Môi trường chính trị pháp luật:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại chi nhánh công ty cổ phần vận tải tốc hành mai linh tại khánh hòa (Trang 41 - 43)

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

2.1.2.Môi trường chính trị pháp luật:

2. Môi trường sản xuất, kinh doanh của Chi nhánh

2.1.2.Môi trường chính trị pháp luật:

- Những thay đổi trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến Chi nhánh. Xuất phát từ vai trò của hoạt động vận tải trong nền kinh tế quốc dân, giao thông vận tải được xem là mạch máu nối liền các thành phần kinh tế, Đảng và Nhà nước đã nhận thấy việc nâng cấp, xây dựng các tuyến đường giao thông là hết sức cần thiết. Đối với Chi nhánh Mai Linh Express – Khánh Hòa nói riêng, điều đó sẽ góp phần nâng cao độ an toàn, thoải mái trong quá trình hoạt động cho các phương tiện vận tải hành khách và là cơ sở để thu hút nhu cầu đi lại

của người dân. Đặc biệt, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định 3336/QĐ-BGTVT về Chương trình hành động của Bộ thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) giai đoạn 2007 – 2012. Trong chương trình hành động này, Bộ sẽ nghiên cứu cập nhật, điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, chú ý đến quy hoạch hệ thống hạ tầng, dịch vụ logistics ở những hành lang vận tải và khu vực thương mại xuất, nhập khẩu chính; quy hoạch tổng thể phát triển các mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không, sân bay, đường thủy nội và quy hoạch giao thông các vùng kinh tế trọng điểm theo yêu cầu ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm khả năng cạnh tranh để định hướng đầu tư của doanh nghiệp.

Năm 2007, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đã chính thức ra quyết định xây dựng thành phố Nha Trang thành một trung tâm kinh tế của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đây chính là cơ hội lớn đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

- Ngày 03/12/2004 tại kỳ họp thứ 6, khóa 10 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Cạnh Tranh. Luật cạnh tranh của Việt Nam ra đời trong bối cảnh chúng ta đang trên lộ trình tìm kiếm cơ chế quản lý kinh tế thích hợp và đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế là hoàn toàn phù hợp. Với vai trò bảo hộ cho sự tự do cạnh tranh, Luật cạnh tranh xác định giới hạn trong hành xử của doanh nghiệp bằng cách khoanh lại những vùng lợi ích nhạy cảm cần bảo vệ mà doanh nghiệp không được xâm phạm. Hành động này góp phần bảo vệ tất cả các doanh nghiệp khỏi sự cạnh tranh thiếu lành mạnh từ các doanh nghiệp thiếu minh bạch, gian lận trong làm ăn buôn bán. Và tất nhiên, kinh doanh trong ngành vận tải hành khách, với luật này Chi nhánh sẽ không lo vấp phải bất cứ sự cạnh tranh thiếu lành mạnh nào từ các đối thủ khác.

- Việt Nam luôn được thế giới biết đến với một nền chính trị ổn định, không xảy ra các cuộc khủng bố. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài cũng như khách du lịch đến Việt Nam. Lượng khách du lịch tăng thì số lượng người tham gia các dịch vụ của Chi nhánh cũng

tăng, tạo điều kiện thuận lợi để Chi nhánh phát triển. Với các chính sách cụ thể về thuế, an ninh, bảo vệ môi trường, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp Chi nhánh phát triển thuận lợi hơn. Ngoài ra tình hình chính trị ổn định cũng giúp Chi nhánh có thể hạn chế rủi ro, an tâm hơn trong các dự án đầu tư của mình.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại chi nhánh công ty cổ phần vận tải tốc hành mai linh tại khánh hòa (Trang 41 - 43)