Giải pháp 1: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 149 - 154)

thương mại và đầu tư

a. Căn cứ của giải pháp:

Trong thời buổi hiện nay, khi ngày càng nhiều các công ty mới xâm nhập thị trường, miếng bánh thị trường bình quân chia đều cho các doanh nghiệp ngày càng bé dần, thì công tác xúc tiến thương mại, bán hàng ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu cho sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Trong khi đó, chỉ tiêu

“Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại” ở tỉnh năm 2011 có tăng lên nhưng sự gia tăng này là không đáng kể, chứng tỏ việc sử dụng dịch vụ này vẫn chưa cao. Thực tế này diễn ra bởi lẽ các hoạt động xúc tiến thương mại đã chưa được áp dụng đúng cách, khiến cho việc sử dụng của họ mang lại kết quả không cao so với chi phí bỏ ra; hoạt động này phần lớn ở Khánh Hòa chỉ tổ chức đơn lẻ, mang tính chất nhỏ lẻ; Chính quyền tỉnh chưa tiến hành phổ biến cho DN biết về hoạt động này trên địa bàn tỉnh để tham gia hoặc chưa có sự kết nối đến các hiệp hội giúp cho DN giao lưu và phát triển quan hệ, phát triển kinh doanh; nguồn kinh phí để tổ chức cho hoạt động này vẫn chưa có hay quá ít và chi phí tham gia hoạt động này quá cao…

Và chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng, ngày nay khách hàng có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm được quảng cáo ( đặc biệt là trên ti vi ) vì tâm lý khách hàng thường nghĩ rằng, những sản phẩm quảng cáo là những sản phẩm chất lượng. Chính vì tâm lý đó nên công ty nào có quảng bá rộng rãi thì doanh số tiêu thụ sẽ tăng.

Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế mà sản phẩm của công ty phần lớn chưa được khách hàng biết đến hoặc có biết đến nhưng lại chưa chiếm vị trí sâu trong lòng khách hàng. Do đó tăng cường công tác khuếch trương xúc tiến giúp cho các doanh nghiệp:

+ Giới thiệu tốt cho các thông tin về sản phẩm, tăng khả năng nhận biết của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Duy trì, củng cố và mở rộng thị trường.

+ Tim kiếm và mở rộng quan hệ với các khách hàng tiềm năng mới.

+ Xây dựng, nâng cao uy tín và quảng bá tốt hình ảnh doanh nghiệp, tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

+ Doanh nghiệp có cơ hội nắm bắt được thông tin thị trường, cũng như xu hướng tiêu dùng của khách hàng cho dòng sản phẩm của mình.

Trong những năm qua, hoạt động khuếch trương của các doanh nghiệp còn rất yếu, nhiều khi thật sự chưa đi theo chiều sâu, nên mang lại hiệu quả chưa cao. Các hình thức quảng cáo chủ yếu là trên các tạp chí địa phương, và mật độ quảng

cáo còn thấp, không phổ biếng rộng rãi, cùng với đó là các hoạt động khuếch trương khác như hội chợ, khuyến mãi còn nhỏ lẻ.

Từ những thực tế đang diễn ra đó tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, em thấy rằng chính quyền tỉnh cần phải tạo cơ hội hơn nữa cho các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại để phát huy được tiềm năng của các doanh nghiệp.

b.Nội dung của giải pháp

Trung tâm xúc tiến thương mại là đơn vị trực thuộc Sở Công thương, Trung tâm đóng vai trò tham mưu cho Sở thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn và cung cấp thông tin, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tìm kiếm cơ hội kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tình. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ở Khánh Hòa đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiến lược phát triển thị trường, mở rộng mạng lưới kinh doanh, kinh nghiệm tuyên truyền, quảng bá còn có nhiều khó khăn cả về năng lực tài chính cũng như nghiệp vụ chuyên môn. Vì vậy, sự hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết và thiết thực.

Trung tâm xúc tiến thương mại đã và đang trở thành cầu nối quan trọng để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu.

Để hoạt động xúc tiến thương mại có trọng tâm và hiệu quả, Trung tâm xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh phải thường xuyên có mối liên hệ với các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để nắm bắt thông tin về thị trường. Đồng thời phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Cục thương mại đầu tư công nghệ thông tin, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam để tổ chức các hội thảo, tập huấn về thiết kế mẫu mã sản phẩm, cách thức thâm nhập thị trường, đàm phán kinh doanh với các đối tác nước ngoài sao cho hiệu quả nhất, đào tạo kỹ năng xuất nhập khẩu, phát triển thương mại điện tử, xây dựng thương hiệu, uy tín, tổ chức nghiên cứu và mở rộng thị trường, tuyên truyền, quảng bá các doanh nghiệp rất khó khăn về tài chính.

