Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 56 - 59)

2.1.1.2.1. Địa hình

Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi

non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km2, chiếm chưa đến 1/10 diện tích

toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì.

Điạ hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với những dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi. Phần phía Tây của tỉnh là sườn Đông dãy Trường Sơn, địa hình chủ yếu là núi và đồi, độ dốc lớn và điạ hình chia cắt mạnh. Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cắt dải đồng bằng ven biển thành những vùng đồng bằng nhỏ hẹp (thuộc huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, thị trấn Diên Khánh, Tp. Cam Ranh), với chiều dài 200 km bờ biển khúc khuỷu, có nhiều

vũng, vịnh kín gió có điều kiện thuận lợi để hình thành các cảng nước sâu như vịnh Cam Ranh, Vân Phong,..., nhiều vùng đất rộng thuận lợi để lập khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung. Có 8 cửa lạch, 10 đầm, vịnh, 2 bán đảo và trên 200 hòn đảo lớn, nhỏ với nhiều hình thù khác nhau.

Đặc điểm địa hình Khánh Hòa đã tạo ra những cảnh quan phong phú và đa dạng vừa mang tính đặc thù mỗi tiểu vùng, vừa mang tính đan xen và hoà nhập đã tạo điều kiện để phát triển kinh tế tổng hợp và vận tải biển.

Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa và các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc thuận lợi nhờ đường sắt xuyên Việt và Quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài của tỉnh.

Về phía Tây, tỉnh Khánh Hòa tựa lưng vào Tây Nguyên, là cửa ngõ thông ra biển của một số tỉnh Tây Nguyên qua Quốc lộ 26.

Vị trí địa lý của Khánh Hòa có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố tự nhiên khác như: khí hậu, đất trồng, sinh vật. Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng, vì tỉnh nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra biển Đông.

2.1.1.2.2. Khí hậu

Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn. Khí hậu Khánh Hoà vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình

hàng năm là 260C, nhiệt độ trung bình cao nhất và thấp nhất chỉ chênh lệch nhau

40C, mùa hè không bị oi bức, mùa đông không quá lạnh. Tổng nhiệt độ khoảng

9.5000C, ánh sáng dồi dào. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng.

Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7°C.

Như vậy, đặc điểm khí hậu, thời tiết Khánh Hoà tạo điều kiện tốt cho sinh trưởng cây cối nói riêng và phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung. Tuy vậy, cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lũ lụt về mùa mưa, khô hạn về mùa khô, gió Tây nóng và gió Tu Bông ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nhất là mùa trổ bông, ra hoa của cây trồng.

2.1.1.2.3. Thủy văn

Khánh Hòa có mật độ sông, suối là 0,5 - 1 km/km2. Chiều dài trung bình của

các sông từ 10 - 15 km. Cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày đặt. Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5 – 7 km có một cửa sông. Khánh Hòa có 2 sông lớn chảy qua là sông Cái Nha Trang và sông Dinh Ninh Hòa. Mặc dù hướng chảy cơ bản của các sông là hướng Tây – Đông, nhưng tùy theo hướng của mạch núi kiến tạo hoặc do địa hình cục bộ, dòng sông có thể uốn lượn theo các hướng khác nhau trước khi đổ ra biển Đông. Đặc biệt là sông Tô Hạp, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện Khánh Sơn, chảy qua các xã Sơn Trung, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Thành Sơn rồi chảy về phía Ninh Thuận. Đây là con sông duy nhất của tỉnh chảy ngược dòng về phía Tây.

2.1.1.2.4. Bờ biển

Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km (tính theo mép nước) với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, với khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa. Dọc theo bờ biển từ Đại Lãnh trở vào đến Ghềnh Đá Bạc, Khánh Hòa có 6 đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Trong đó có nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18-20 mét, và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á.

Vịnh Cam Ranh là một địa thế quân sự quan trọng, được quân Pháp dùng làm căn cứ hải quân, quân Nga sử dụng vào Chiến tranh Nga-Nhật vào đầu thế kỷ 20, quân Nhật dùng để xâm chiếm Malaysia vào Đệ nhị thế chiến và được quân đội Hoa Kỳ phát triển thành một khu căn cứ quân sự trong thời Chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh, vịnh này được cho quân đội Liên Xô (sau này là Nga) thuê làm căn cứ đến năm 2004. Từ đó đến nay, cảng Cam Ranh không còn là cảng quân sự và đã được chính phủ khai thác để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 56 - 59)