Kinh nghiệm của một số địa phương rất thành công về cải thiện chỉ

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 50 - 55)

trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Tỉnh Ninh Bình.

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Theo quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế thì tỉnh này thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Mặc dù được xếp vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhưng Ninh Bình chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn không thuộc miền núi. Vùng đất này từng là kinh đô của Việt Nam ở thế kỷ X, là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Tây Sơn. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình, lịch sử văn hóa, Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng. Ninh Bình được ví như một Việt Nam thu nhỏ.

Trong 9 chỉ số thành phần của PCI ( chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh), các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến chỉ số thành phần dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Và việc cải thiện chỉ số này có vai trò rất lớn của ngành công thương.

Theo công bố của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, năm 2010 tỉnh Ninh Bình đã bứt phá một cách ngoạn mục trong việc nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, là một trong 10 tỉnh có tốc độ cải thiện PCI cao nhất, từ thứ 32 năm 2009, nhóm khá, đã vươn lên thứ 11, thuộc nhóm tốt. Có 4 lĩnh vực Ninh Bình cải thiện nhiều nhất là tính minh bạch, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý. Trong 7 chỉ số thành phần tăng điểm, chỉ số thành phần về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đạt 6,98 điểm, tăng 3,01 lần so với năm 2007.

Các doanh nghiệp trong tỉnh phản ánh công tác xúc tiến thương mại và dịch vụ liên quan đến công nghệ của tỉnh ta đã có nét khả năng, là yếu tố chính giúp tăng điểm chỉ số này so với những năm trước.

1. Để hoạt động xúc tiến thương mại có trọng tâm và hiệu quả, Trung tâm thường xuyên có mối liên hệ với các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để nắm bắt thông tin về thị trường. Đồng thời phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Cục thương mại đầu tư công nghệ thông tin, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam để tổ chức các hộ thảo, tập huấn về thiết kế mẫu mã sản phẩm, cách thức thâm nhập thị trường, đàm phán kinh doanh với các đối tác nước ngoài sao cho hiệu quả nhất.

2. Ngoài mảng cung cấp thông tin thị trường, Trung tâm cũng xác định hoạt

động hội chợ triển lãm cũng là một hoạt động quan trọng của công tác xúc tiến thương mại đó là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để hội nhập kinh tế. Do đó, Trung tâm đã tổ chức tư vấn giới thiệu giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia các hội chợ triển lãm uy tín tại nước ngoài như: Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ tại Đức, Hồng Kông, Pháp, Nhật…, giúp các doanh nghiệp quản bá giới thiệu sản phẩm, ký kết hợp đồng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu. Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với các Công ty hội chợ tổ chức các hội chợ triễn lãm tại thành phố Ninh Bình và các huyện, thị trên địa bàn tỉnh với quy mô ngày một lớn và đạt hiệu quả.

3. Để thực hiện trách nhiệm tỉnh giao về nâng cao chỉ số PCI, ngành Công

thương đã xây dựng và thực hiện các giải pháp, trước tiên là tập trung xây dựng và hoàn thiện các đề án, quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch điện lực, quy hoạch hệ thống làng nghề phục vụ du lịch; xây dựng kế hoạch khuyến công địa phương, tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị hiện đại, cơ sở sử dụng nhiều lao động, phát triển nghề truyền thống với tổng kinh phí khoảng 1 tỷ đồng và tích cực tranh thủ nguồn kinh phí khuyến công Trung ương cùng với nguồn kinh phí đào tạo nghề đẩy mạnh phát triển các sản phẩm công nghiệp, TTCN. Sử dụng nguồn kinh phí xúc tiến thương mại khoảng 2 tỷ đồng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tích cực chủ động tham gia hội chợ trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác xuất khẩu.

Thành phố Hồ Chí Minh

Đối với thành phố Hồ Chí Minh, một trong những điểm nổi bật nhất được đa số các doanh nghiệp đánh giá tốt trong cuộc khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

2009 chính là Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thông qua Trung tâm xúc tiến thương

mại và Đầu tư (ITPC). Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh này đã góp phần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho khu vực tư nhân trên địa bàn Thành phố; cung cấp các thông tin kinh doanh cho doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác kinh doanh.

1. Triển khai có hiệu quả chính sách miễn, giảm, giãn thuế theo Nghị quyết

13/NQ-CP của Chính phủ, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trong đó chú trọng tăng cường công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.

2. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, dịch vụ đã được phê

duyệt theo hướng chủ động tích cực, bảo đảm hiệu quả. Mở rộng thị trường mới, thị trường truyền thống, tăng cường công tác cung cấp thông tin về thị trường để doanh nghiệp chủ động tiếp cận, mở rộng thị trường.

3. Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động nắm bắt tình hình, tổ chức thực hiện

nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Thành phố đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, dịch vụ như tổ chức các cuộc triển lãm, hội thảo về đầu tư, tổ chức các đoàn đi tìm hiểu thị trường ở các nước Myanmar, Campuchia, Hongkong, Philippines, Đức… Bên cạnh đó, thành phố cũng đã tổ chức nhiều buổi làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề vốn, thuế và xuất khẩu...

4. Tiến hành hỗ trợ đối với các hoạt động như: Tổ chức đoàn giao dịch thương

mại tại nước ngoài; tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam; điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước, xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; đào tạo, tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ…

5. Tiến hành các hoạt động xúc tiến hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp: lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo ITPC tổ chức hội chợ triển lãm thương mại - dịch vụ để tiến hành giao lưu kinh tế cho DN với các nước. Chẳng hạn như Lào, Campuchia, Myanmar…

Ngoài ra, trước thực trạng nguồn vốn NSNN kể cả ngân sách trung ương chỉ đáp ứng được phần nhỏ vốn đầu tư phát triển, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương sớm tìm kiếm giải pháp huy động mọi nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển địa phương, như: phát hành trái phiếu đô thị để huy động lượng vốn khá lớn tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Thành phố; kêu gọi vốn ODA từ các thành phố, quốc gia có quan hệ để phát triển KT-XH cho Thành phố cũng như quan tâm giải quyết các khó khăn vướng mắc nảy sinh về thủ tục, giải phóng mặt bằng, vấn đề tái định cư cho ngươi dân bị giải tỏa phải di dời chỗ ở,...

Thành phố Hà Nội

Ở Hà Nội, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ. Thành phố đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Cùng với các giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý và hệ thống quản lý Nhà nước với thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, nâng cao nhận thức đối với phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, Thành phố cũng đang tập trung thực thi các giải pháp cụ thể khác tác động vào cung và cầu. Các tác động lên cung và cầu sẽ kích cầu và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng nhằm tạo ra một thị trường phát triển đồng bộ.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Chương này đã trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến năng lực cạnh tranh và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đối với các khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh mặc dù đã ra đời từ rất lâu nhưng không có khái niệm thống nhất nào được thừa nhận rộng rãi, kể cả các khái niệm trong và ngoài nước.

Xét ở góc độ địa lý, cấp độ cạnh tranh có thể được chia theo các cấp như quốc gia, tỉnh, doanh nghiệp và sản phẩm. Các cấp độ này đều có liên quan, ảnh hưởng lẫn nhau. Cạnh tranh cấp tỉnh được xem là đặc thù của Việt Nam bởi chúng ta là nước xã hội chủ nghĩa, đất nước được chia ra thành nhiều tỉnh/thành khác nhau với sự điều hành chính sách của chính quyền địa phương có vai trò đáng kể trong việc tạo ra tốc độ và mô hình phát triển riêng của mình.

Thật sự là một điều không đơn giản nếu đi đánh giá NLCT của một tỉnh. Vì vậy, NLCT cấp tỉnh cần được hệ thống hóa thành các chỉ tiêu, đó là 9 chỉ số thành phần cấu thành. Việc xếp hạng chỉ số này cao hay thấp không phải để xem điểm của tỉnh nào cao hơn tỉnh nào mà là để cho các chính quyền địa phương thấy rằng sự điều hành chính sách của mình trong cái nhìn của doanh nghiệp như thế nào, môi trường đầu tư ở tỉnh trong cái nhìn của nhà đầu tư ra sao để từ đó tìm ra biện pháp thích hợp nâng cao, thu hút đầu tư trong tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giới hạn nghiên cứu này, đã đi sâu hơn vào các lý thuyết liên quan đến chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Đây là chỉ số được rất nhiều nhà đầu tư đánh giá là chỉ số quyết định đến việc đầu tư của nhà đầu tư đối với một tỉnh/thành. Với hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số này đánh giá, đo lường xem chính quyền tỉnh đã làm gì để hỗ trợ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Tóm lại, chương 1 đã trình bày khá rõ bản chất, hệ thống các chỉ số thành phần, các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cấp tỉnh và hệ thống các chỉ tiêu thuộc chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Đây là cơ sở để ta đi phân tích kỹ hơn, cụ thể hơn về thực trạng chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở mỗi tỉnh/thành.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN

2009 – 2011

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 50 - 55)