Đối với doanh nghiệp trong ngành xây dựng

Một phần của tài liệu Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 155 - 158)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.2. Một số khuyến nghị

5.2.1. Đối với doanh nghiệp trong ngành xây dựng

Từ phân tích đặc trưng về thực trạng về CTTC và các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của các DNXD Việt Nam trong giai đoạn 2007-2015, kết quả cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với DNXD.

Thứ nhất: Kết quả phân tích thực trạng CTTC các DNXD giai đoạn 2005-

2015 chỉ ra rằng tỷ suất nợ trung bình chung của các DNXD giai đoạn này tương đối cao (65%), đặc biệt là các công ty chưa niêm yết. Điều đó cho thấy ở các DNXD tìm ẩn nhiều rủi ro về tài chính. Do đó, các DNXD cần tìm kiếm và mở rộng thêm kênh huy động nguồn vốn khác, ngồi các khoản vay ngân hàng. Chính sách phân phối lợi nhuận để lại là một trong những nguồn vốn phù hợp để cân đối quan hệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, nên tận dụng đặc thù của hoạt động xây dựng với việc nhận tạm ứng vốn thi công là cách thức giảm thiếu phần nào nguồn vốn vay bên ngoài. Các DN trong ngành xây dựng cũng nên tận dụng chính sách tín dụng thương mại từ nhà cung cấp để có thể có nguồn vốn nhàn rỗi tài trợ cho nhu cầu vốn ngắn hạn.

Tuy nhiên, những giải pháp trên chỉ có tính ngắn hạn. Về lâu dài, các DN trong ngành xây dựng có qui mơ nhỏ cần hợp nhất, sáp nhập để thành các DN có qui mơ lớn hơn, chuyển đổi sang loại hình cơng ty cổ phần để từng bước niêm yết trên TTCK. Như vậy, kênh huy động vốn có thể dễ dàng hơn, có thể phát hành thêm cổ phiếu để cân bằng với các khoản vay nợ trong các điều kiện thị trường thuận lợi. Qui mô lớn

hơn cũng giảm thiểu phần nào tình trạng bất cân xứng thơng tin, nên DN có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận vốn vay nợ khi cần thiết.

Thứ hai: Kết quả phân tích sự khác biệt về tỷ suất nợ ngắn hạn cho thấy: Các DN thuộc nhóm DNXD và VLXD có tỷ suất suất nợ ngắn hạn cao hơn nhóm DN thiết kế. Do đó, đối với các DN thuộc nhóm DNXD và VLXD cần đổi mới máy móc thiết bị thi cơng để rút ngắn thời gian thực hiện dự án nhằm nâng cao hiệu quả KD và giảm áp lực vay vốn ngắn hạn.

Kết quả phân tích cũng cho thấy DNXD niêm yết sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn so với DNXD chưa niêm yết. Vì vậy DNXD chưa niêm yết phải tăng cường minh bạch và nâng cao chất lượng thông tin tài chính nhằm tìm kiếm, mở rộng các kênh huy động vốn.

Thứ ba: Kết quả phân tích chỉ ra có sự khác biệt về tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắn

hạn giữa giai đoạn trước, trong và sau khủng hoảng tài chính và tăng qua các giai đoạn. Điều này cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng tài chính mặc dù lãi suất cho vay tăng cao nhưng các DNXD vẫn chấp nhận vay nợ để thực hiện dự án, vì vậy khuyến nghị DNXD trong giai đoạn khủng hoảng DNXD nên tìm kiếm các nguồn vốn khác có chi phí thấp; đẩy mạnh cơng tác nghiệm thu khối lượng xây dựng để thanh toán; dùng các nguồn vốn tạm thời khác như giãn nợ các khoản nợ thuế bằng giá trị khối lượng xây dựng có nguồn vốn từ Nhà nước.

Thứ tư: Khuyến nghị xuất phát từ kết quả DNXD nhỏ khó tiếp cận vốn ngân

hàng. Do đó, các DN ngành xây dựng cần quan tâm trong việc lập và công bố số liệu BCTC đúng theo chế độ kế tốn hiện hành. BCTC được trình bày cụ thể, minh bạch sẽ giúp cho các đối tác, trong đó có ngân hàng hiểu hơn về DN. Đây là cách thức để giảm bất cân xứng thông tin giữa các bên và tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng. Thực tế, một số nhà quản lý DNXD rất e ngại việc cơng bố báo cáo tài chính ra bên ngồi, vì họ cho rằng cơng bố BCTC sẽ làm lộ bí mật tài chính cho đối thủ cạnh tranh, nhưng thực chất công bố BCTC sẽ quảng bá hình ảnh của DN với các bên liên quan. Ở góc độ này, quản lý ở các DNXD cần nhận thức:

+ Công bố thông tin là yêu cầu cần thiết đối với DN, việc công bố thông tin minh bạch sẽ giúp chủ nợ hiểu hơn về DN, nhà đầu tư sẽ thấy rõ năng lực tài chính, tiềm năng phát triển của DN và hiệu quả của dòng vốn đầu tư. Chủ nợ, nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức sinh lời kỳ vọng thấp hơn. Kết quả, giảm chi phí vốn cho DN. Mặt khác công bố thông tin, cụ thể thông tin về tài chính là yêu cầu bắt buộc đối với DNXD khi tham gia đấu thầu dự án xây dựng vì thơng tin khơng đầy đủ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trúng thầu của DN tham gia dự thầu.

