Tóm tắt đo lường các biến độc lập

Một phần của tài liệu Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 82 - 85)

Nhân tố Kí hiệu Nghiên cứu cơ sở Đo lường các biến

Quy mô DN Size Chang [35],Quy [93], Choi [36] Ln (Tổng tài sản) Cơ hội tăng

trưởng Grow

Qayyum [92], Hijazi [57], Baharuddin [23], Chang [35], Belay [29], Khan [65], De [40], Lê Phương Dung [11]

% thay đổi tổng tài sản

Khả năng

sinh lời Prof

Chang [35], Mai [74], Hijazi [57], Baharuddin [23], Qayyum [92], Shah [99] , Youssef [111], Khan [65], Kale

[63], Lê Phương Dung [11]

Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản

Tài sản thế

chấp Tang

Hijazi [57], Baharuddin [23], Yan [110], Belay [29], Qayyum [92], Shah [99], Quy [93], Lê Phương Dung [11]

TSCĐ Tổng tài sản Tính thanh

khoản Liq

Rus [98], Yan [110], Belay [29], Choi [36], Lê Phương Dung [11], Nguyễn

Thúy Anh [3] Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tốc độ tăng trưởng kinh tế

GDP Mokhova [77], Muthama [81] % tăng trưởng GDP

Chỉ số giá Cpi Muthama [81], Chang [35] Chỉ số giá Lãi suất vay

ngân hàng Ir Delcoure [41], Muthama [81]

Lãi suất cho vay liên NH kỳ hạn 12 tháng

Thuế Tax

Nguyễn Thúy Anh [3], Nguyễn Minh Nguyệt [12], Phan Thị Quốc Hương

[9], Trần Thị Lan Phương [15]

2007-2008: 28% 2009-2013: 25% 2014-2014: 22% Tính kiêm

nhiệm CEO Dang và Phan [38]

0: Không kiêm nhiệm 1: Kiêm nhiệm Biến trễ của biến phụ thuộc tdtait-1 stdtait-1 ltdtait-1 Matemilola và Ariffin [75], Ek [45], Lê Phương Dung [6]

tdtait-1 = l.tdata stdtait-1 = l.stdata

ltdtait-1 = l.ltdata Khủng hoảng

tài chính Crisis

Gabriela [51], Jaafar [60], Trương Hồng Trình và Nguyễn Thảo Phương

[105]

1: giai đoạn 2008-2011 0: khác giai đọan 2008-

2011

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Thứ nhất: Mặc dù Việt Nam cũng đưa ra tiêu chuẩn để phân loại qui mô DN

trên cơ sở số lao động và vốn điều lệ. Tuy nhiên, khi so sánh với các nghiên cứu ở các nước, nếu sử dụng số lao động có thể có sự khác biệt về cách phân loại. Ngồi ra, số liệu về lao động trong ngành xây dựng thường có tính chính xác khơng cao do đặc thù về tính thời vụ. Do vậy, nghiên cứu sử dụng giá trị tổng tài sản để phản ánh qui mô, và cách tiếp cận này cũng đã được áp dụng ở nhiều nghiên cứu trước. Số liệu tài sản được logarit để đảm bảo dữ liệu có tính phân phối chuẩn.

Thứ hai: Lợi nhuận trước thuế sử dụng để đo lường khả năng sinh lời để nhằm

loại trừ ảnh hưởng thay đổi của thuế thu nhập DN. Trong giai đoạn nghiên cứu 2007- 2015, chính phủ đã ba lần thay đổi khung thuế suất TNDN, nên việc sử dụng lợi nhuận sau thuế sẽ làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, nhân tố thuế TNDN cũng được đưa vào nghiên cứu trong mơ hình, nên việc loại trừ thuế cũng loại trừ quan hệ tương quan giữa các biến độc lập.

Thứ ba: Tài sản thế chấp trong thực tiễn ở Việt Nam thường là tài sản hữu hình, mà cụ thể là tài sản cố định và hàng tồn kho. Tuy nhiên, với đặc thù của ngành xây dựng là vật tư mua thường chuyển đến tận chân cơng trình, và tồn kho thể hiện ở giá trị sản phẩm cơng trình đang làm dỡ dang. Do vậy, tiêu chí đo lường tài sản thế chấp được đo lường gần bằng (proxy) qua tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản trình bày trên Bảng cân đối kế tốn. Mặc dù cịn có những hình thái thế chấp khác, nhưng đây là cách tiếp cận có tính gần đúng nhất trong các nghiên cứu về CTTC.

