Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 37 - 40)

a. Nhân tố khách quan

Đây là nhóm nhân tố mà chính quyền tỉnh không có khả năng hoặc rất ít có khả năng tác động thay đổi được. Bao gồm:

• Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương

Việt Nam có địa hình theo hình chữ S, được phân chia theo 3 miền khác nhau và mỗi vùng miền lại có điều kiện tự nhiên khác nhau. Đây là yếu tố đặc trưng của mỗi vùng và nó mang lại các điều kiện thuận lợi khác nhau, mỗi vùng có những đặc thù và điểm mạnh riêng. Tương tự như vậy, mỗi tỉnh, thành cũng sẽ có những điều kiện tự nhiên khác nhau để phát triển lĩnh vực nhất định. Đây là những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho mỗi địa phương là điều kiện để địa phương phát triển. Ví dụ như ở Đồng bằng sông Cửu Long với những vị thế thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước; Nha Trang Khánh Hòa, Hạ Long cũng như vùng đất Lâm Đồng - Đà Lạt là những nơi được thiên nhiên ban tặng thời tiết cũng như cảnh vật để ưu tiên phát triển du lịch…Tuy nhiên, lại có những địa phương luôn gặp phải thiên tai hạn hán, lũ lụt thường xuyên như một số tỉnh miền trung nước ta, hàng năm luôn chịu sự khắc nghiệt của tự nhiên đem đến. Đây chính là những điều kiện mà dù có nhiều tiền hay sức lực đến mấy con người chúng ta cũng không thể tạo ra và cũng không thể thay đổi được. Chính vì lẽ thế mà điều kiện tự nhiên lại ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế ở mỗi tỉnh, tạo nên năng lực cạnh tranh ở các tỉnh là không giống nhau.

Từ thực tế trên đã tạo ra trên đất nước Việt Nam nền kinh tế với sự phát triển khác nhau ở mỗi tỉnh. Thêm vào đó, mỗi tỉnh lại có những dân tộc khác nhau với sự đa dạng về văn hóa, trình độ khác nhau… Điều này càng làm cho sức cạnh tranh của mỗi tỉnh được hình thành theo những hướng khác nhau. Bởi vậy nên có những

tỉnh đời sống kinh tế thật sự khá giả, phát triển cao nhưng lại có những tỉnh kinh tế thật sự nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển.

• Tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu

hướng hội nhập và toàn cầu hóa quốc tế.

Ngày nay, nhờ xu hướng hội nhập và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ tại các nước, mọi thứ trên thế giới này đang dần chuyển đổi dễ dàng hơn, mọi người trở nên gần nhau hơn, vượt qua giới hạn về mặt địa lý, khoảng cách. Thế giới này giờ đây được ví như một “thế giới phẳng”, nơi mà các biên giới quốc gia không còn là rào cản của sự lưu thông giống như trước đây nữa. Cùng với nó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Với nền kinh tế thị trường, các nước đang dần trở nên giàu có hơn và phát triển hơn. Chính vì vậy, nếu như ở mỗi tỉnh, mỗi địa phương biết tận dụng nội lực mình đang có, biến nó thành năng lực cốt lỗi của mình để phát triển, né tránh và hạn chế các mặt trái của kinh tế thị trường, thì chắc chắn cùng với sự kết hợp các mặt mạnh của nền kinh tế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa sẽ đưa tỉnh, địa phương đó trở nên phát triển và có vị trí, tiếng nói so với địa phận đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh đó.

• Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là từ lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông thì không những trong mỗi tỉnh mà cả thế giới này cũng đang tiến gần nhau hơn, sự trao đổi đã vượt qua ngưỡng một quốc gia mà hướng tới phạm vi toàn cầu. Chính vì thế, mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà đầu tư nếu không biết áp dụng những công nghệ này để đưa vào hoạt động cũng như quyết định kinh doanh của mình thì sẽ thất bại. Không những thế, chính quyền các tỉnh cũng cần phải tiếp cận điều này. Cuộc sống đang dần trở nên tất bật và quay vòng nhanh hơn, người dân bắt đầu quen dần với ứng dụng của công nghệ, bởi vậy ở tỉnh cũng cần phải áp dụng khoa học công nghệ để có thể xử lý nhanh chóng công việc hằng ngày cũng như trong việc cung cấp thông tin hữu ích và cần thiết đến người dân cũng như

các đơn vị kinh doanh một cách nhanh chóng. Qua đó, có thể lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cũng như thắc mắc và đóng góp của họ. Nếu làm tốt điều này, chính quyền tỉnh sẽ tạo nên được hình tượng tốt đẹp trong lòng của mọi đối tượng, từ đó giúp cho nền kinh tế ở tỉnh phát triển hơn và sự linh hoạt hơn trong việc tiếp cận thông tin ở tỉnh.

b.Nhóm nhân tố chủ quan

Đây là nhóm bao gồm các nhân tố mà chính bản thân chính quyền có thể cảm nhận và tác động để thay đổi nó được. Hay nói cách khác, các yếu tố này là do chính bản thân con người chi phối và tác động nó, phụ thuộc vào chính con người và có ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm:

• Năng lực của bộ máy quản lý:

Bộ máy quản lý là một cơ quan chức năng trong một tổ chức nó bao gồm hệ thống các phòng ban chức năng có nhiệm vụ cơ bản giúp lãnh đạo quản lý, điều hành tốt các hoạt động, đảm bảo cho quá trình đạt hiệu quả cao nhất.

Bộ máy quản lý là cơ quan đầu não của cơ quan. Như vậy, bộ máy quản lý phải thực hiện chức năng như đầu tàu để kéo đẩy con tàu đi đúng hướng an toàn về bến. Vì thế, bộ máy quản lý phải có đủ năng lực, tức là khả năng thực hiện chức năng quản lý và phục vụ của bộ máy hành chính. Điều này là sự huy động tổng hợp của các yếu tố:

Hệ thống tổ chức các cơ quan: tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ, có trình độ có

phương pháp quản lý phù hợp để giúp cơ quan đi đúng hướng, có sự tổ chức hợp lý cũng như sự chỉ đạo, kiểm tra và điều chỉnh nhanh chóng và chính xác trong quá trình hoạt động. Mặt khác, bộ máy quản lý phải được tinh gọn theo hướng có hiệu quả; nghĩa là khi tinh giảm vẫn đảm bảo được tính vững chắc trong việc liên kết các phần tử, sự hoạt động vững chắc của các tổ chức…mà không ảnh hưởng xấu đến vai trò cũng như năng lực hoạt động của bộ máy.

Hệ thống thể chế, thủ tục hành chính: cần phải đảm bảo được tính hợp lý,

Đội ngũ cán bộ công chức: phải có tinh thần sáng tạo và phát huy tính tự chủ của mỗi người, có phẩm chất đạo đức cũng như trình độ chuyên môn thực hiện công việc.

Điều kiện vật chất kỹ thuật: cơ quan phải có cơ sở vật chất đầy đủ và đảm

bảo để tổ chức có thể hoạt động và làm việc đạt chất lượng, hiệu quả.

• Hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý: đây là yếu tố thể hiện sự

nghiêm túc, khẩn trương, triệt để của tổ chức, công dân trong việc thi hành chính sách. Nó thể hiện thông qua kết quả đạt được so với chỉ tiêu đề ra. Và hiệu quả mà nó đạt được chính là hoàn thành toàn diện kế hoạch với chi phí ít và hiệu quả kinh tế cao nhất. Đây có thể coi như là thước đo của năng lực hoạt động của bộ máy quản lý.

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 37 - 40)