+ Các DNXD cần thiết lập hệ thống kiểm sốt nội bộ hoạt động hiệu quả, qua đó sẽ góp phần tăng mức độ tin cậy thơng tin từ báo cáo tài chính, đảm bảo DN hoạt động có hiệu quả và hạn chế rủi ro. Ảnh hưởng của nhân tố tính khơng kiêm nhiệm quản lý DN như là biện pháp kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa sử sụng nợ quá mức.

Thứ năm: Các DNXD cần xem xét các chiến lược quản lý rủi ro để xây dựng

CTTC phù hợp. Kết quả cho thấy, trong ngắn hạn mối quan hệ thuận chiều chỉ số giá (CPI), lãi suất vay (ir) với tỷ suất nợ ngắn hạn, có nghĩa là khi giá cả đầu vào và lãi suất tăng cao nhưng DNXD vẫn phải vay ngắn hạn dẫn đến rủi ro cao hơn. Do đó, các DNXD quản lý rủi ro nhằm đảm bảo các nguồn vay ngắn hạn cho nhu cầu xây dựng ở mức hợp lý với điều kiện loại trừ chi phí lãi vay q cao. Hay nói cách khác, DNXD cần phải xây dựng chính sách tài trợ vốn nhằm đảm bảo duy trì một mức dư nợ hợp lý trong họat động kinh doanh.

Thứ sáu: Các DNXD cần quan tâm đến công tác nghiệm thu khối lượng xây

dựng hoàn thành để giảm áp lực vốn vay ngân hàng vì đây là nguồn vốn được DNXD lựa chọn trước khi tính đến phương án vay ngân hàng. Điều này được khẳng định qua kết quả ảnh hưởng thuận chiều giữa tính thanh khoản và CTTC trong cả ba cách đo lường. Ngồi ra, DNXD ln duy trì và tìm kiếm mối quan hệ với nhà cung cấp đầu vào ổn định và có chất lượng, để có thể tăng cường khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng thương mại tạm thời từ các đối tác.

Thứ bảy: Ảnh hưởng ngược chiều đáng kể của khả năng sinh lời đến CTTC,

gợi ý cho các DNXD cần chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, một trong những điểm yếu các DNXD Việt Nam là khả năng sinh lời trung bình trong

giai đoạn 2007-2015 thấp 2,2% (lợi nhuận trước thuế TNDN/Tổng tài sản) Bảng 4.18, nguyên nhân này dẫn đến khả năng tích lũy vốn thấp, hạn chế khả năng tiếp cận vốn từ bên ngoài. Để nâng cao lợi nhuận, các DNXD cần thực hiện các biện pháp để kiểm sốt chi phí như: Định mức tiêu hao nguyên, vật liệu trong quá trình xây dựng, định mức số ca máy hoạt động, định mức nhân cơng, kiểm sốt giá các yếu tố đầu vào, v.v.. Mặt khác, để có tỷ suất nợ hợp lý cần xem xét trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh (khả năng sinh lời), theo lý thuyết cân bằng khả năng sinh lời cao sẽ khuyến khích DN sử dụng nợ để tận hưởng lợi ích do thuế TNDN mang lại với điều kiện kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, cần phân loại DNXD theo khả năng sinh lời, thực hiện lựa chọn cấu trúc nợ gắn liền với tiêu chí khả năng sinh lời.

Bảng 5.1: Bảng phân loại DNXD theo chỉ tiêu khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời Thấp: < 5% Trung bình: 5% - 15% Cao: > 15% Số DN 823 176 25 Tỷ lệ (%) 80,4% 17,2% 2,4%

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Bảng 5.1 cho thấy, đối với các DNXD có khả năng sinh lời thấp (thấp hơn 5%) nên lựa chọn tỷ suất nợ thấp 0%-25% vì đây là những DN có hoạt động kinh doanh kém hiệu quả; Đối với các DNXD có khả năng sinh lời trung bình (5% - 15%) nên lựa chọn tỷ suất nợ thấp 25%-50%; Đối với các DNXD có khả năng sinh lời trung bình >15% nên chọn tỷ suất nợ 51-65% (65% là con số tỷ suất nợ trung bình của 1000 mẫu tái lặp được tính tốn bootstrap ở mục 4.1.2, nên được xem như tỷ suất nợ trung bình ngành của các DNXD).

Một phần của tài liệu Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 155 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)