỉ có ở các xe 45 chỗ ngồi, nhằm đảm bảo sự an toàn và mang lại sự hài lòng cao nhất cho hành khách trên xe.

- Các phương tiện vận tải được sản xuất không chỉ dựa trên công nghệ hiện đại mà còn phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của chính quyền khi đưa vào sử dụng về thời gian, mức độ bảo hiểm, bảo dưỡng, …

2.1.4. Môi trường văn hóa – xã hội:

Sự tác động của các yếu tố văn hóa – xã hội thường có tính dài hạn, và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó phân biệt được. Hiểu biết nó là những cơ hội rất quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp.

- Theo kết quả đợt tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy: dân số Việt Nam đạt 85,8 triệu người, đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Như vậy, sau 10 năm (từ 1999 đến 2009), dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu người; có nghĩa là trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng gần một triệu người. Cũng theo kết quả của cuộc điều tra này, dân số thành thị là 25.347.262 người (chiếm 29,6%), dân số nông thôn là 60.415.311 người (chiếm 70,4%). Vào năm 1999, tỷ lệ dân số thành thị chiếm 23,5%. Trong số 9,4 triệu người tăng thêm từ năm 1999-2009, có đến 7,3 triệu người (chiếm 77%) tăng lên ở khu vực thành thị. Có thể nói đây là thông tin không mấy tốt đẹp cho xã hội vì nó sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến môi trường, việc làm, tệ nạn xã hội … nhưng lại là thông tin tốt cho các đơn vị kinh doanh vận tải như Chi nhánh. Điều đó sẽ làm ra tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ góp phần mở rộng thị phần và nâng cao doanh thu của Chi nhánh.

- Do tính chất đặc thù về vị trí địa lý, thiên nhiên và con người đã tạo điều kiện thuận lợi cho Khánh Hòa phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội. Việc hình thành các khu công nghiệp đã thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính yếu tố này đã thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương và các vùng lân cận. Và do đó, nhu cầu đi lại vận chuyển của dân cư ngày càng tăng. Đây chính là tiềm năng, là động lực để phát triển hệ thống vận chuyển hành khách bằng xe chất lượng cao.

- Khánh Hòa có nền văn hóa và lịch sử lâu đời. Cách đây hàng ngàn năm, con người đã sinh sống tại đây. Trống đồng được phát hiện tại Nha Trang có niên đại trên 2000 năm. Trên những mảnh đất này có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Raglai, Hoa, Giẻ Triêng, Êđê, Tày, Nùng, Mường, Chăm … Nét đặc sắc của văn hóa dân gian ở Khánh Hòa là có nhiều lễ hội mang tính tôn giáo cổ, gồm các lễ hội như: lễ

hội Tháp Bà, lễ hội Am Chúa, lễ hội Cá Voi … Chính các lễ hội này đã góp phần thu hút nhiều khách du lịch đến với Khánh Hòa.

- Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước thì đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhất là ở thành thị và vùng ven đô. Sự thay đổi không đồng đều trên đã dẫn đến một thực tế đó là sự chênh lệch giàu nghèo. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng tới những chính sách nhằm giảm bớt sự chênh lệch đó. Để hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế và thoát nghèo, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai nhiều chương trình, dự án trong đó có chương trình 135 về phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa.

Muốn vậy, trước tiên phải phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vấn đề giao thông vận tải từ lâu được xem là yếu kém.

- Bên cạnh những tác động của tăng trưởng kinh tế thì những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân. Giá cả các mặt hàng ngày càng leo thang, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng gây nhiễm độc ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.

- Hòa nhập nhưng không hòa tan, nền văn hóa Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng. Thế giới ngày càng biết đến Việt Nam như cái nôi của nền văn hóa giàu bản sắc. Hội nhập để giới thiệu văn hóa với bạn bè trên thế giới nhưng đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Ngay cả văn hóa tham gia giao thông văn minh, lịch sự, đảm bảo an toàn cao nhất cả về người và tài sản cho khách hàng của các công ty vận tải đều được thực hiện một cách rất nghiêm chỉnh.