Ngoài mảng cung cấp thông tin thị trường, Trung tâm cũng phải xác định được rằng hoạt động hội chợ triển lãm cũng là một hoạt động quan trọng của công tác xúc tiến thương mại, đó là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để hội nhập kinh tế. Do đó, Trung tâm nên tổ chức tư vấn giới thiệu giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia các hội chợ triển lãm uy tín tại nước ngoài để giúp các doanh nghiệp quảng bá giới thiệu sản phẩm, ký kết hợp đồng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu. Không những thế, Trung tâm nên có mối liên hệ thường xuyên với các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để nắm bắt thông tin thị trường. Trung tâm cũng nên phối hợp chặt chẽ với các Công ty hội chợ tổ chức các hội chợ triển lãm tại thành phố Nha Trang và các huyện, thị trên địa bàn tỉnh với quy mô ngày một lớn và đạt hiệu quả.

Tích cực sử dụng nguồn kinh phí xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tích cực chủ động tham gia hội chợ trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác xuất khẩu. Trung tâm nên tập trung hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia hội chợ trong nước và mời gọi đối tác nước ngoài tham dự, để đạt hiệu quả cao hơn trong bối cảnh chi phí xúc tiến thương mại ngày càng hạn hẹp.

Tỉnh có thể không trực tiếp đứng ra tổ chức hội chợ cho DN mà thông qua các hiệp hội để thực hiện. Khi đó, tỉnh có thể tiến hành hỗ trợ cho hiệp hội một phần nguồn kinh phí cũng như tạo điều kiện trong việc đăng ký thời gian và địa điểm tổ chức hội chợ triển lãm…

Ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động xúc tiến thương mại, Trung tâm nên khai thác và xử lý thông tin, đồng thời tiến hành nâng cấp website sử dụng đường truyền tốc độ cao phục vụ cho việc khai thác thông tin để cung cấp mới nhất, kịp thời nhất thông qua bản tin Kinh tế thương mại phát hành thương kỳ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu của các doanh nghiệp, giúp họ nắm bắt kịp thời những thay đổi của thị trường để có những quyết định phù hợp với tình hình thực tế.

Tạo lập, vận hành đồng bộ, có hiệu quả các loại thị trường: Duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế. Tiếp tục hỗ

trợ các doanh nghiệp về các thông tin thương mại, phát triển thương mại điện tử, lập sàn giao dịch điện tử; tạo điều kiện để giúp doanh nghiệp chủ động và hoạt động có hiệu quả trong thời kỳ hội nhập. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại; xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước. Có chính sách khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước, trong tỉnh và triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Coi trọng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường trong nước, thị trường nước ngoài. Tích cực phát triển thị trường mới, thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hóa, tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

c. Hiệu quả dự tính

Mang đến cho các công ty có thêm nhiều kênh mới để quảng bá thương hiệu

và sản phẩm của mình đến nhiều đối tượng khách hàng, các chương trình xúc tiến mang tính đồng bộ giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Công ty sẽ nhận được phản hồi, khiếu nại, đánh giá từ khách hàng về sản

phẩm mà không phải chờ đợi, việc khắc phục sai sót nhanh hơn.

Khi công ty tham gia xuất khẩu thì thương mại điện tử giúp công ty có

những văn phòng đại diện, mà chi phí sẽ rất thấp, giúp có cơ hội tìm kiếm những khách hàng tiềm năng…

Giúp các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động quảng bá sản phẩm tại

các hội chợ triển lãm mang tầm quốc gia. Giúp lãnh đạo doanh nghiệp nâng cao được nhận thức trong tình hình mới, nắm bắt kịp thời những thay đổ của thị trường quốc tế để có những quyết sách phù hợp với tình hình vụ thể tạo hành trang giúp cộng đồng doanh nghiệp vững bước vượt qua thử thách trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Đóng góp phần lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước cũng như góp phần

giải quyết phần lớn công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu nhập từ đó góp phần ổn định kinh tế - xã hội.

Từ sự phát triển của doanh nghiệp, nâng cao vị thế của Khánh Hòa trong khu

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 149 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)