Thứ tư: Luận án còn sử dụng biến giả để xem xét ảnh hưởng của quản trị công ty và khủng hoảng tài chính đối với CTTC. Như đã đề cập ở trên, quản trị công ty là khái niệm rất rộng và liên quan đến CTTC cũng có nhiều quan điểm. Luận án chỉ xem xét quản trị cơng ty ở góc độ tính kiêm nhiệm giữa người chủ sở hữu và người quản lý. Đây chỉ là một khía cạnh nhỏ trong cơ chế quản trị, và giải quyết vấn đề đại diện trong một DN. Biến giả cho tính kiêm nhiệm quản lý (CEO) được mô tả trong bảng 3.2

Khủng hoảng tài chính cũng là một biến số được xem xét trong mơ hình này. Với đặc thù nghiên cứu trong giai đoạn 2007-2015, giai đoạn chứng kiến khủng hoảng

tài chính trên thế giới, nghiên cứu này cũng phân loại khủng hoảng tài chính ở Việt Nam chia làm ba giai đoạn:

Giai đoạn trước khủng hoảng: Từ năm 2007 trở về trước Giai đoạn khủng hoảng: Từ năm 2008-2011

Giai đoạn sau khủng hoảng: Từ năm 2012-2015

Với ba giai đoạn trên, luận án mong muốn xem xét tác động của khủng hoảng tài chính đến CTTC. Do vậy, chỉ có hai thuộc tính đại diện cho giai đoạn khủng hoảng tài chính và khơng phải giai đoạn khủng hoảng tài chính. Biến giả crisis được thiết lập để đo lường tác động của khủng hoảng tài chính đến CTTC, trường hợp biến crisis nhận giá trị 1 nếu thuộc về giai đoạn 2008-2011, ngược lại nếu biến crisis nhận giá trị 0 nếu khác giai đoạn 2008-2011.

3.2. Thiết kế thu thập và phân tích dữ liệu

3.2.1. Chọn mẫu

Có nhiều cách phân loại ngành nghề ở mỗi quốc gia trong từng giai đoạn. Theo phân loại của Tổng cục Thống kê Việt Nam đến thời điểm cuối năm 2015, ngành xây dựng gồm các DN hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, và kể cả các DN tư vấn, khảo sát, thiết kế. Với cách phân loại như vậy, tổng thể của nghiên cứu này là tất cả các DN hoạt động trong các lĩnh vực trên.

Trên cơ sở tổng thể đã được xác định, khung mẫu là cơ sở để các DN trong ngành được xác lập, qua đó chọn mẫu phù hợp. Theo qui định về chế độ báo cáo định kỳ, các DN phải cung cấp số liệu BCTC cho cơ quan đăng kí kinh doanh (Sở kế hoạch đầu tư); cơ quan thuế tại các tỉnh, thành phố; và cơ quan thống kê. Luận án sử dụng khung mẫu là cơ sở danh sách các DN có gửi BCTC và được tổng hợp tại Tổng cục Thống kê Việt Nam, đảm bảo sự tin cậy nhất định về số liệu.

Luận án sử dụng cách chọn mẫu xác suất phân tầng với ba khu vực được lựa chọn là: Thành phố Hồ Chí Minh, thủ đơ Hà Nội và thành phố Đà Nẵng. Đây là ba trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, và cũng đại diện cho ba vùng kinh tế trọng điểm nên số liệu nghiên cứu có thể phản ánh tính đại diện về CTTC ở mỗi vùng miền và cả nước. Với các DN hoạt động đa lĩnh vực mà doanh thu hoạt động xây dựng chiếm

trên 50% tổng doanh thu, thì DN đó cũng được xếp vào DNXD. Như vậy, sau khi thõa mãn các điều kiện về ngành nghề chính, tỷ trọng doanh thu và khu vực hoạt động, một danh mục các DNXD được xác định để làm cơ sở chọn mẫu.

Vấn đề tiếp theo cần tính cỡ mẫu bao nhiêu để mẫu đại diện cho tổng thể DN ngành xây dựng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì tổng số DNXD tại thời điểm cuối năm 2015 là 61.000 DN. Cỡ mẫu trong nghiên cứu này được tính theo cơng thức như sau:

𝑛 = 𝑁 1 + 𝑁(𝑒)2

Trong đó: N là tổng thể DNXD, n: cỡ mẫu nghiên cứu, e: sai số tiêu chuẩn Dưới đây là bảng tham chiếu cỡ mẫu do Trung tâm thơng tin và phân tích dữ liệu Việt Nam cung cấp:

Một phần của tài liệu Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)