So sánh với địa phương cạnh tranh và địa phương có nét tương

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 89 - 137)

với Khánh Hòa

Xét trên phạm vi toàn quốc cũng như trong khu vực Duyên hải miền Trung, đặc biệt là Duyên hải Nam Trung Bộ thì hiện nay có Bình Định là địa phương đang cạnh tranh trực tiếp với Khánh Hòa và Quảng Ninh là địa phương có những đặc điểm cũng như điều kiện tương đồng với Khánh Hòa.

- Bình Định được cho là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Khánh Hòa vì hiện

nay Quy Nhơn là đô thị loại 1 theo định hướng quy hoạch phát triển Bình Định đến năm 2020 cũng giống như Khánh Hòa, sẽ là tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là trung tâm kinh tế xã hội của vùng. Bên cạnh đó với lợi thế sẵn có của mình về biển đảo, giao thông thuận lợi và là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y 300km là nơi có thể trung chuyển hàng hóa của 2 nước Lào và Campuchia đi xuất khẩu. Khi hiện nay Bình Định đang xây dựng một số khu công công nghiệp như Phú Tài, Long Mỹ và tiếp tục phát triển các khu công nghiệp: Nhơn Hội, Nhơn Hoà, Hoà Hội, Cát Khánh, Cát Trinh, Bồng Sơn, Bình Nghi - Nhơn Tân. Hơn nữa, Bình Định lại là tỉnh đang phát triển với những điều kiện khá tương đồng với Khánh Hòa khi có vị trí ở khu vực miền Trung. Vì vậy, trong khu vực Nam Trung Bộ bên cạnh Khánh Hòa thì Bình Định cũng là một trong những nơi mà các DN muốn đầu tư sẽ nhắm tới. Chính vì lý do đó mà hiện tại và trong tương lai, đây sẽ là một trong những địa phương cạnh tranh trực tiếp với Khánh Hòa.

- Quảng Ninh và Khánh Hòa lần lượt là trung tâm kinh tế chính trị của khu

vực Đông Bắc Bộ, khu vực Nam Trung Bộ. Thu nhập bình quân đầu người của hai địa phương này năm 2010 lần lượt là 1587 USD đối với Quảng Ninh và 1480 USD đối với Khánh Hòa. Xét trong phạm vi cả nước, Khánh Hòa và Quảng Ninh có nhiều nét tương đồng, nhất là những điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội. Cụ thể như:

• Quảng Ninh là một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đồng thời

• Một số bến cảng lớn phục vụ vận tải thuỷ ở Quảng Ninh: Cảng Cái Lân (đây là cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành cảng biển lớn, có công suất thông qua cảng 15 triệu tấn/năm), Cảng Vạn Gia, Cảng Cửa Ông, Cảng Hòn Nét, Cảng Mũi Chùa.

• Sân bay Vân Đồn đạt tiêu chuẩn quốc tế.

• Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại bậc nhất của cả nước, có

nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long. Với bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu du lịch hiện đại mang tầm cỡ quốc tế.

• Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng 13%, thời kỳ 2011

- 2020 khoảng 14.2%. GDP bình quân đầu người vào năm 2010 (giá so sánh năm 1994) đạt 950 USD, năm 2020 đạt trên 3.120 USD.

• Không những vậy trong định hướng phát triển kinh tế của địa phương thì

Quảng Ninh và Khánh Hòa đều tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lấy Dịch vụ du lịch và Công nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao gần 50% cho 2 loại hình này của 2 địa phương.