2.1.5. Môi trường tự nhiên:

Có thể nói các điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, mặt khác nó cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế. Trong nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành các yếu tố quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ. Đứng trước một thực tại như ngày nay thì con người phải trả giá cho sự xuống cấp của môi trường tự nhiên là vô cùng to lớn và không thể tính được.

- Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp vận tải nói chung và Chi nhánh Mai Linh Express – Khánh Hòa nói riêng. Vào mùa mưa lượng khách đi lại rất ít, hầu như các doanh nghiệp vận tải đều phải chịu lỗ trong thời gian này. Đặc biệt là vào những ngày mưa bão, tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều bị ngưng trệ. Tuy nhiên vào mùa hè hay những ngày lễ hội thì lượng khách hàng có nhu cầu đi lại tăng lên đáng kể, thậm chí nhiều khi cung không đủ cầu. Nhưng nhìn chung, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa khô kéo dài từ tháng Giêng đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, nhiệt độ bình quân hàng năm là 26OC, nóng nhất 39OC, lạnh nhất 14,4OC.

- Nha Trang có các bãi biển rất đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Vịnh Nha Trang là một trong 30 vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức được công nhận vào tháng 7/2003. Bên cạnh đó với bờ biển kéo dài, có nhiều vịnh và bãi biển đẹp, Khánh Hòa đã trở thành nơi có vị trí chiến lược quan trọng về phát triển kinh tế và quân sự. Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, với khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa. Dọc theo bờ biển từ Đại Lãnh trở vào đến Ghềnh Đá Bạc, Khánh Hòa có 6 đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, hòn Khói, vịnh Nha Phú, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Trong đó nổi bật nhất có vịnh Cam Ranh được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á và là vịnh có địa thế quân sự quan trọng. Nơi đây cũng được biết đến như một thành phố sự kiện với các sự kiện lớn như Festival Biển (Nha Trang), Hoa hậu hoàn vũ 2008, Hoa hậu Thế giới 2010, …Chính vì vậy mà nhu cầu đi lại rất nhiều và là cơ hội cho các hãng kinh doanh dịch vụ vận tải không chỉ riêng gì Mai Linh Express.

2.1. Môi trường vi mô.

Hoạt động sản xuất trên thị trường hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt mình vào môi trường cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các nhà chiến lược

là phải phân tích và phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định các cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến cạnh tranh của họ.

Hình 2.2: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh.

2.2.1. Khách hàng:

Khách hàng là một phần của doanh nghiệp, khách hàng bao gồm: người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối (bán buôn, bán lẻ), các nhà mua công nghiệp và người mua hàng cho các tổ chức nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Chính sự trung thành của khách hàng là một lợi thế của doanh nghiệp, sự trung thành đó xuất phát từ sự thỏa mãn những nhu cầu của họ bởi doanh nghiệp, các doanh nghiệp muốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh phải hướng những nỗ lực của hoạt động Marketing vào khách hàng, thu hút sự chú ý, kích thích sự quan tâm, thúc đẩy khách hàng đến với sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong trường hợp này, khách hàng sẽ mang đến cơ hội cho doanh nghiệp. Ngược lại, khách hàng có thể tạo ra đe dọa khi họ buộc doanh nghiệp giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn. Có thể nói, khách hàng là tài sản quý giá của doanh nghiệp, do đó khi xây dựng chiến lược sản phẩm và tiến hành sản xuất phải biết sản phẩm làm ra cung cấp cho ai? Nhóm khách hàng nào? Khả năng tiêu thụ là bao nhiêu?

