3.1.1.1. Tác động của bối cảnh quốc tế
Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng; toàn cầu hóa kinh tế, với vai trò ngày càng lớn của các công ty quốc tế xuyên quốc gia ngày càng lớn, tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế.
Trong quan hệ quốc tế, cục diện đa cực với sự chi phối của các nước lớn ngày càng thể hiện rõ thay thế cho cục diện hai cực trước đây; quan hệ quốc gia, dân tộc và giữa các bộ phận, các nhóm dân cư...có nhiều điểm mới. Hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, bên cạnh đó vẫn tiếp tục diễn ra xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành tài nguyên, lãnh thổ...
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ; khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh
vực của đời sống xã hội.Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng.
Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.
Trong những thập niên qua, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có những biến đổi sâu sắc do tác động của quá trình quốc tế hóa và khu vực hóa:
Vai trò ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ, Trung Quốc làm thay đổi cán cân quyền lực kinh tế - chính trị
trên thế giới. Các nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bước vào thời kỳ hợp tác sâu rộng theo hiến chương ASEAN và xây dựng cộng đồng dựa trên 3 trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hoá – xã hội. ASEAN ngày càng khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình nhưng cũng phải đối phó với các thách thức mới.
3.1.1.2. Bối cảnh trong nước
Chủ trương đổi mới đã giúp Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại và đưa đất nước từ một nền kinh tế nghèo nàn đến một trong những nước có tăng trưởng kinh tế cao của châu Á. Tiến trình hội nhập được cụ thể hóa qua việc Việt Nam trở nên thành viên của khối ASEAN, tham gia APEC, gia nhập WTO. Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn nước ngoài.
Môi trường kinh doanh trong cả nước được cải thiện theo hướng ngày càng thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước ổn định về chính trị - xã hội, kinh tế vĩ mô và NLCT quốc gia dần được nâng cao ( theo xếp hạng tại Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF thì Việt Nam có vị trí 77 trong tổng số 125 quốc gia tham gia xếp hạng năm 2006, thứ 68/131 năm 2007, thứ 70/134 năm 2008, thứ 75/133 năm 2009, thứ 59/139 năm 2010 và thứ 65/142 năm 2011).
Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp. Thông qua các chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách và các công cụ khác nhằm duy trì ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên,nước ta còn không ít những khó khăn thách thức: năng lực sản xuất còn thấp kém, nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển còn hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, trình độ quản lý, điều hành chưa theo kịp đòi hỏi của thời kỳ mới, trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
3.1.1.3. Các yếu tố phát triển nội sinh
Khánh Hòa là tỉnh ven biển duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Phú Yên, phía Nam giáp Ninh Thuận và phía Tây giáp Đăklắc, Lâm Đồng. Diện tích
toàn tỉnh là 5.197km2, dân số 1110 nghìn người chiếm 1.58% về diện tích và
1.35% về dân số của cả nước. Cùng với phần đất liền, Khánh Hòa còn có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với hơn 40 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển trong đó có quần đảo Trường Sa với vị trí rất quan trọng về quốc phòng và kinh tế của cả nước. Tỉnh có các cảng biển Nha Trang và trong tương lai là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, sân bay Cam Ranh trong tương lai có thể đón nhận các máy bay Boeing, Airbus tải trọng lớn cất và hạ cánh. Bên cạnh thuận lợi về giao thông đường biển, Khánh Hòa còn là nút giao thông quan trọng trên bộ với vị trí là điểm giao nhau của nhiều tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1, Quốc lộ 26, 27.
Bên cạnh thuận lợi về vị trí địa lý, Khánh Hòa còn có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội bao gồm khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và nguồn lao động tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Về mặt dân số và nguồn nhân lực, Khánh Hòa là nơi cư trú của nhiều dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 95,5% Raglai 3,17%; Hoa 0,58%. Mật độ dân số
trung bình toàn tỉnh là 217 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ
yếu ở thành phố Nha Trang.