Biểu đồ 2.12: Cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh và Khánh Hòa năm 2020

a. Chỉ tiêu “Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay”

Biểu đồ 2.13: Thể hiệnSố hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức của Khánh Hòa và Bình Định qua các năm

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI

So sánh Khánh Hòa với Bình Định: Nhìn vào số liệu bên dưới cũng như biểu đồ trên ta thấy rằng Bình Định có sự khởi đầy tốt hơn về số lượng hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức. Tuy nhiên, đó chỉ là sự khởi đầu. Bắt đầu từ năm 2007 trở đi số lượng của chỉ tiêu này đã giảm đi một cách đáng kể cho đến năm 2011, chỉ tiêu này đã tăng lên rất nhiều.Mặt khác, ta cũng thấy rằng trong giai đoạn 2006 – 2008, sự thay đổi theo chiều hướng gia tăng chỉ số này của Khánh Hòa rất là lớn. Dù vậy, điều này không tồn tại lâu. Trong 3 năm gần đây, có vẻ như với tình hình kinh tế khó khăn, số lượng các hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức ở Khánh Hòa lẫn Bình Định đã có chiều hướng giảm rồi lại tăng lên theo tỷ lệ khá đồng đều và sát nhau. Điều này một lần nữa khẳng định được đây là 2 địa phương cạnh tranh nhau để phát triển.

Biểu đồ 2.14: Thể hiệnSố hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức của Khánh Hòa và Quảng Ninh qua các năm

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI

So sánh Khánh Hòa với Quảng Ninh: Từ biểu đồ trên ta thấy rằng số hội chợ thương mại của cả 2 địa phương này đều có sự tăng giảm lớn qua các năm và biến động không ngừng. Hơn nữa, ta thấy rằng sự thay đổi của Quảng Ninh theo thời gian cũng khá tương xứng với sự thay đổi của Khánh Hòa về chỉ tiêu này. Tuy nhiên, một sự khác biệt của 2 tỉnh này trong sự thay đổi ấy đó là Quảng Ninh từ năm 2008 đến nay luôn thay đổi ở mức cao hơn Khánh Hòa ở chỉ tiêu này.

Biểu đồ 2.15: Thể hiệnSố hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức của 3 tỉnh so với Trung vị cả nước qua các năm

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI

So sánh 3 tỉnh với Trung vị cả nước: Nhìn vào mặt bằng chung, ta thấy rằng trong 3 năm đầu, hầu như các tỉnh có chỉ tiêu này cao hơn so với trung vị cả nước, đặc biệt là Khánh Hòa và Quảng Ninh. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn sau, khi mà mặt bằng chung cả nước thực hiện chỉ tiêu này cao hơn, điểm trung vị cả nước tăng theo, thì 3 tỉnh này lại có dấu hiệu giảm xuống về chỉ tiêu này rất lớn và thua xa so với trung vị, trong đó Khánh Hòa và Bình Định thua trung vị đến 6 lần. Cho đến năm 2011, tình hình có vẻ tiến triển tốt hơn khi cả 3 tỉnh đều có sự thay đổi chỉ tiêu theo hướng bằng hoặc cao hơn so với điểm trung vị. Tuy nhiên, đây chưa nói lên được rằng tương lai sẽ duy trì sự biến đổi theo hướng này hay không bởi sự thay đổi về chỉ tiêu này trong những năm qua của 3 tỉnh này thực sự rất biến động.

Kết luận:

Như vậy, ta thấy rằng Khánh Hòa trong những năm từ 2006 – 2011 luôn có sự thay đổi lớn đối với chỉ tiêu “ Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức”. Nhìn từ mặt bằng chung, ta thấy rằng số hội chợ thương mại do tỉnh Khánh Hòa tổ chức có phần nhích hơn so với Bình Định nhưng lại thấp hơn so với Quảng Ninh. Tuy nhiên, sự thấp hơn hay cao hơn này chưa nói lên được rằng tỉnh góp phần giúp sự phát triển

của khu vực tư nhân tốt hơn hay không. Bởi lẽ khoảng 6.999 DN ở Khánh Hòa có đến 95% là DN vừa và nhỏ, chính vì thế khả năng tài chính cũng như lực lượng để tự làm là rất thấp. Hơn nữa, qua so sánh với trung vị ta thấy rằng ở Khánh Hòa số hội chợ này diễn ra còn khá thấp, có nhiều năm chưa đạt đến Trung vị cả nước. Điều này có thể được lý giải theo những nguyên nhân như sau:

- Các DN không mặn mà với hoạt động hội chợ.

