Kết luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 151 - 155)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Kết luận kết quả nghiên cứu

CTTC và các nhân tố ảnh hưởng là vấn đề được xem xét nhiều trong lý thuyết lẫn thực tiễn trong thời gian qua. Đa số các nghiên cứu thực hiện ở các nước phát triển, hoặc ở các nước đang phát triển nhưng thị trường vốn đã ổn định. Ở Việt Nam, với góc độ ngành cũng đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến CTTC hoặc ở nhóm nhỏ trong ngành xây dựng như công ty niêm yết, công ty vật liệu xây dựng, chưa có nghiên cứu tồn diện trên tổng thể DN ngành xây dựng.

Nghiên cứu này đã xem xét đặc trưng CTTC theo nhóm DNXD, theo giai đoạn và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC, đồng thời đối chứng các lý thuyết, giả thuyết để giải thích chính sách tài trợ vốn ở DNXD. So với các nghiên cứu trước đây trong và ngồi nước, nghiên cứu này khơng những tìm thấy các nhân tố ảnh hưởng thuộc về bên trong DNXD, đồng thời cũng chỉ ra ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô bên ngoài như tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, chỉ số CPI, lãi vay ngân hàng và nhân tố khủng hoảng tài chính cũng được tìm thấy có tác động đến CTTC các DNXD Việt Nam.

5.1.1. Kết luận về đặc trưng cấu trúc tài chính

Luận án đã phân tích đặc trưng CTTC và thay đổi CTTC các DNXD Việt Nam trong giai đoạn 2007-2015. Đặc biệt, trong giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam chịu tác động bởi khủng hoảng tài chính thế giới (2008).

Trong giai đoạn 2007-2015, các DNXD Việt Nam có tỷ suất nợ trung bình là 65% và tỷ suất nợ ngắn hạn trung bình chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số nợ phải trả của các DNXD, trong khi nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp. Tỷ suất nợ dài hạn thấp có thể do

các ngân hàng thiếu nguồn vốn cho vay trung, dài hạn, hoặc do các yêu cầu về thủ tục từ phía ngân hàng khiến DNXD khó tiếp cận các khoản vay dài hạn. Mặt khác, các khoản nợ ngắn hạn khác (ngoài nợ vay ngân hàng) cũng được DNXD sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.

Kết quả cũng cho thấy, CTTC cũng khác nhau giữa DNXD niêm yết và chưa niêm yết. Cụ thể, DNXD niêm yết sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn (52%), DNXD chưa niêm yết (41%). Tỷ suất nợ ngắn hạn trung bình giai đoạn 2007-2015 của các DNXD chưa niêm yết là 43%, 35% và 34% tương ứng với DN xây lắp, DN VLXD và DN thiết kế. DNXD chưa niêm yết sử dụng nợ ngắn hạn thấp hơn so với DNXD niêm yết có thể là do các DNXD chưa niêm yết chưa công bố thông tin đầy đủ như bắt buộc đối với DNXD niêm yết. Do đó, DNXD chưa niêm yết khó tiếp cận vốn vay ngân hàng hơn so với DNXD niêm yết.

CTTC các nhóm DN cũng khác nhau, nhóm DN xây lắp và nhóm DN VLXD sử dụng nhiều nợ hơn so với nhóm DN thiết kế. Điều này phù hợp với đặc thù của từng nhóm doanh nghiệp trong ngành xây dựng do các nhu cầu về vốn lưu động và vốn cố định là khác nhau. Nhóm DN xây lắp và nhóm DN VLXD có tỷ trọng chi phí (vật tư xi măng, sắt, thép, v.v.) cao hơn so với DN thiết kế (chủ yếu chi phí nhân cơng).

5.1.2. Kết luận về nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính

Luận án cũng đã xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC các DNXD Việt Nam giai đoạn 2007-2015. Các nhân tố được xem xét trong luận án là những những tố được kế thừa trong các nghiên cứu trước đây liên quan đến DNXD ở các nước phát triển và các nước đang phát triển nhằm so sánh sự khác biệt về mối quan hệ giữa các nhân tố với CTTC các DNXD Việt Nam. Tuy nhiên, một số nhân tố như số lượng lao động, tấm chắn thuế, độ tuổi, v.v. của các DNXD được các nghiên cứu trước xem xét, nhưng trong nghiên cứu này không xem xét các nhân tố trên, vì số lao động ở các DNXD ở Việt Nam phần lớn là lao động thời vụ có tính chất khơng ổn định. Ngồi ra, tấm chắn thuế chưa được quản lý DN quan tâm để tận dụng lợi ích của thuế TNDN mang lại do sử dụng nợ.

rút ra từ quá trình nghiên cứu như sau:

Tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn năm trước có quan hệ cùng chiều chặt chẽ với giá trị hiện tại của nó. Điều này có nghĩa, DNXD năm liền kề trước đó sử dụng nhiều nợ thì năm sau sẽ gia tăng áp lực về nợ cho năm hiện tại. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Khasnobis và Bhaduri [66], Matemilola và Ariffin [75], Mukherjee và Mahakud [80], Lê Phương Dung [11].

