Lịch sử hình thành và phát triển của PCI

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 25 - 29)

Từ khi luật doanh nghiệp năm 2000 ra đời, một đạo luật đã dỡ bỏ đáng kể những rào cản gia nhập thị trường và nhiều rào cản pháp lý khác cho doanh nghiệp, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của khu vực tư nhân. Mặt khác, trong thời đại ngày nay, sự bao cấp cũng như ảnh hưởng của kinh tế Nhà nước đối với sự phát triển của đất nước đã không còn đối với các nước trên thế giới, thay vào đó, sự vững mạnh của khu vực kinh tế tư nhân được xem là có vai trò then chốt đối với sự thịnh vượng của nền kinh tế. Thêm vào đó, ở Việt Nam chúng ta, dù là một nước với một Đảng cầm quyền và một chính quyền trung ương vững mạnh nhưng chính quyền địa phương vẫn có vai trò đáng kể trong việc tạo ra tốc độ và mô hình phát triển riêng của mình.

Chính vì vậy, vào năm 2005 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay còn được gọi tắt là PCI (Provincial Competitiveness Index) ra đời để đo lường và xếp hạng công tác điều hành kinh tế của các tỉnh dựa trên môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp dân doanh. Mặt khác, ý tưởng xây dựng chỉ số PCI bắt nguồn từ một nghiên cứu trước đây của Quỹ Châu Á và VCCI. Đó là nghiên cứu “Những thực tiễn tốt trong điều hành kinh tế cấp tỉnh ở Việt Nam”, được thực hiện vào năm 2003 – 2004 tại 14 tỉnh của Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào quan hệ tương tác

giữa các yếu tố điều hành kinh tế và sự phát triển của tỉnh/thành đó. Kết quả của dự án nghiên cứu sau đó đã trở thành cơ sở khởi động một dự án nghiên cứu khác có quy mô lớn hơn, nghiên cứu về sự khác biệt giữa các tỉnh/thành. Dự án nghiên cứu thứ hai do VNCI đảm nhận. VNCI là dự án phát triển kinh tế do Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

Chỉ số PCI được xây dựng với mục tiêu giúp lý giải nguyên nhân tại sao trong cùng một nước, một số tỉnh, thành có sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân, tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế … tốt hơn các tỉnh, thành khác. Hay nói cách khác, chỉ số PCI được thiết kế nhằm lý giải những khác biệt về chất lượng điều hành kinh tế ở các tỉnh/thành sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của các lợi thế sẵn có (như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực hay vị trí địa lý gần các thị trường lớn). Về cơ bản, điểm số PCI của một tỉnh là thước đo về chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh trong điều kiện những khó khăn về các điều kiện truyền thống đã được tính đến. Đối với bất kỳ tỉnh nào, PCI sẽ chứng minh được rằng dù điều kiện truyền thống khác nhau nhưng chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh nếu tốt sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh đó.

PCI được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VNCI) công bố chính thức từ năm 2005. Ở giai đoạn này, chỉ số PCI bao gồm 9 chỉ số, và nó là sự nghiên cứu sự tương tác giữa các yếu tố điều hành kinh tế và sự phát triển kinh tế của 43 tỉnh, thành trên cả nước. Vì vậy, việc đánh giá và xếp hạng về PCI cho tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước chỉ được tiến hành hàng năm từ năm 2006. Cũng từ năm 2006, hai lĩnh vực quan trọng của môi trường kinh doanh – Thiết chế pháp lý và Đào tạo lao động – được đưa vào xây dựng chỉ số PCI và loại bỏ ra chỉ số thành phần thực hiện chính sách của Trung ương.