3.1.2.Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2020 đoạn 2011 – 2020
3.1.2.1. Quan điểm phát triển
a) Xây dựng Khánh Hòa trở thành trung tâm của khu vực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên
Khai thác tối đa có hiệu quả nguồn nội lực và bằng mọi cách thu hút các nguồn ngoại lực để nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ của tỉnh; bảo đảm cho nền kinh tế tỉnh phát triển nhanh, hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả. Đến trước năm 2020, Khánh Hòa trở thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương.
b) Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng nhanh khu vực có năng suất lao động cao, hiệu quả lớn; hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những vùng động lực kinh tế của tỉnh
Hình thành cơ cấu kinh tế Khánh Hoà là dịch vụ, du lịch - công nghiệp - nông lâm ngư nghiệp với sự đa dạng về quy mô vừa và nhỏ; hướng vào những điều kiện tiên quyết tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, công nghê và nhân lực). Cơ cấu kinh tế tạo tăng trưởng nhanh, ổn định trong thời gian dài, bền vững, đem lại công bằng, tiến bộ xã hội.
Đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Khánh Hòa có lợi thế cạnh tranh như du lịch, dịch vụ, công nghiệp với giá trị quốc gia chiếm tỷ trọng và có hàm lượng khoa học công nghệ cao (các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản...). Hình thành 3 địa bàn động lực ở phía bắc (khu kinh tế Vân Phong), phía Nam (khu kinh tế Cam Ranh) và giữa tỉnh là Nha Trang - trung tâm hành chính, trung tâm tài chính, du lịch và nghỉ dưỡng, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và nghiên cứu khoa học.
c) Chú trọng tới công bằng xã hội giảm bớt sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn, giữa hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và các khu vực miền núi dân tộc khó khăn khác của tỉnh với khu vực đô thị và các khu kinh tế.
d) Nâng cao chất lượng và chú trọng tới đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh
Chú trọng tới các chính sách phát triển và đào tạo; chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các tỉnh, thành phố phát triển trong nước và ở nước ngoài về xây dựng quê hương. Khuyến khích mọi người cùng làm giàu chính đáng cho mình và xã hội; có cơ chế tạo công bằng xã hội trong phát triển giáo dục, đào tạo nhất là đào tạo đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân. e) Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
chính trị, kinh tế cụ thể trên từng địa bàn đô thị, nông thôn và các khu vực khác của tỉnh.
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế
Đẩy nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, tốc độ tăng GDP thời kỳ 2011-2015 khoảng 12,5% và thời kỳ 2016- 2020 khoảng 13%. GDP bình quân đầu người đạt 32,777 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 56,71 triệu đồng vào năm 2020.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp. Tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ sẽ tăng lên 47%; khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 47%, GDP khu vực nông nghiệp giảm dần từ xuống 6% vào năm 2020.
Tỷ lệ huy động vào ngân sách thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 22 – 23% và thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 24% so với GDP.
Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, ổn định và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chủ động và khẩn trương trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 15 – 16%. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt khoảng 2.500 triệu USD và đến năm 2020 đạt khoảng 3.500 triệu USD.
Kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội được xây dựng đồng bộ, đạt tiêu chí của đô thị loại I trên phạm vi toàn tỉnh.
3.1.3.Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự báo về sản lượng của Khánh Hòa năm 2010 – 2015 - 2020. Hòa năm 2010 – 2015 - 2020.
3.1.3.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tê
Đến năm 2020, khu vực dịch vụ sẽ chiếm đến 47% tổng sản phẩm của tỉnh (theo quy hoạch phát triển của tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020).
Bảng 3.1: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa đến 2010 – 2015 và 2020
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020
Tổng sản phẩm 100 100
Công nghiệp và xây dựng 45 47
Nông nghiệp 8 6
Dịch vụ 47 47
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020
3.1.3.2. Dự báo về sản lượng
Tổng sản phẩm của tỉnh Khánh Hoà năm 2015 được dự báo là 23.834 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994). Trong đó tỷ trọng lớn nhất là khu vực dịch vụ, sau đó là công nghiệp và xây dựng.
