Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 154 - 156)

hành của tỉnh

a. Căn cứ của giải pháp

Việc truyền tải thông tin từ tỉnh đến với DN và người dân còn thấp: Qua thời gian tìm hiểu về đề tài, em nhận thấy rằng Khánh Hòa là một trong số rất ít các tỉnh không nêu vai trò cũng như tầm quan trọng của việc đánh giá chỉ số PCI vào trong website của tỉnh để phổ biến cho các DN và người dân. Mức độ cập nhật thông tin trên trang web của tỉnh còn diễn ra khá chập chạp, chính điều này là trở ngại rất lớn cho doanh nghiệp khi muốn tìm hiểu và nắm bắt thông tin từ tỉnh. Hơn nữa, nếu kéo dài thực trạng này có thể sẽ xảy ra những tiêu cực không mong đợi. Vì vậy, chính quyền tỉnh nên khắc phục điều này.

Thứ hai, chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Khánh Hòa còn thấp và bị giảm phần lớn là do các DN chưa sử dụng các dịch vụ như xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, tư vấn thông tin pháp luật, dịch vụ cung cấp thông tin kinh doanh và dịch vụ liên quan đến công nghệ. Trong khi đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó chính là các DN ở tỉnh chưa hề biết đến dịch vụ này hay chi phí quá cao khiến họ không thể dùng tới. Điều này cho thấy sự phổ biến hay cung cấp thông tin cho các DN biết về sự tồn tại của dịch vụ cũng như thông tin về các DN cung cấp ở tỉnh là rất thấp.

vậy cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn

tỉnh thông qua việc áp dụng hơn nữa các thành tựu về khoa học công nghệ, ứng dụng CNTT vào trong công tác điều hành.

Hiện nay, khi mà nền công nghệ hiện đại đang thay đổi từng ngày, từng giờ thì nhận thức của một số bộ phận, cán bộ trong ngành về vị trí, vai trò của việc ứng dụng và phát triển CNTT chưa đầy đủ; chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa ứng dụng CNTT với cải cách thủ tục hành chính, cũng như trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chính sách phát triển của mình. Hơn nữa, hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT ở tỉnh chỉ mới đủ để ứng dụng trong các công tác nghiệp vụ của ngành

Chính vì vậy, để có thể nâng cao được chất lượng cũng như hiệu quả trong điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh một cách triệt để và nhanh chóng thì tỉnh cần phải áp dụng các thành tựu về khoa học công nghệ, ứng dụng CNTT vào trong công tác điều hành. Đây cũng là yêu cầu về hội nhập kinh tế thế giới và đòi hỏi ngày càng cao về ứng dụng CNTT để làm giai đoạn khởi động quan trọng để tiến tới sự hoàn thiện và phát triển CNTT của các ngành tiến tới mục tiêu Chính phủ điện tử.

b. Nội dung của giải pháp

Quản lý tốt hiện trạng cơ sở dữ liệu của các Sở; công bố CSDL của các Sở cho cộng đồng; đánh giá hiện trạng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch; tin học hóa hệ thống quản lý hành chính nhà nước ở các Sở phù hợp với tiêu chuẩn chính phủ điện tử của Việt Nam, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện để tổ chức và người dân tiếp cận thuận lợi các thông tin của ngành.

Sở nên triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hầu hết các mặt công tác thông qua xây dựng dự án “tin học hóa các ban ngành ở tỉnh Khánh Hòa” để giúp xây dựng kho dữ liệu số được tổ chức lưu trữ thành CSDL, các quy trình nghiệp vụ được tin học hóa bằng các phần mềm chuyên ngành…cho phép trao đổi dữ liệu giữa Sở với các phòng ban các huyện, thị xã, thành phố, đồng thời nâng cao nhận thức việc ứng dụng CNTT trong toàn ngành.

Đưa trang thông tin điện tử Khánh Hòa vào hoạt động hữu hiệu góp phần tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp cận và khai thác thông tin của ngành.

Đưa vào thực hiện hệ thống phần mềm quản lý hành chính, hồ sơ công việc, áp dụng trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của thành phố và công tác chuyên môn của các phòng, ban. Bên cạnh quản lý, lưu trữ văn bản đi đến bằng hệ thống sổ sách, nên lưu văn bản đi đến lưu trữ tại phần mềm “quản lý hồ sơ công việc”. Khi có văn bản đến, Trung tâm một cửa liên thông thành phố tiến hành quét nội dung bằng máy scan, sau đó chuyển đến Lãnh đạo UBND thành phố để giao trách nhiệm xử lý văn bản cho các phòng, ban qua hệ thống phần mềm tin học, tiến độ, nội dung giải quyết văn bản của các phòng, ban được thực hiện đầy đủ trên hệ thống phần mềm.

c. Hiệu quả dự tính

Triển khai ứng dụng CNTT của các Sở sẽ đem lại hiệu quả sau:

Cung cấp đến bạn đọc những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và

của tỉnh trong việc quản lý của các Sở; tiếp thu được những quan điểm, ý kiến của các cá nhân, tổ chức đối với hoạt động quản lý trong tỉnh; phổ biến những thông tin về ứng dụng khoa học công nghệ; hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn của địa phương nhằm nâng cao tính hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả sử dụng của tỉnh…

Đây là tiền đề để xây dựng trung tâm dữ liệu các ngành nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của tỉnh.

Tác động đến lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức trong giao dịch với tổ chức và cá nhân, nâng cao năng lực quản lý điều hành, hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Việc áp dụng hệ thống phần mềm quản lý hành chính, hồ sơ công việc đã có tác dụng tích cực như rút ngắn tối đa thời gian chuyển, nhận văn bản, giảm thiểu chi phí so với chuyển văn bản bằng đường bưu điện truyền thống, từng bước nâng cao trình độ sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ, công chức, đồng thời hỗ trợ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 154 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)