Trong hơn 60 năm qua, cấu trúc vốn (capital structure), cấu trúc tài chính (financial structure) và các lý thuyết có liên quan là một trong các chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới quan tâm vì đó là quyết định quan trọng của quản trị tài chính ở các DN. Thuật ngữ cấu trúc vốn (CTV) xuất hiện đầu tiên trong cơng trình nghiên cứu của Modigliani và Miller (MM) vào năm 1958 về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đối với giá trị DN, theo đó cấu trúc vốn được định nghĩa là quan hệ tỷ lệ giữa nợ dài hạn với vốn chủ sở hữu. Cơng trình đầu tiên có ảnh hưởng lớn này là nền tảng cho nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong nhiều thập niên và định nghĩa về cấu trúc vốn cũng được nhiều học giả theo đuổi quan điểm như quan điểm của MM.
Có thể liệt kê một số định nghĩa về cấu trúc vốn, như định nghĩa của Mishkin (2004) là: “CTV là kết hợp giữa nợ dài hạn với vốn cổ phần, vốn chủ sở hữu bao gồm cả lợi nhuận giữ lại” [76], của Awan và các cộng sự (2010), Gas (2014) “CTV được định nghĩa là quan hệ tỷ suất giữa nợ dài và vốn chủ sở hữu” [21], [53].
Tuy nhiên, trên thực tiễn thì nguồn vốn tài trợ ở các DN không chỉ là các trái phiếu phát hành, các khoản nợ vay dài hạn, mà còn là các khoản nợ vay ngắn hạn và các khoản nợ khác trong kinh doanh. Cũng vì thực tiễn này trong hoạt động tài trợ ở các DN và những số liệu này đều được trình bày rõ ràng trên BCTC mà nhiều nghiên cứu trên thực tế đã mở rộng xem xét chính sách tài trợ thơng qua khái niệm cấu trúc tài chính (CTTC).
Năm 1979, trong cơng trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC, Ferri và Jones [49] đưa ra khái niệm: “CTTC là quan hệ tỷ suất giữa nợ và vốn chủ sở hữu phục vụ cho quá trình tài trợ của DN”. Dubois [42] cho rằng: “CTTC DN là quan hệ giữa các nguồn vốn được sử dụng trong DN, gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ”.
Năm 1995, trong một nghiên cứu dữ liệu quốc tế, Rajan và Zingales [94] cho rằng tùy theo mục tiêu phân tích, CTTC được định nghĩa là tỷ suất giữa toàn bộ nợ (gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) với tổng tài sản hoặc tỷ suất giữa toàn bộ nợ với vốn vốn chủ sở hữu.
Có thể liệt kê định nghĩa CTTC như định nghĩa của Mishkin (2004), “CTTC là kết hợp giữa toàn bộ nợ với vốn chủ sở hữu (VCSH) trong tổng nguồn vốn mà DN có thể huy động được để tài trợ cho hoạt động của DN” [76], [7], [16].
Như vậy, CTTC hiểu theo nghĩa chung nhất là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ của toàn bộ nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn, nợ trung dài hạn và nợ khác) với VCSH được sử dụng để tài trợ cho hoạt động của DN.
Từ các định nghĩa trên có thể khái quát CTTC và CTV có mối quan hệ với nhau từ các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán như sau:
Hình 2.1: Cấu trúc tài chính và cấu trúc vốn
Từ các khái niệm và sơ đồ trên cho thấy, CTTC là khái niệm bao quát chỉ mối quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ và VCSH. CTV liên quan đến các nguồn vốn mang tính chất dài hạn như vốn cổ phần, trái phiếu, vay dài hạn. Như vậy, CTV6 cũng là một chỉ tiêu bộ phận của CTTC khi đề cập đến cơ cấu nguồn vốn mà DN sử dụng để tài trợ cho hoạt động SXKD. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, CTTC được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu.
