Đánh giá chung về khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 45 - 51)

6. Bố cục của luận án

1.3. Đánh giá chung về khoảng trống nghiên cứu

Qua tổng quan nghiên cứu trong và ngồi nước, có thể rút ra nhận xét và đánh giá các điểm chính như sau:

 Đối với các nghiên cứu nước ngoài

Hầu hết các nghiên cứu ở nước ngoài đã khái quát tương đối đầy đủ hệ thống cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng các nhân tố đến CTTC các DNXD và hệ thống tồn diện nhóm nhân tố bên trong của DN, bao gồm các nhân tố chính: Quy mơ DN; cơ hội tăng trưởng; tài sản thế chấp; khả năng sinh lời; tính thanh khoản.

Có vài nghiên cứu bổ sung các nhân tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát (CPI). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào thực hiện đánh giá đồng thời nhân tố bên trong DNXD và nhân tố vĩ mơ trong bối cảnh có xảy ra khủng hoảng tài chính. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến CTTC trong từng nghiên cứu đã cung cấp thêm cơ sở lý luận và bằng chứng thực nghiệm làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo. Bên cạnh đó, số lượng các nghiên cứu về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến CTTC cịn ít và cũng chưa ước lượng ảnh hưởng cụ thể của nhân tố này. Đối với các nhân tố vĩ mô, các nghiên cứu mới chỉ làm rõ tác động một số chỉ tiêu riêng lẻ như GDP, lạm phát.

bảng. Dữ liệu bảng có thuộc tính là số liệu bao gồm cả thời gian và không gian. Các phương pháp ước lượng sử dụng nhiều nhất là POLS, FEM và REM và mơ hình hồi quy 2 giai đoạn. Về lý thuyết cho thấy, sử dụng các phương pháp ước lượng trên phù hợp với đặc điểm của dữ liệu bảng. Tuy nhiên, xét về một số đặc điểm hạn chế phải quan tâm là các phương pháp trên được các nghiên cứu sử dụng chưa đủ mạnh để giải quyết tính chất đặc thù của mối quan hệ nhân quả của biến CTTC với các nhân tố cũng như tính chất động (có biến trễ trong mơ hình) của CTTC. Cụ thể, việc sử dụng mơ hình hồi quy theo các phương pháp trên nhiều khả năng không xem xét hết ảnh hưởng của các biến nội sinh.

 Đối với các nghiên cứu trong nước

Qua tổng quan các nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng các nhân tố đến CTTC các DNXD Việt Nam, các kết quả đạt được và hạn chế được tổng hợp như sau:

Thứ nhất: Các tác giả nghiên cứu trong nước đã lập luận được tầm quan trọng

của các nhân tố trong việc giải thích sự thay đổi CTTC của các DNXD Việt Nam, đồng thời hệ thống hóa được cơ sở lý luận về ảnh hưởng các nhân tố đến CTTC. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đều xác định được ảnh hưởng của các biến đại diện cho DN đó là: Quy mơ DN; cơ hội tăng trưởng; tài sản thế chấp; khả năng sinh lời; tính thanh khoản; tấm chắn thuế phi nợ; rủi ro kinh doanh; tỷ suất nợ năm trước.

Thứ hai: Một số hạn chế tồn tại như sau:

- Thời gian thực hiện các nghiên cứu hầu như kéo dài từ thời điểm trước khi khủng hoảng tài chính xảy ra (2008) và nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi những tác động nhất định, trong đó có nguồn tài trợ vốn cho DNXD. Tuy nhiên, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính chưa được các nghiên cứu xem xét.

- Cỡ mẫu của các nghiên cứu nhỏ và chỉ tập trung vào một nhóm DN nào đó như: DNXD hoặc VLXD niêm yết trên thị trường chứng khoán, chứ chưa nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ các DNXD (gồm cả DNXD chưa niêm yết).

