Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 31 - 37)

Phương pháp luận PCI được điều chỉnh để phản ánh kịp thời sự phát triển năng động của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trường pháp lý tại Việt Nam.

Quy trình xây dựng chỉ số PCI bao gồm 3 bước: Thu thập số liệu, xử lý dữ

liệu để xây dựng các chỉ số thành phần, xây dựng chỉ số tổng hợp PCI.

Bước 1: Thu thập số liệu

Có hai loại dữ liệu được thu thập để xây dựng các chỉ số thành phần. Thứ nhất là dữ liệu điều tra qua phiếu điều tra đối với các doanh nghiệp dân doanh. Sự đánh giá này hay còn gọi là dữ liệu “mềm”, được kết hợp với dữ liệu khách quan, còn gọi là dữ liệu “cứng” thu thập từ niên giám thống kê, từ nguồn của bên thứ ba khác như bộ tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư, các công ty kinh doanh bất động sản và các hiệp hội doanh nghiệp…

Chọn mẫu: áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thống nhất qua các năm là tạo danh sách doanh nghiệp điều tra từ danh sách các doanh nghiệp đang nộp thuế trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế. Danh sách này đáng tin cậy hơn so với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vì danh sách doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đôi khi không được cập nhật để loại bỏ các doanh nghiệp không còn hoạt động và thường gồm cả các doanh nghiệp tuy đã đăng ký nhưng chưa thực sự bắt đầu hoạt động.Để tiến hành chọn mẫu, danh sách các doanh nghiệp nêu trên được chia thành 24 nhóm theo 3 tiêu chí:

1. Loại hình của doanh nghiệp

a. Công ty cổ phần

c. Doanh nghiệp tư nhân

d. Công ty hợp danh

e. Loại hình khác

2. Ngành nghề của doanh nghiệp

a. Sản xuất, công nghiệp

b. Khai khoáng

c. Xây dựng cơ bản

d. Thương mại, dịch vụ và

e. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

3. Năm của doanh nghiệp

a. Thành lập trước năm 2000

b. Thành lập sau năm 2000

Gửi phiếu điều tra: VCCI gửi phiếu điều tra được gởi tới địa chỉ doanh nghiệp theo mẫu đã chọn, chỉ phiếu trả lời hợp lệ mới được chấp nhận, đó là phiếu được điền đầy đủ và gởi qua bưu điện đến VCCI.

Gọi điện thoại: Để đạt tỷ lệ phản hồi cao, VCCI đã tuyển chọn và huấn luyện cộng tác viên gọi điện thoại đến các doanh nghiệp để đảm bảo phiếu điều tra được gửi đến đúng địa chỉ thuyết phục doanh nghiệp trả lời.

Bước 2: Xử lý dữ liệu để xây dựng các chỉ số thành phần

Sau khi nhận được trả lời của doanh nghiệp, việc xử lý số liệu bằng các công cụ thống kê để giảm thiểu sai số gây ra bởi tỷ lệ phản hồi chưa cao của các doanh nghiệp. Một trong những ưu điểm quan trọng của PCI là so sánh chất lượng điều hành kinh tế của mỗi tỉnh với thực tiễn tốt nhất về điều hành kinh tế đang có ở Việt Nam, chứ không phải so sánh với một chuẩn mực lý tưởng nào.Vì vậy, mỗi chỉ tiêu được chuẩn hóa về thang 10 điểm , trong đó tỉnh có thực tiễn tốt nhất sẽ tương ứng với điểm 10, tỉnh có thực tiễn kém nhất tương ứng với điểm 1, 61 tỉnh còn lại sẽ tương ứng với điểm nằm giữa 1 và 10. Ở đây:

Nếu điểm chỉ tiêu cao phản ánh chất lượng điều hành tốt thì sử dụng công thức sau đây để chuẩn hóa điểm:

( ) ( ) P ro v in c e M in im u m 9 * 1 M a x im u m -M in im u m i  −  +      

Nếu điểm chỉ tiêu cao phản ánh chất lượng điều hành không tốt thì lấy 11 trừ cho công thức trên:

( ) ( i ) Province -Minimum 11 9* 1 Maximum-Minimum     −  +         

Trong đó: Province: điểm của tỉnh

Minimum: điểm nhỏ nhất của mẫu

Maximum: điểm lớn nhất của mẫu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa trên những nghiên cứu về môi trường kinh doanh, các chỉ tiêu được nhóm vào 9 chỉ số thành phần. Kế thừa những nghiên cứu từ trước, mục tiêu đặt ra là những chỉ số này phản ánh được tương đối đầy đủ những trở ngại đối với việc ra đời và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam.