6 Khái niêm này được dùng xuyên suốt trong luận án này với hàm ý là chỉ tiêu bộ phận của CTTC .
Nợ ngắn hạn
(short-term liabilities) Cấu trúc tài chính
(Financial structure) Nợ dài hạn (long-term debt) Vốn chủ sở hữu CTV (Capital structure)
2.1.2. Đặc điểm các yếu tố cấu thành cấu trúc tài chính
2.1.2.1. Đặc điểm nợ phải trả
Nợ phải trả là một bộ phận cấu thành nên CTTC. Tùy thuộc vào chính sách vay nợ của mỗi DN, các khoản nợ gồm hai loại chính: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn: Phản ánh các khoản nợ mà DN có trách nhiệm thanh tốn trong
vịng một năm hay một chu kỳ kinh doanh bao gồm: Khoản vay ngắn hạn, tín dụng thương mại và các khoản phải trả, phải nộp hiện hành khác. Các khoản nợ này có đặc điểm là có chi phí sử dụng vốn, có thời gian sử dụng nguồn tài trợ rõ ràng (vay ngắn hạn). Tuy nhiên, cũng có nhiều khoản nợ phải trả khơng có chi phí sử dụng vốn tùy thuộc vào khả năng đàm phán với các đối tác của mình, chẳng hạn khoản ứng trước từ khách hàng, nợ người bán, các khoản thuế, bảo hiểm xã hội phải nộp, v.v., các nguồn này được DN huy động để sử dụng tạm thời vào SXKD [16].
Nợ trung và dài hạn: Phản ánh các khoản nợ mà DN có trách nhiệm thanh tốn
nợ gốc và chi phí sử dụng vốn sau một thời hạn nhất định bao gồm các khoản vay vốn trung và dài hạn từ các tổ chức tín dụng bên ngồi như ngân hàng, các cơng ty cho thuê tài chính, từ việc phát hành trái phiếu vay nợ hoặc từ các quỹ hổ trợ phát triển. Chi phí và thời gian sử dụng vốn của các khoản nợ này cao hơn so với trường hợp nợ ngắn hạn. Do vậy, khoản nợ này thường được sử dụng để tài trợ các dự án đầu tư dài hạn [16].
2.1.2.2. Đặc điểm vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu: Phản ánh phần còn lại của tổng tài sản sau khi trừ nợ phải trả
và được xem như tài sản thuần của DN, bao gồm nguồn vốn do các bên đóng góp khi thành lập DN, vốn bổ sung từ kết quả hoạt động SXKD của DN và do tăng vốn. Do tính chất trách nhiệm hữu hạn của đa phần các DN nên về mặt pháp lý, với VCSH thì DN khơng có trách nhiệm thanh tốn cho chủ sở hữu phần góp vốn ban đầu và góp vốn bổ sung. Chủ sở hữu DN chỉ kỳ vọng vào kết quả SXKD của DN thông qua cổ tức và hưởng lợi từ việc gia tăng giá trị cổ phiếu và chuyển nhượng cổ phiếu [16].
Cho dù DN sử dụng nguồn vốn từ nợ vay hay từ nguồn VCSH cũng ln phát sinh chi phí do việc sử dụng vốn. Đối với vốn từ nợ vay thì chí phí sử dụng vốn DN
phải trả dưới hình thức lãi vay, đối với vốn VCSH thì chủ sở hữu DN phải trả chí phí sử dụng vốn dưới hình thức cổ tức. Điểm khác biệt giữa chi phí sử dụng vốn do nợ và chi phí sử dụng VCSH là chi phí nợ được tính vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập DN, cịn chi phí sử dụng VCSH được xác định sau khi tính thuế thu nhập DN. Do vậy, nếu DN sử dụng nợ sẽ hưởng phần tiết kiệm từ thuế thu nhập DN và được tính như sau:
- Tiết kiệm chi phí do sử dụng nợ
(1.1) Trong đó: tk: Tiết kiệm chi phí; : Lãi vay ngân hàng; : Thuế suất thuế thu nhập
DN
- Nếu DN sử dụng vay nợ thì chi phí sử dụng vốn vay DN phải trả là:
(1.2)
Trong đó: : Là chi phí nợ vay sau thuế