- Chưa có nghiên cứu nào đề cập đồng thời ảnh hưởng các nhân tố bên trong, nhân tố vĩ mơ và tác động của khủng hoảng tài chính đến CTTC của DNXD Việt Nam.

chưa đề cập toàn diện mà chỉ dừng lại ở các đặc điểm của quản lý DN.

- Nghiên cứu của Trịnh Thị Trinh và cộng sự (2014) sử dụng phương pháp ước lượng GMM để xem xét sự thay đổi của CTTC mục mục tiêu. Phương pháp GMM giải quyết được khuyết tật trong mơ hình có biến nội sinh nhưng với điều kiện mơ hình khơng tồn tại biến cơng cụ yếu. Tuy nhiên, chưa thấy nhóm tác giả đề cập đến kiểm định tính hiệu lực của biến cơng cụ.

Tổng kết các nghiên cứu có liên quan và đối chiếu với kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong và ngồi nước cho đến nay vẫn cịn một số khoảng trống về nội dung và phương pháp nghiên cứu:

-Về nội dung

+ Các nghiên cứu trong nước chỉ xem xét đến các nhân tố bên trong thuộc về DNXD, thiếu vắng các nhân tố vĩ mơ, chưa có nhiều nghiên cứu kết hợp các nhân tố bên trong và bên ngoài như tốc độ trăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất vay ngân hàng. Mặt khác, thời gian các nghiên cứu thực hiện trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu nhưng chưa được các nghiên cứu đề cập.

+ Về chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC ở các DNXD, các nghiên cứu thực nghiện trong và ngồi nước chưa có sự nhất quán cao.

-Về phương pháp

+ Các nghiên cứu ở Việt Nam thực hiện trên mẫu có kích thước mẫu nhỏ + Các nghiên cứu trong và ngoài nước về nhân tố ảnh hưởng CTTC ở các DNXD đa phần sử dụng phương pháp mơ hình hồi quy thơng thường như phương pháp bình phương bé nhất gộp (POLS), mơ hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mơ hình ảnh hưởng ngẫu nghiên (REM). Gần đây các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngồi đã có một vài cơng trình sử dụng phương pháp mơ hình Tobit để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC. Ở Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, chưa tìm thấy cơng trình nghiên cứu nào sử dụng mơ hình Tobit để nghiên cứu cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC.

+ Mơ hình hồi quy được xem là phù hợp nếu thỏa mãn tính chất BLUE (độ chệch nhỏ nhất). Đối với dữ liệu bảng dạng động (Dynamic Panel Data) có xét độ trễ

của biến phụ thuộc, khi sử dụng phương pháp thông thường như POLS, FEM và REM là chưa phù hợp, vì khi gặp phải hiện tượng tương quan chuỗi của các thành phần sai số và hiện tượng nội sinh thì các phương pháp trên khơng giải quyết được. Matemilola và Ariffin [75] sử dụng phương pháp ước lượng GMM với mơ hình dữ liệu bảng dạng động để kiểm định lý thuyết trật tự phân hạng của CTTC. Kết quả, giải quyết hiện tượng tương quan chuỗi của các thành phần sai số và biến trễ của biến phụ thuộc (Lagged dependent variable) có quan hệ thuận chiều chặt chẽ với CTTC ở năm hiện tại. Mặt khác, với dữ liệu bảng dạng động nếu sử dụng các phương pháp ước lượng hồi quy gộp POLS, FEM, REM và GMM thì độ chệch của các tham số ước lượng và sai số của mơ hình lớn hơn so với phương pháp ước lượng Tobit thể hiện qua các chỉ số trung bình sai số bình phương RMSE: Root mean squared error; MAE: Sai số trung bình tuyệt đối. Để minh chứng cho điều này, Dang [37] thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CTV bằng cách sử dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo nhằm so sánh độ chệch (Bias) của các tham số ước lượng giữa các phương pháp. Mơ hình như sau:

𝑦𝑖𝑡 = 𝛾𝑦𝑖𝑡−1 + 𝛽𝑥𝑖𝑡 + 𝜂𝑖 + 𝑣𝑖𝑡 , 𝑖 = 1, … , 𝑁; 𝑡 = 2, … , 𝑇

Trong đó: yit-1: biến trễ của biến phụ thuộc đóng vai trị như một biến độc lập xit. Vấn đề là làm thế nào để biết được kết quả ước lượng của mơ hình khơng bị chệch? Trả lời cho câu hỏi này phương pháp Monte carlo thực hiện như sau:

Lấy ngẫu nhiên các giá trị của biến độc lập và hồi quy với biến phụ thuộc thu được các ước lượng 𝛾,̂ 𝛽̂. Lặp lại bước trên n lần và tính trung bình 𝛾 ̂̅𝛽̂̅, nếu giá trị

này gần giống với giá trị tham số thực khi đó mơ hình thỏa mãn tính chất BLUE (Bias chính là chênh lệch giữa tham số ước lượng với tham số thực của mơ hình). Kết quả mơ phỏng Monte Carlo qua Bảng 1.5

Bảng 1.5: Kết quả mô phỏng Monte Carlo

Phươngpháp ước

tính POLS FEM SYS – GMM TOBIT (DPF)

Bias (𝛾) 0,099 -0,116 0,062 0,003 SE (𝛾) 0,008 0,010 0,010 0,012 RMSE (𝛾) 0,099 0,116 0,063 0,012 Bias (𝛽) -0,031 -0,020 -0,018 0,001 SE (𝛽) 0,004 0,004 0,005 0,004 RMSE (𝛽) 0,032 0,021 0,019 0,004 MAE 0,28 0,18 0,14 0,02 Nguồn: Dang (2015)

Kết quả Bảng 1.5 cho thấy, độ chệch của tham số ước lượng, sai số chuẩn của tham số và sai số của phương pháp TOBIT rất nhỏ so với các phương pháp POLS, FEM, REM và SYS-GMM. Phương pháp Tobit có nhiều ưu điểm và thế mạnh trong việc xử lý dữ liệu bảng dạng động.

Có thể khẳng định rằng, về nội dung cũng như phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CTV các DNXD Việt Nam tồn tại những vấn đề cịn bỏ sót cần thiết làm rõ thêm. Đây là các khoảng trống nghiên cứu mà đề tài hướng đến và mong muốn thực hiện để cung cấp kết quả có tính đại diện và thuyết phục cao cho DN ngành xây dựng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chương này đã tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến hướng nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, làm cơ sở cho việc xác định khoảng trống nghiên cứu của luận án.

Tác giả phân tích và khái qt hóa các nghiên cứu trước đây trên khía cạnh bối cảnh, phương pháp nghiên cứu, kết quả chính và một số hạn chế của mỗi nghiên cứu. Qua đó, tác giả nhận diện những điểm cần kế thừa từ nghiên cứu trước và xác định khoảng trống mà luận án hướng đến thực hiện. Các khoản trống được tìm thấy bao gồm:

- Thiếu nghiên cứu đánh giá toàn diện ảnh hưởng các nhân tố bên trong, các nhân tố vĩ mơ và nhân tố khủng hoảng tài chính đến CTTC các DNXD Việt Nam.

- Hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung vào các nhân tố nội tại bên trong DNXD như: Quy mô DN, cơ hội tăng trưởng, khả năng sinh lời, tài sản thế chấp, tính thanh khoản. Trong khi đó, Việt Nam là nước có điều kiện tương đồng như các nước đang phát triển, thị trường vốn phát triển chưa ổn định, mức độ hội nhập kinh tế tài chính với thế giới cịn thấp. Vì vậy, cần có cơ chế quản trị cơng ty tốt, trong khi đó các nghiên cứu chưa đề cập đến yếu tố về quản trị công ty.

- Trong quá trình tổng quan nghiên cứu trước, tác giả đã quan tâm đến phương pháp mà các nghiên cứu trước sử dụng và từ đó đề cập đến điểm mạnh của phương pháp Tobit trong giải quyết khuyết tật của mơ hình để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)