Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 60 - 63)

Khủng hoảng tài chính tiền tệ và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay đã có những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ và nhân dân toàn Tỉnh trên tinh thần chủ động, sáng tạo vượt qua khó khăn thách thức để tìm ra những biện pháp tốt nhất nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương cho việc đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế của Tỉnh nhà. Vì thế, Khánh Hòa vẫn duy trì được tăng trưởng GDP với giá trị và tốc độ tăng trưởng cao, là một trong 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Thời kỳ 2006-2010, kinh tế Khánh Hòa tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ tương đối cao so với cả nước, bình quân đạt 10,65%. Trong đó, công nghiệp và xây dựng tăng 11,46%; nông – lâm – thủy sản tăng 3,19%; dịch vụ tăng 12,88%. Riêng năm 2011, GDP của tỉnh tăng 11,5% so với năm 2010 (không tính thuế nhập khẩu dầu)

Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế toàn Tỉnh 2006-2010

(Đvt: %/năm)

Ngành 2006 2007 2008 2009 2010

Tốc độ tăng GDP (%) 9,69 11,01 11,33 10,21 11,00

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 6,81 2,77 4,07 1,26 1,01

Công nghiệp và xây dựng 11,93 12,67 12,31 9,38 11,03

Dịch vụ 8,88 13,28 13,35 14,47 14,40

Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của một số ngành kinh tế mũi nhọn đã có những thay đối đáng kể, cụ thể ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất đạt trên 14%, tiếp theo là các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn gần 14% và ngành thương nghiệp trên 13%. Trong khi đó, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với đặc thù vốn có của lĩnh vực này nên tốc độ tăng trưởng bình quân thấp (xấp xỉ 4%). Lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kết hợp những điều kiện khác nhau cho phát triển cùng với kết quả đạt được trong tăng trưởng thời gian qua của những ngành này chính là cơ sở quan trọng cho Khánh Hòa xác định chúng là những ngành kinh tế mũi nhọn để từ đó tỉnh tập trung ưu tiên đầu tư cho phát triển.

Bảng 2.2: Tăng trưởng kinh tế các ngành Kinh tế mũi nhọn trong Tỉnh 2006 - 2010

Đvt: %/năm

Ngành 2006 2007 2008 2009 2010

Nông nghiệp và lâm nghiệp 3,01 3,89 4,68 4,47 3,85

Thủy sản 9,47 2,03 3,66 -0,91 -1,02

Công nghiệp chế biến 10,13 12,10 11,02 6,13 10,13

Xây dựng 14,48 14,86 13,39 14,81 12,76

Thương nghiệp 18,06 12,06 13,25 9,04 15,52

Khách sạn, du lịch và nhà hàng 8,92 13,27 7,81 3,80 22,51

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, cho thuê cảng biển

14,99 16,29 12,78 0,00 16,15

Các hoạt động liên quan đến kinh

doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 16,30 15,57 8,68 14,46 13,65

Nguồn: Cục Thống kê Khánh Hòa,2010

Với những nổ lực của mình, kinh tế biển nói riêng, kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực nói chung phát triển khá. Riêng tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương đạt tương đối cao và ổn định trong nhiều năm. Nhiều năm qua, Khánh Hòa là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao trong khu vực và cả nước. Hơn nữa, Khánh Hòa cũng là một trong số ít tỉnh, thành có số thu ngân sách lớn nhất cả nước, đóng

góp đáng kể cho ngân sách trung ương và đang từng bước trở thành trung tâm kinh tế của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

2.1.2.1.2 Cơ cấu kinh tế

Với vị trí thuận lợi, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào; Khánh Hòa đã và đang có các chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư vào sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao, hướng sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, dịch vụ cao cấp…Nhờ đó nhiều năm qua, Khánh Hòa là một trong những tỉnh, thành thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp.

Bảng 2.3: Cơ cấu các ngành kinh tế của Khánh Hòa giai đoạn 2001 - 2005

Cơ cấu (%) Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2001 2002 2003 2004 2005

Cơ cấu tổng sản phẩm (%) 100 100 100 100 100

Công nghiệp – xây dựng 37,4 38,6 39,3 40,97 41,44

Du lịch – dịch vụ 38,2 39,5 39,4 39,6 40,95

Nông – lâm nghiệp, thủy sản 24,4 21,9 21,3 19,43 17,61

Nguồn: Cục Thống kê Khánh Hòa,2005

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009 - 2012

Bước sang năm 2009, kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo cơ cấu dịch vụ - du lịch 43,32%, công nghiệp – xây dựng 41,71%, nông – lâm – thủy sản 14,97%. Và từ đây, cơ cấu kinh tế Khánh Hòa tiếp tục dịch chuyển theo đúng hướng đó là tăng tỷ tỏng dịch vụ và công nghiệp. Năm 2012, cơ cấu kinh tế Khánh Hòa là dịch vụ du lịch 44,19%, công nghiệp – xây dựng 42,23%, nông – lâm – thủy sản 13,58% (biểu đồ ). Như vậy, ta thấy rằng trong những năm gần đây nền kinh tế tỉnh có sự dịch chuyển chậm theo hướng hiện đại.

Qua biểu đồ ta cũng thấy rõ một điều đó là tỉnh đã xác định du lịch – dịch vụ chính là điểm mạnh và là ngành phát triển chủ chốt trong GDP của Khánh Hòa. Điều này thể hiện qua tỷ trọng ngành du lịch – dịch vụ tăng dần qua các năm. Đây là một bước đi đúng đắn và phát huy thế mạnh của mình bởi lẽ Khánh Hòa là nơi được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, có điều kiện tự nhiên thuận lợi…cho phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 60 - 63)