Là đơn vị kinh doanh dịch vụ xe khách chất lượng cao, doanh thu Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng. Nếu Mai Linh Express cung cấp những dịch vụ

Doanh nghiệp và các đối thủ hiện tại

Sản phẩm và các dịch vụ thay thế Quyền lực của nhà cung ứng Sức ép của khách hàng Các đối thủ tiềm ẩn

đáp ứng tối đa những nhu cầu thiết yếu của khách hàng và ngày càng đáp ứng tốt hơn những nhu cầu cao hơn của họ thì Chi nhánh sẽ giữ được một lượng lớn khách hàng tin tưởng và sử dụng thường xuyên dịch vụ của mình. Hiện tại, với phương châm “Tất cả vì khách hàng” tất cả các cán bộ công nhân viên tại Chi nhánh luôn cố gắng mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

2.2.2. Nhà cung cấp:

Các nhà cung cấp là những tổ chức, cá nhân có khả năng sản xuất và cung cấp các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên nhiên liệu, các loại dịch vụ, phương tiện vận chuyển, thông tin. Việc các nhà cung cấp đảm bảo đầy đủ các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp về: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, các điều kiện cung cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhà cung cấp có thể gây áp lực đe dọa đến doanh nghiệp khi họ có quyền quyết định tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp, qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nhà cung cấp của Chi nhánh chủ yếu là các nhà cung cấp nhiên liệu (xăng, dầu…). Cụ thể, nhà cung cấp chính thức về nhiên liệu chính về nhiên liệu cho Chi nhánh là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Ngoài ra trong quá trình hoạt động cần đảm bảo nguồn vốn được ổn định, Chi nhánh rất cần các nhà cung cấp về mặt tài chính, đó chính là các Ngân hàng. Chúng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình hoạt động của Chi nhánh. Hiện tại, Chi nhánh đang hợp tác rất tốt với nhiều Ngân hàng như: NH Ngoại thương, NH Đông Á, NH ACB…

Chi nhánh cần phải giữ mối quan hệ tốt đối với các nhà cung cấp trên để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra một cách liên tục vì họ chính là nguồn cung cấp đầu vào cho Chi nhánh. Ngoài ra việc giữ gìn mối quan hệ tốt với nhà cung cấp còn góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh cho Chi nhánh vì khi có biến động như tăng giá xăng dầu (tính từ ngày 15/12/2009 đến nay, xăng đã 2 lần tăng giá( ngày 14/1 và ngày 21/2) và cả 2 lần tăng giá trong giai đoạn này đều cao hơn

mức tăng của thế giới) hay khan hiếm nguồn nguyên liệu… thì Chi nhánh sẽ được ưu tiên hơn so với đối thủ cạnh tranh nhờ vào mối quan hệ.

2.2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên khốc liệt, đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Khi xem xét đối thủ cạnh tranh hiện tại doanh nghiệp cần nhận thấy: Nếu đối thủ càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội tăng giá và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại khi các đối thủ cạnh tranh mạnh thì sự cạnh tranh về giá là đáng kể. Tính chất và cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện tại trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố sau: số lượng và quy mô của các đối thủ cạnh tranh trong ngành; Tốc độ tăng trưởng ngành; Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao; Khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ; Các rào cản rút lui; Mối quan hệ giữa rào cản gia nhập và rào cản rút lui.

Hiện nay trên thị trường Khánh Hòa có rất nhiều doanh nghiệp vận tải hoạt động mạnh như: Phương Trang, Hạnh café, Hoàng Long, Cúc Tùng, Trà Lan Viên, Quang Hạnh … Các doanh nghiệp này cạnh tranh với Mai Linh từ giá, chất lượng dịch vụ đến các chính sách tiếp thị và quảng bá thương hiệu. Chính vì vậy, Chi nhánh cần đầu tư thời gian để nghiên cứu và đưa ra các chiến lược để có thế cạnh tranh được với các đối thủ đó.

2.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng ngành sản xuất nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành. Vì vậy, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau đều có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của Mai Linh Express – Khánh Hòa. Các doanh nghiệp cần quan tâm tới việc bảo vệ vị trí cạnh tranh của mình, duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài.

2.2.5. Sản phẩm và dịch vụ thay thế:

Sản phẩm và dịch vụ thay thế là sản phẩm và dịch vụ khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu điểm hơn

sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt. Vì vây, việc phân tích sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại chi nhánh công ty cổ phần vận tải tốc hành mai linh tại khánh hòa (Trang 43 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)