Thống kê mô tả các biến số theo năm

Một phần của tài liệu Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 119 - 123)

Năm Chỉ tiêu tdta stdta ltdta Size tang grow prof liq gdp cpi ir tax 2007 Trung bình 0,582 0,366 0,209 10,203 0,334 0,020 0,485 0,071 11,114 0,112 0,280 Độ lệch chuẩn 0,286 0,263 0,231 1,860 0,198 0,050 0,318 0,000 32,866 0,000 0,000 2008 Trung bình 0,622 0,400 0,216 10,493 0,340 0,504 0,032 0,531 0,057 12,623 0,158 0,280 Độ lệch chuẩn 0,246 0,251 0,219 1,774 0,179 0,857 0,051 0,295 0,000 37,317 0,000 0,000 2009 Trung bình 0,636 0,416 0,212 10,774 0,334 0,487 0,041 0,546 0,054 10,964 0,101 0,250 Độ lệch chuẩn 0,227 0,247 0,208 1,672 0,176 0,843 0,062 0,282 0,000 32,437 0,000 0,000 2010 Trung bình 0,648 0,407 0,231 11,069 0,317 0,469 0,034 0,545 0,064 11,279 0,101 0,250 Độ lệch 0,213 0,238 0,212 1,650 0,165 0,856 0,052 0,276 0,000 33,112 0,010 0,000

Năm Chỉ tiêu tdta stdta ltdta Size tang grow prof liq gdp cpi ir tax chuẩn 2011 Trung bình 0,664 0,430 0,227 11,131 0,311 0,179 0,021 0,559 0,062 12,326 0,190 0,250 Độ lệch chuẩn 0,234 0,264 0,233 1,656 0,172 0,478 0,047 0,301 0,000 35,933 0,007 0,000 2012 Trung bình 0,672 0,439 0,227 11,236 0,299 0,208 0,009 0,575 0,053 11,281 0,065 0,250 Độ lệch chuẩn 0,207 0,247 0,226 1,582 0,173 0,553 0,043 0,283 0,000 33,118 0,024 0,000 2013 Trung bình 0,663 0,433 0,221 11,344 0,286 0,232 0,011 0,569 0,054 10,990 0,071 0,250 Độ lệch chuẩn 0,215 0,247 0,219 1,558 0,166 0,645 0,043 0,285 0,000 32,334 0,011 0,000 2014 Trung bình 0,664 0,439 0,215 11,366 0,277 0,110 0,013 0,564 0,060 10,710 0,055 0,220 Độ lệch chuẩn 0,218 0,250 0,221 1,522 0,166 0,490 0,041 0,282 0,000 31,579 0,011 0,000 2015 Trung bình 0,671 0,432 0,225 11,373 0,274 0,145 0,017 0,572 0,067 10,324 0,041 0,220 Độ lệch chuẩn 0,256 0,276 0,248 1,647 0,174 0,568 0,047 0,322 0,000 30,540 0,010 0,000 Tổng Trung bình 0,647 0,418 0,220 11,00 0,308 0,292 0,022 0,549 0,060 11,290 0,099 0,250 Độ lệch chuẩn 0,236 0,255 0,224 1,707 0,176 0,696 0,050 0,295 0,006 33,301 0,047 0,020 n 9.216 9.216 9.216 9.216 9.216 8.192 9.216 9.215 9.216 9.216 9.216 9.216

Nguồn: Tính tốn trên phần mềm Stata

Số liệu Bảng 4.18 và Bảng 4.19 cho thấy:

- Với các biến về CTTC, có thể thấy trong suốt giai đoạn 2007-2015 tỷ suất nợ chiếm tỷ trọng gần 65% là con số khá cao so với các nước. Tỷ suất nợ ngắn hạn chiếm gần 42% trong khi nợ dài hạn là 22%. Tuy nhiên, có sự biến động lớn trong chính sách tài trợ của các doanh nghiệp xây dựng do các đặc thù về qui mô cũng như lĩnh vực hoạt động của các DNXD.

- Về các biến phụ thuộc, số liệu thống kê mơ tả cho thấy một số điểm chính như sau:

+ Tốc độ tăng trưởng trong nghiên cứu này thể hiện qua tốc độ tăng tài sản của DN trong giai đoạn nghiên cứu. Số liệu Bảng 4.18 cho thấy, giá trị trung bình của biến Cơ hội tăng trưởng (grow) là 0,292 và giá trị nhỏ nhất là -0,74, giá trị lớn nhất: 3,25. Điều này chứng tỏ cơ hội tăng trưởng của các DN ngành xây dựng trong giai đoạn nghiên cứu ở mức cao để đáp ứng nhu cầu về xây dựng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, có DN có tốc độ tăng trưởng âm

cũng là điều phù hợp với cơ chế thị trường.