Quy mô DN, cơ hội tăng trưởng là các nhân tố quan hệ thuận chiều chặt chẽ với tỷ suất nợ, tỷ suất nợ dài hạn. Điều này có nghĩa, các DNXD có quy mơ lớn thường là các DN có uy tín, có khả năng tham gia đấu thầu và thực hiện của dự án xây dựng có quy mơ lớn, có tính chất kỹ thuật phức tạp nên địi hỏi phải có vốn lớn để đầu tư dài hạn. Hơn nữa, ngoài nguồn vốn vay ngân hàng, các DNXD thường sử dụng các nguồn vốn khác tạm thời như ứng trước theo tỷ lệ hợp đồng từ dự án, phải trả cho nhà cung cấp, v.v., để tài trợ vốn cho hoạt động xây dựng. Phát hiện này nói lên rằng, các DNXD quy mô nhỏ thường gặp phải bất thông tin nhiều hơn DNXD quy mơ lớn, do đó DNXD quy mơ nhỏ khó tiếp cận các khoản vay ngân hàng so với DNXD quy mơ lớn. Ở khía cạnh này, lý thuyết cân bằng và lý thuyết trật tự phân hạng có khả năng giải thích cao cho các nhân tố này. Tuy nhiên, quy mô DN, cơ hội tăng trưởng quan hệ nghịch chiều với tỷ suất nợ ngắn hạn. Đối nghịch về dấu trong mơ hình tỷ suất nợ ngắn hạn là minh chứng cho lý thuyết trật tự phân hạng, vì ở các DNXD lớn có dịng tiền ổn định và thường xun dùng nguồn này để tài trợ trước khi tính đến phương án vay mượn.

Tài sản thế chấp có quan hệ ngược chiều (có ý nghĩa thống kê) với tỷ suất nợ và tỷ suất nợ ngắn hạn, nhưng lại có quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ dài hạn. Kết quả này cho thấy: Các DNXD có tỷ lệ TSCĐ thấp có thể sử dụng nợ và nợ ngắn hạn nhiều hơn. Hay nói cách khác trong tổng số nợ DNXD sử dụng, có phần lớn nợ đảm bảo khơng phải bằng TSCĐ mà bằng khối lượng xây dựng thực hiện được chủ đầu tư xác nhận theo tiến độ giải ngân. Ngoài ra, nhân tố tài sản thế chấp được giải thích là các máy móc thiết bị thi cơng khơng phải là tài sản đảm bảo chính đối với các khoản vay ngân hàng. Tuy nhiên, mối quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ dài hạn khẳng định

TSCĐ luôn là điều kiện trong cho vay dài hạn.

Khả năng sinh lời là nhân tố có quan hệ ngược chiều với CTTC trong cả ba cách đo lường. Nhân tố này tác động mạnh đến CTTC so với các nhân tố khác. Có thể giải thích là do, đặc trưng của sản phẩm xây dựng được quy định phải thơng qua đấu thầu và nghiệm thu thanh tốn theo giá cố định (giá dự tốn trúng thầu), do đó trong một số trường hợp, khả năng sinh lời của DNXD sẽ giảm do các chi phí đầu vào tăng. Hay nói cách khác, nhu cầu vốn thực hiện các dự án xây dựng lớn hơn rất nhiều so với khả năng sinh lời của DNXD. Lý thuyết trật tự phân hạng sẽ giải thích nhiều cho nhân tố khả năng sinh lời.

Tính thanh khoản là nhân tố được tìm thấy có ảnh hưởng thuận chiều rất lớn đến CTTC các DNXD trong cả ba cách đo lường CTTC so với các nhân tố khác. Kết quả chỉ ra rằng, đối với các DNXD có tính thanh khoản cao, nghĩa là DN có dịng tiền và tài sản ngắn hạn cao sẽ có nhiều khả năng được ngân hàng chấp nhận cho vay và luôn đáp ứng thanh toán các khoản nợ mỗi khi đến hạn.

Các biến vĩ mô khi xem xét trong mối quan hệ với CTTC ở các DNXD cho thấy: Tốc độ phát triển kinh tế (GDP) và thuế suất thuế TNDN (tax) có tác động mạnh nghịch chiều với tỷ suất nợ ngắn hạn. Kết quả này cho thấy khi nền kinh tế phát triển, DNXD sử dụng nguồn tài trợ từ dòng tiền do ứng trước từ các hợp đồng xây dựng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế (GDP) và thuế suất thuế TNDN (tax) tác động mạnh thuận chiều đến tỷ suất nợ dài hạn, đặc điểm này được lý giải trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế, DNXD thực hiện nhiều dự án xây dựng, do đó có nhu cầu lớn về đầu tư TSCĐ, ngoài ra khi tăng thuế suất thuế TNDN, DNXD tăng vay dài hạn để khấu trừ chi phí lãi vay vào chi phí tính thuế TNDN. Mặt khác, chỉ số giá cả (CPI) và lãi suất vay (IR) quan hệ cùng chiều với tỷ suất nợ ngắn hạn, kết quả này cho dù khơng được các lý thuyết hỗ trợ giải thích nhưng phù hợp với thực tế các DNXD trong bối cảnh thiếu nguồn vốn ngắn hạn.

Các biến giả được đưa vào mơ hình để xem xét như khủng hoảng tài chính có tác động đến CTTC DNXD như thế nào. Theo chỉ dấu khủng hoảng tài chính được xác định từ 2008-2011, giai đoạn khủng hoảng tài chính này đã được tìm thấy có tác

động đến CTTC các DNXD Việt Nam. Điều này có nghĩa, tác động khủng hoảng tài chính dẫn đến chi phí đầu vào, lãi vay tăng cao, nhưng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, thị trường vốn rất khó cho DNXD huy động vốn, do đó DNXD vẫn phải chấp nhận vay thêm nợ ngân hàng. Ngồi ra, kết quả biến giả tính khơng kiêm nhiệm quản lý có quan hệ ngược chiều với CTTC trong cả ba mơ hình cho thấy, khi tách bạch chức năng quản lý DN sẽ hạn chế việc vay nợ, do cơ chế kiểm soát nội bộ như giám sát quản lý DN được thực hiện có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 151 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)