- Các doanh nghiệp chưa thấy được tầm quan trọng của việc tham gia hội chợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi phí tham gia hội chợ cao.

- Không có nguồn tài trợ tổ chức hoạt động này.

- Sự phổ biến của chính quyền về hoạt động này chưa rộng, chưa thực sự tốt khiến

cho DN không nắm bắt được các thông tin này.

b. Chỉ tiêu “ Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh ”

Biểu đồ 2.16: Thể hiệnSố hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức của 3 tỉnh so với Trung vị cả nước qua các năm

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI

So sánh Khánh Hòa với Bình Định: Nhìn vào đồ thị ta thấy rõ rằng ở chỉ tiêu này tỉnh Khánh đạt có số lượng cao hơn nhiều so với Bình Định trong thời gian qua. Và có một điểm cũng không thay đổi so với chỉ tiêu ban đầu đó là sự thay đổi của hai tỉnh này thật sự tương tự nhau, tức là có chiều hướng thay đổi khá giống nhau, chỉ khác là tỉnh Khánh Hòa có phần thay đổi lớn hơn Bình Định.

Biểu đồ 2.17: Thể hiện“Số nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh” của Khánh Hòa và Bình Định qua các năm

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI

So sánh Khánh Hòa với Quảng Ninh: Nhìn vào đồ thị ta thấy rằng tuy sự biến đổi của Quảng Ninh ở chỉ tiêu này có phần đang tăng dần qua thời gian, tuy nhiên sự gia tăng này là không đáng kể. Nhìn mặt bằng ta thấy rằng trong thời gian qua Khánh Hòa có số lượng nhà cung cấp dịch công là tư nhân cao hơn nhiều so với Quảng Ninh ( đặc biệt là năm 2010) và đang có dấu hiệu giảm dần. Mặt khác, sự thay đổi dần đều của Quảng Ninh ở chỉ tiêu này ta thấy rằng Quảng Ninh đang ngày càng tạo môi trường cho giới tư nhân tham gia vào việc cung cấp dịch vụ công trong tỉnh này. Trong khi đó, sự biến động của Khánh Hòa lại khá lớn ở giai đoạn 2009 – 2011 và có chiều hướng biến động qua các năm. Đây là dấu hiệu không tốt và cho thấy Khánh Hòa cần học tập Quảng Ninh ở phương diện này để tạo ra sự ổn định với môi trường đầu tư ngày càng mở rộng và bình đẳng.

Biểu đồ 2.18: Thể hiện“Số nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh” của Khánh Hòa và Quảng Ninh qua các năm

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI

So sánh 3 tỉnh với điểm trung vị cả nước: có một điều ở chỉ tiêu này mà ta thấy rất rõ qua đồ thị cũng như số liệu trên đó là hâu như trong những năm qua số lượng nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong 3 tỉnh này đã tăng lên và luôn ở mức cao hơn điểm trung vị cả nước, đặc biệt là Khánh Hòa. Đây là dấu hiệu tốt. vì thế, cũng như 2 địa phương còn lại, Khánh Hòa nên phát triển chỉ tiêu này lên để nâng cao điểm của chỉ số DVHTDN, điều đó đồng nghĩa với việc Khánh Hòa tạo ra môi trường đầu tư tốt để giúp cho doanh nghiệp dễ tham gia vào hoạt động ở các lĩnh vực.

Kết luận: cả 3 tỉnh đều đang có dấu hiệu tốt và cao hơn trung vị. Khánh Hòa đã thực hiện chỉ tiêu này khá tốt trong thời gian qua và cần phát huy hơn nữa để giúp cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này luôn đồng nghĩa với việc tỉnh phải tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho tư nhân phát triển. Mặt khác, với số lượng các nhà cung cấp dịch vụ công trong tỉnh đó thì dù đã cao hơn so với 2 tỉnh kia và trung vị cả nước dù nó chưa phải là con số đáng kể hay nói đúng hơn là không là gì so với các tỉnh lớn (như chỉ tiêu này ở Hà Nội là 502, Hải Phòng là 68,

Đà Nẵng là 106 và Hồ Chí Minh đến 3024). Vậy các hướng có thể kể đến để giúp chính quyền có thể xem xét góp phần cải thiện hơn nữa chỉ tiêu này:

- Đây là dịch vụ không hấp dẫn để thu hút sự tham gia của các DN.