Như vậy, tỉnh có thực tiễn tốt nhất sẽ tương ứng với điểm 10, tỉnh có thực tiễn kém nhất tương ứng với điểm 1, những tỉnh còn lại sẽ tương ứng với điểm nằm giữa 1 và 10. Tiếp theo, điểm tất cả các chỉ tiêu được tổng hợp thành điểm chỉ số thành phần với mục tiêu đặt ra là điểm các chỉ số này phải phản ánh được tương đối đầy đủ những trở ngại đối với việc thành lập mới và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Do đó, sau khi đã chuẩn hóa, VCCI đã tính trung bình các chỉ tiêu sau đó cũng áp dụng lại quy trình tính điểm chỉ tiêu như trên để tạo ra từng chỉ số thành phần cho mỗi tỉnh. Sau khi chuẩn hóa, toàn bộ các chỉ số của một tỉnh sẽ được thể hiện trên một sơ đồ hình sao. Hình 1.1 dưới đây thể hiện điểm cụ thể của 9 chỉ số thành phần của 63 tỉnh, thành. Độ dài của mỗi đường gân của ngôi sao thể hiện điểm của từng chỉ số thành phần với thang điểm tuyệt đối là 10.

Hình 1.1: Biểu đồ hình sao thể hiện kết quả điều hành của từng tỉnh theo chỉ số thành phần năm 2009

Bước 3: Xây dựng chỉ số tổng hợp PCI

Nếu lấy điểm của tất cả chỉ số thành phần cộng lại với nhau, tổng điểm sẽ là PCI tổng hợp chưa có trọng số với điểm tối đa là 100. Mặc dù đây là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất để tính PCI, nhưng lại không thật phù hợp nếu muốn sử dụng PCI như một công cụ chính sách. Lý do là vì trong các chỉ số thành phần, có những chỉ số có vai trò quan trọng hơn những chỉ số còn lại khi lý giải sự khác biệt về kết quả phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Do đó, mỗi chỉ số thành phần cần được tính toán trọng số bằng cách căn cứ vào mức độ đóng góp thực sự của từng chỉ số đối với việc phát triển kinh tế tư nhân. Để làm được việc này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để đo lường tác động của từng chỉ số thành phần tới một chỉ tiêu vốn được xem là có vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế tư nhân.

• Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh (bao gồm Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp

danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh trên số dân của tỉnh theo số liệu cập nhật của tổng cục thống kê. Số doanh nghiệp thực sự đang hoạt động là số doanh nghiệp đã hoàn thành mọi thủ tục đăng ký kinh doanh và đang thực sự sản xuất kinh doanh chứ không phải chỉ dừng ở giai đoạn đầu gia nhập thị trường. Tổng số doanh nghiệp dân doanh này (không bao gồm hợp tác xã) được chia cho số dân của tỉnh (theo đơn vị 1.000 dân) để loại bỏ ảnh hưởng có thể có do việc tỉnh nào đông dân hơn thường có nhiều doanh nghiệp hơn.

• Vốn đầu tư dài hạn của khu vực tư nhân tính theo bình quân đầu người được

nghiên cứu chọn để thực hiện mức độ rủi ro mà doanh nghiệp chấp nhận. Giả định của nghiên cứu là chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư sẽ đầu tư nhiều hơn ở nơi có môi trường chính sách hấp dẫn hơn vì ở đó họ có thể tính toán chính xác hơn chi phí và lợi ích dài hạn đối với dự án đầu tư của mình. Doanh nghiệp sẽ không dám đầu tư nhiều ở địa phương mà tài sản của họ ít được đảm bảo, tham những hoành hành hoặc tồn tại nhiều rào cản “vô hình” hạn chế hoạt động kinh doanh.

• Lợi nhuận bình quân trên một doanh nghiệp tính theo triệu đồng được nghiên

Luật doanh nghiệp ra đời. Lợi nhuận doanh nghiệp trong một thời kỳ là một tín hiệu dự báo tốt về tiềm năng đầu tư trong các giai đoạn tiếp theo vì sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Bảng 1.1: Bảng trọng số của các chỉ số thành phần của chỉ số PCI

Trọng số

STT Chỉ số Trọng số thực tế Trọng số làm tròn

1 Gia nhập thị trường 9,61% 10%

2 Tiếp cận đất đai 2,37% 5%

3 Tính minh bạch 19,77% 20%

4 Chi phí thời gian 14,12% 15%

5 Chi phí không chính thức 9,00% 10%

6 Tính năng động 12,36% 15%

7 Dịch vụ hổ trợ Doanh nghiệp 6,71% 5%

8 Đào tạo lao động 20,03% 20%

9 Thể chế pháp lý 6,04% 5%

Tổng 100% 100%

Nguồn: Báo cáo Nghiên Cứu Chính Sách-VCCI, số 14

Thời điểm điều tra thường diễn ra vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm và kết quả được công bố thời điểm cuối năm. Kết quả PCI cuối cùng là tổng hợp từ 9 chỉ số thành phần và được phân thành 6 nhóm: Rất tốt, tốt, khá, trung bình, tương đối thấp và thấp.

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 31 - 37)