Đối với cơ quan quản lý vĩ mô

Một phần của tài liệu Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 159 - 162)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.2. Một số khuyến nghị

5.2.3. Đối với cơ quan quản lý vĩ mô

(i) Đối với Chính phủ

Thứ nhất: Trong giai đoạn 2007-2015, số lượng DNXD trong mẫu có tỷ suất

nợ trung bình trên 50% chiếm 73,9% tổng số DNXD trong mẫu nghiên cứu, đặc biệt các DN chưa niêm yết có tỷ suất nợ nói chung và tỷ suất nợ dài hạn nói riêng cao hơn DN niêm yết. Đây là một yếu tố tiềm ẩn các rủi ro, nhất là trong các giai đoạn về khủng hoảng tài chính. Sự phá sản ở các DN khi mất khả năng thanh khoản có thể dẫn đến nhiều hệ lụy dây chuyền đối với các DN khác. Ở góc độ vĩ mơ, Chính phủ với vai trị dẫn dắt cần có những cách thức khác nhau để cảnh báo tình trạng nợ cao trong từng bối cảnh để người chủ và người quản lý các DN có đầy đủ thơng tin trong quản lý tài chính tại DN.

Thứ hai: Chính phủ cần ban hành nghị định yêu cầu bắt buộc báo cáo tài chính

của tất cả loại hình DNXD phải được kiểm tốn nhằm tạo mơi trường cạnh tranh minh bạch trong đấu thầu dự án xây dựng. Điều này cũng giải quyết một phần bất đối xứng thông tin giữa DNXD và bên cho vay mà một số kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra. Đồng thời, tăng tính chế tài đối với DNXD khơng hoặc cơng bố thơng tin báo

cáo tài chính khơng đầy đủ.

Thứ ba: Chính phủ cần quan tâm đến cơ chế cơng khai và minh bạch thông

tin để giảm hiện tượng bất cân xứng về thông tin giữa các DNXD với các tổ chức tài chính và các bên liên quan. Ảnh hưởng của các nhân tố về qui mô doanh nghiệp và tài sản thế chấp cũng đã cho thấy vấn đề này, và vì vậy các DN qui mơ nhỏ khó có cơ hội tiếp cận vốn vay. Do vậy, những cơ chế này là cơ hội tốt hơn cho các DN trong ngành có qui mơ nhỏ có khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Thứ tư: Ảnh hưởng thuận chiều của nhân tố tính thanh khoản đối với cấu trúc

tài chính cũng chỉ ra một số hàm ý quan trọng trong quản lý vốn đầu tư đối với các cơng trình xây dựng từ ngân sách nhà nước. Thực tiễn công tác thanh toán, giải ngân vốn đầu tư rất chậm; và tình trạng khó khăn về tài chính xảy ra với những DN thực hiện các cơng trình của nhà nước. Do vậy, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ ngành liên quan (Bộ tài chính, Kho bạc Nhà nước và các bộ ngành liên quan) thúc đẩy nhanh hơn nữa việc giải ngân thanh toán nợ đọng các dự án xây dựng cho các DNXD. Thanh tốn giá trị xây dựng hồn thành đúng tiến độ cũng là cách để hổ trợ các DNXD có dịng tiền trang trải cho hoạt động kinh doanh, giảm áp lực nợ vay ngân hàng.

Thứ năm: Kết quả nghiên cứu cho thấy các DNXD quy nhỏ khó tiếp cận vốn

vay ngân hàng, do khơng có đủ tài sản đảm bảo nợ vay dài hạn. Chính phủ cho phép chủ đầu tư (Ban Quản lý Dự án) bảo lãnh vay nợ cho các DNXD quy mô nhỏ để tham gia thực hiện các dự án trong một số trường hợp cần thiết để thực dự án trọng điểm như dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam, Sân bay Long Thành, v.v., để phát triển kinh tế xã hội

Thứ sáu: Chính phủ nên có chính sách tiếp tục giảm thuế suất TNDN xuống

dưới 20%, chính sách này như là công cụ điều tiết để hỗ trợ các DNXD tích lũy vốn tái đầu tư. Rà sốt các dự án xây dựng đầu tư công kém hiệu quả, chuyển các dự án xây dựng đầu tư công sang khu vực kinh tế tư nhân dưới các hình thức BOT, BT. Tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính về giải phịng mặt bằng, phê duyệt dự án và giải ngân nhằm tạo điều kiện để triển khai nhanh các dự án về xây dựng.

Thứ nhất: Về phía ngân hàng nhà nước nên có các biện pháp chỉ đạo và cho

phép các ngân hàng thương mại áp dụng mức trần lãi suất đối với hoạt động xây dựng nhằm tránh rủi ro đối với các khoản nợ xấu. Ngân hàng cần xây dựng các chỉ tiêu nhằm đánh giá phân loại các DNXD trong hoạt động cho vay. Mối quan hệ thuận chiều giữa nợ ngắn hạn và lãi suất vay cho thấy các DNXD chấp nhận rủi ro mặc dù lãi suất vay tăng cao trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.

Thứ hai: Kết quả cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008-2011,

các DN ngành xây dựng vẫn sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động của mình, thể hiện qua tỷ suất nợ và tỷ suất nợ dài hạn cao so với trước khủng hoảng. Điều này gắn với những điểm riêng của ngành xây dựng khi nhiều cơng trình vẫn phải tiếp tục thi cơng theo đúng tiến độ hoặc để đón đầu với các cơ hội trong tương lai. Tuy nhiên, ở đó lại tiềm ẩn các rủi ro cho toàn hệ thống nếu DN mất khả năng thanh toán. Do vậy, NHNN cần có những giải pháp kiểm sốt tín dụng trong giai đoạn này để góp phần hỗ trợ các DN đã đi vay để hạn chế rủi ro thanh tốn, nhưng đồng thời cũng có những cơ chế để các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ việc huy động vốn vay trong bối cảnh khủng hoảng.

Mặc dù nghiên cứu thực hiện điều tra trong giai đoạn 2007-2015, nhưng những kết quả nghiên cứu cũng có ý nghĩa khi đối sánh với giai đoạn kinh tế hiện nay do tác động của đại dịch Covid 19 trên toàn cầu. Chưa có một kết luận nào về khủng hoảng kinh tế, nhưng tác động của đại dịch đã ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có lĩnh vực xây dựng. Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước ban hành nghị quyết số 11/NQ-CP/2020 hướng dẫn các Ngân hàng thương mại cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi vay, xác định các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 để hổ trợ kịp thời đối với DNXD.

Thứ ba: Ngân hàng Nhà nước cần phân tích các chỉ số vĩ mơ nhằm đánh giá

những khó khăn về vốn của DNXD để có những giải pháp linh hoạt. Khuyến nghị này trên cơ sở các biến số vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát (CPI) và lãi suất ảnh hưởng đến CTTC của các DNXD.

Một phần của tài liệu Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 159 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)