Bảng 3.2: Quy hoạch Tổng sản phẩm Khánh Hoà (giá cố định 1994 - Tỷ đồng)
Năm Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ GDP
2015 10.818 2.169 10.848 23.834
2020 21.571 2.490 19.853 43.913
(Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hoà đến 2020)
Theo đó, giá trị GDP dự tính ngành công nghiệp chế biến sẽ có mức tăng lớn nhất. Trong ngành công nghiệp chế biến, sản phẩm của ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống tăng nhiều nhất (phần nào do ngành chế biến thủy sản thuộc nhóm này). Ngành thương nghiệp và sửa chữa xe có động cơ cũng tăng đáng kể. Tới năm 2020, khu vực dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất, đóng góp 47% tổng sản phẩm.
3.1.4.Định hướng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 và có tính đến năm 2020 2015 và có tính đến năm 2020
Từ các điều kiện thực tế cũng như mục tiêu phát triển kinh tế trên của tỉnh, những định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2015 và hướng đến năm 2020 như sau:
1. Tập trung phát triển các ngành tạo ra sản phẩm có hàm lượng tri thức và công nghệ cao (công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới); cá ngành có lợi thế cạnh tranh, có thương hiệu với 9 nhóm ngành sản phẩm sau:
(1)Đóng mới, sửa chữa tàu thuyền; các sản phẩm công nghiệp điện tử (máy
tính, máy văn phòng, điện tử công nghiệp, điện tử y tế…), công nghệ thông tin, sản phẩm cơ khí chế tạo (máy công cụ, lắp ráp – chế tạo ô tô, xe máy,…);
(2)Chế biến hải sản;
(3)Dệt, may, phụ kiện may;
(4)Chế biến lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ;
(5)Chế biến nông sản;
(6)Sản xuất nước giải khát;
(7)Khai thác chế biến khoáng sản – sản xuất vật liệu xây dựng;
(8)Sản xuất điện;
(9)Công nghệ thông tin;
Các ngành công nghiệp chủ lực trên được phát triển và phân bố chủ yếu ở 03 vùng kinh tế trọng điểm, đó là:
+ Vùng trọng điểm Nha Trang – Diên Khánh và phụ cận (Khánh Vĩnh ). + Vùng trọng điểm Khu kinh tế Vân Phong ( Vạn Ninh và Nình Hòa). + Vùng trọng điểm Khu kinh tế Cam Ranh và phụ cận (Khánh Sơn, Trường Sa).
2. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kinh tế tri thức
cao, ưu tiên phát triển ngành công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hóa; huy động tổng hợp và sử dụng có hiệu quả những nguồn lực trong nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, coi trọng các ngành và sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao để tăng năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ
tiêu dùng, tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu trên cơ sở đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu và bảo vệ môi trường. Chuyển từ khai thác và sử dụng tài nguyên dưới dạng thô sang chế biến tinh xảo hơn, nâng cao giá trị gia tăng từ mỗi đơn vị tài nguyên được khai thác. Chuyển dần sự tham gia thị trường quốc tế bằng những sản phẩm thô sang dạng các sản phẩm chế biến tinh và dịch vụ. Chú trọng nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
4. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp truyền thống,
nhất là sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, chế biến lương thực thực phẩm,… phục vụ nhu cầu tại chỗ cho du lịch và xuất khẩu nhằm tăng thêm thu nhập cho người lao động, giải quyết việc làm và góp phần từng bước đô thị hóa nông thôn.
5. Xây dựng cơ sở hạ tầng và lấp đầy diện tích đất cho thuê các khu công
nghiệp trên địa bàn là: Suối Dầu, Ninh Thủy, Vạn Ninh, Nam và Bắc Cam Ranh và một số khu khác trong khu kinh tế Vân Phong và Cam Ranh. Đẩy mạnh tiến độ xây dựng CSHT các khu công nghiệp vừa và nhỏ ở các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa và Diên Khánh tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.2. Giải pháp nâng cao chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2020 Hòa giai đoạn 2011 – 2020
Với những mục tiêu, kế hoạch tỉnh đã đề ra cùng với thực trạng đang tồn tại để tỉnh Khánh Hòa có thể đạt được kết quả như mong đợi thì tác giả xin đề xuất giải pháp như sau:
3.2.1. Giải pháp 1: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến thương mại và đầu tư thương mại và đầu tư
a. Căn cứ của giải pháp:
Trong thời buổi hiện nay, khi ngày càng nhiều các công ty mới xâm nhập thị