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên đó là do khi mới thực hiện đầu tiên ở năm 2005, đây là dấu mốc cho sự khởi đầu của PCI. Vì vậy mà nhóm nghiên cứu chỉ thực hiện trên những khu vực thực thi trước để xem phản ứng của doanh nghiệp và chính quyền. Năm 2005, khi được công bố lần đầu tiên, PCI đã gây tranh cãi về

kết quả đánh giá, xếp hạng môi trường kinh doanh và chính sách phát triển kinh tế tư nhân của 43 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, khi “cơn sốc” đi qua, với cách nhìn nhận bình tĩnh, mang tính cầu thị, nhiều địa phương đã nhận ra đây là một trong những công cụ quan trọng để hỗ trợ và định hướng cho việc cải cách điều hành kinh tế. Mặc khác, bước sang năm năm 2006 tức đã một năm sau khi luật doanh nghiệp năm 2005 đã ra đời. Đây cũng sự kiện đánh dấu một sự thay đổi lớn trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời phản ánh được tư tưởng và mục tiêu nổi bật của luật doanh nghiệp năm 2005 là hình thành một khung pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên nước ta ban hành một văn bản pháp luật chung điều chỉnh thống nhất tất cả các loại hình doanh nghiệp. Với việc ban hành Luật doanh nghiệp 2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã có điều kiện để hoạt động bình đẳng trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế hội nhập quốc tế. Chính dấu mốc quan trọng này đã góp phần thúc đẩy cho hàng loạt các doanh nghiệp ra đời. Bên cạnh đó, vấn đề về đào tạo lao động luôn là vấn đề nan giải và cần thiết đối với bất kỳ địa phương nào, nguồn nhân lực luôn là then chốt đối với các doanh nghiệp. Chính vì thế mà nhóm nghiên cứu đã thấy rằng cần đưa thêm chỉ số Đào tạo lao động vào để đánh giá năng lực cạnh tranh của chính quyền tỉnh, theo đó sẽ xem xét xem chính quyền đã làm gì để khuyến khích và phát triển các hình thức đào tạo nguồn nhân lực có khả năng để đáp ứng nhu cầu của địa phương. Chỉ số PCI năm 2006 được tính toán trên cơ sở tổng hợp của 10 chỉ số thành phần:

• Chi phí gia nhập thị trường

• Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất đai

• Tính minh bạch và trách nhiệm

• Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước

• Chi phí không chính thức

• Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước và môi trường cạnh tranh

• Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân

• Đào tạo lao động

• Thiết chế pháp lý

Bước sang năm 2009, đánh dấu năm thứ 5 xây dựng và công bố báo cáo, cũng là một cột mốc đặc biệt quan trọng. Đây là năm kinh tế nước ta phát triển trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn. Ở trong nước, thiên tai xảy ra trên diện rộng với mức độ rất nặng nề. Mặt khác, thị trường giá cả thế giới biến động rất phức tạp. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tác động trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế nước ta như công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, du lịch. Sự khủng hoảng tài chính toàn cầu nay đã gây cho các doanh nghiệp tâm lý hoang mang và kém lạc quan về triển vọng kinh tế để đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh này, vai trò điều hành kinh tế của chính quyền trở nên càng đặc biệt quan trọng đối với những quyết định của doanh nghiệp.

Bước sang thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các DNNN không những đã không kịp chuyển mình để đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra, mà còn bộ lộ nhiều yếu kém. Ở nước ta, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ tại các địa phương và không còn là rào cản đối với sự tăng trưởng và phát triển của khu vực KTTN. Chính vì vậy, các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách đã nhận thấy rằng vấn đề ưu đãi doanh nghiệp nhà nước đã không còn là trở ngại lớn đối với môi trường kinh doanh ở các địa phương.

Từ việc xuất phát từ những thực tiễn trên, năm 2009, phương pháp luận PCI được điều chỉnh để phản ánh kịp thời sự phát triển năng động của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trường pháp lý tại Việt Nam. Đó là việc lược bỏ một chỉ số thành phần “ Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước” và đổi tên chỉ số “Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân” thành chỉ số “ Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” , hiện nay PCI còn lại 9 chỉ số thành phần.

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 25 - 29)