+ Các DNXD trong mẫu nghiên cứu có tỷ suất sinh lời trước thuế trên tài sản (ROA) còn chưa cao, ở mức bình qn là 2,21% và cũng có biên độ dao động lớn. Khả năng sinh lời thấp trong khi tốc độ tăng trưởng nhanh về đầu tư của tài sản cũng sẽ đặt ra câu hỏi: liệu lợi nhuận để lại cho DNXD có đủ để tái đầu tư mở rộng hay khơng và cũng ảnh hưởng đến chính sách tài trợ ở các DN.

+ Quy mơ của các DNXD trong mẫu nghiên cứu có giá trị tài sản bình quân trong cả giai đoạn 2007-2015 là 362.400,3 triệu đồng và mức độ dao động khá lớn: có DN giá trị tài sản lớn nhất là 65.631.403 triệu đồng, nhưng cũng có DN giá trị tài sản nhỏ nhất là 93 triệu đồng. Đặc tính này cũng phản ánh đặc thù của các DN xây lắp là các DN trực tiếp thi công nên nhu cầu về vốn lưu động và đầu tư TSCĐ lớn định lớn, trong khi đó DN thiết kế chủ yếu sử dụng nhân cơng để thực hiện cơng tác khảo sát địa hình, địa chất, thiết kế các bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ thi công nên không cần nhiều về tài sản.

+ Tài sản cố định là một trong những tài sản hữu hình có thể sử dụng để thế chấp khi vay nợ từ các ngân hàng thương mại. Số liệu Bảng 4.18 cho thấy tỷ trọng TSCĐ có giá trị trung bình 30,8%, tuy nhiên có sự dao động lớn của các DN trong mẫu. Có DN trong ngành tỷ trọng TSCĐ lên đến 73%, nhưng cũng có DN tỷ trọng TSCĐ là 0%. Điều này có liên quan đến đặc thù của DN ở lĩnh vực xây lắp địi hỏi cần đầu tư máy móc thiết bị phục vụ thi cơng có giá trị lớn, trong khi các DN thiết kế có qui mơ nhỏ thì nhu cầu đầu tư dài hạn khơng đáng kể.

+ Tính thanh khoản (liq) thể hiện qua chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành. Số liệu thống kê mơ tả cho thấy hệ số này có giá trị trung bình là 0,549. Đây là một con số thể hiện tính thanh khoản của các DNXD thấp. Thông thường, chỉ số này nhỏ hơn 1 đã cho thấy tài sản ngắn hạn khơng đủ để đáp ứng nhu cầu thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn nếu các khoản này đến hạn vào ngày lập BCTC. Số liệu đó dường như phản ánh có những vấn đề trong huy động vốn vay ngắn hạn và dài hạn để tài trợ tài sản ngắn hạn.

tăng trưởng kinh tế GDP của nước ta trong giai đoạn 2007-2015 ở mức 6% là con số khá cao so với nhiều nước. Sự tăng trưởng kinh tế phản ánh chung một bức tranh chung của nền kinh tế, trong đó có sự phát triển của ngành xây dựng. Điều này cũng giải thích vì sao trong giai đoạn nghiên cứu, các DNXD đã mở rộng qui mô SXKD thông qua đầu tư nhiều hơn, thông qua chỉ số tăng trưởng tài sản ở mức 29,2% như đã đề cập ở trên.

+ Chỉ số giá CPI trung bình là 11,29 và mức độ dao động rất lớn 33%. Điều này cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu chỉ số giá biến động mạnh có thể do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới làm cho giá các yếu tố đầu vào tăng cao. Đó cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh lời của các DNXD. + Lãi suất vay ngân hàng trung bình trong giai đoạn nghiên cứu là 10% và có sự dao động đáng chú ý ở thời điểm năm 2008 và 2011 với lãi suất vay lần lượt lên đến 15,8% và 19%. Những giải pháp can thiệp của nhà nước trong giai đoạn nghiên cứu khi có khủng hoảng tài chính là những vấn đề sẽ tiếp tục thảo luận trong luận án khi bàn đến CTTC.

+ Thuế suất thuế thu nhập DN, trung bình giai đoạn nghiên cứu vào khoảng 25% và có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần do chính sách vĩ mơ của nhà nước. Nếu như vào đầu giai đoạn nghiên cứu, tỷ suất thuế TNDN là 28% thì đến cuối giai đoạn nghiên cứu là 22%. Sự cắt giảm thuế suất sẽ là phần hỗ trợ cho các DNXD để tăng lợi nhuận để lại tái đầu tư, mở rộng SXKD. Điều này cũng đặt ra về ảnh hưởng của tấm chắn thuế đối với chính sách tài trợ đối với các DNXD.

4.2.1.2. Phân tích tương quan

Trước khi phân tích hồi quy để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC các DNXD, cần thiết phân tích tương quan giữa các biến nhằm kiểm tra các giả định của bài tốn hồi qui, trong đó có tồn tại quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập có mối tương quan với nhau hay khơng.

Kết quả phân tích tương quan giữa các biến thể hiện qua ma trận hệ số tương quan ở Bảng 4.20 như sau:

Một phần của tài liệu Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)