- Chính quyền chưa có những ưu đãi cho nhà đầu tư tư nhân hay có sự chưa

cân đối giữa chế độ đãi ngộ đối với nhà cung cấp dịch vụ công giữa nhà nước và khu vực tư nhân.

- Người dân không tin tưởng

- Lợi nhuận kinh doanh dịch vụ công (tư nhân) thấp

- Không cạnh tranh được với dịch vụ của nhà nước

- Thủ tục đăng ký kinh doanh lĩnh vực này rắc rối

c. Nhóm các chỉ tiêu:

c.1. Chỉ tiêu “ Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh ”

Biểu đồ 2.19: Thể hiện“Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh” của Khánh Hòa so với Bình Định

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI

So sánh Khánh Hòa với Bình Định: Cũng giống như những chỉ tiêu ở trên, cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế cũng như sự biến động của thị trường, một lần nữa Khánh Hòa và Bình Định có sự biến động của chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh” theo hướng tăng giảm giống

nhau qua 3 năm vừa qua. Tuy nhiên, không giống với những chỉ tiêu trước, lần này % số DN đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh ở Khánh Hòa thấp hơn so với tỉnh Bình Định. Đây là dấu hiệu thể hiện sự không tốt ở Khánh Hòa và Khánh Hòa cần phải học hỏi Bình Định để làm tăng chỉ số này trong thời gian tới.

Biểu đồ 2.20: Thể hiện“Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh” của Khánh Hòa so với Quảng Ninh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI

So sánh Khánh Hòa với Quảng Ninh: cũng giống như với Bình Định, ở chỉ tiêu này Khánh Hòa lại có phần giảm sút và thua xa Quảng Ninh trong năm 2009 – 2010, đến năm 2011 tuy có lớn hơn nhưng con số này là không đáng kể. Quảng Ninh trong năm 2011 đột nhiên tụt dốc. Tuy nhiên, nhìn mặt bằng chung của cả 3 năm ta thấy rằng Khánh Hòa đã bị Quảng Ninh bỏ rơi rất xa về chỉ tiêu này.

Biểu đồ 2.21: Thể hiện“Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh” của các tỉnh so với trung vị cả nước

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI

So sánh 3 tỉnh với trung vị cả nước: Trong 3 năm gần đây, Quảng Ninh và Bình Định tuy có năm có điểm số của chỉ tiêu này thấp hơn so với trung vị cả nước nhưng 2 năm còn lại các tỉnh này có phần nhích hơn, trội hơn so với điểm trung vị. Tuy nhiên, Khánh Hòa lại có phần yếu kém trong chỉ tiêu này khi điểm của tỉnh không những thấp hơn 2 tỉnh còn lại mà còn thấp hơn cả so với Trung vị cả nước qua các năm.

Kết luận: qua những nhận xét ở trên ta thấy rằng Khánh Hòa cần có những biện pháp thích đáng để nâng cao chỉ số này bởi lẽ trong thời buổi kinh tế thị trường thì thông tin là cực kỳ quan trọng, ai nắm thông tin trước thì phần thắng sẽ thuộc về người đó, thông tin là điểm then chốt cho sự thành công của DN. Chúng ta có thể suy luận những nguyên nhân khiến cho điểm của chỉ tiêu này ở Khánh Hòa lại thấp và thua các tỉnh tương đồng như vậy là do:

- Hầu như thông tin cần thiết đều được thu thập qua kênh không chính thức

- DN không hề biết có dạng dịch vụ này

- Vì DN không mặn mà nên dịch vụ này không được tỉnh chú trọng đầu tư

(chính quyền)

- Đơn vị cung cấp thông tin thiếu trách nhiệm

- Sự phổ biến của chính quyền tỉnh cũng như việc cung cấp thông tin cho các

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 89 - 137)