Những phản ứng của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trước các hành vi của trẻ rối loạn phát triển

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý của giáo viên trong quản lý hành vi cho trẻ rối loạn phát triển tại cơ sở giáo dục thực hành mầm non hoa sen trường cao đẳng sư phạm hòa bình (Trang 32 - 34)

Hoa Sen trước các hành vi của trẻ rối loạn phát triển

Nghiên cứu về những phản ứng của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trước các hành vi của trẻ RLPT chúng tôi thu được kết quả dưới bảng 2.2

Bảng 2.2. Những phản ứng của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trước các hành vi của trẻ RLPT

STT Những phản ứng của giáo viên

Mức độ Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ

1 Rất bực mình và khơng kiềm chế được cơn nóng giận

16% 67% 17%

2 Bối rối và lúng túng không biết nên làm thế nào. 72% 28% 0%

3 Lo lắng khi phải quản lí hành vi bất thường. 56% 44% 0% 4 Sợ hãi và né tránh, để cho giáo viên khác xử lý. 39% 33% 28% 5 Bình tĩnh xử lý các hành vi bất thường của trẻ. 22% 27% 51%

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy có đến 72 % ý kiến của giáo viên cho rằng họ thường xuyên cảm thấy bối rối và lúng túng không biết làm thế nào trước các hành vi bất thường của trẻ. Khi thấy trẻ la hét, tức giận, nổi cáu, khơng kiểm sốt được hành vi các cô thường không biết cách để giảm bớt những hành vi đó của trẻ. Bên cạnh đó, trạng thái lo lắng khi phải quản lí hành vi bất thường cũng có nhiều giáo viên tại cơ sở gặp phải với 56 % ý kiến ở mức độ thường xuyên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tơi có trao đổi trị chuyện cùng cơ giáo B.T.T và được biết: “Các trẻ có vấn đề thường hay bộc lộ nhiều hành vi rất kì

33

quặc thậm chí đơi lúc rất đáng sợ. Bản thân tôi cũng đã công tác nhiều năm, thường xuyên tiếp xúc với trẻ có hành vi bất thường. Tuy nhiên, với mỗi trẻ lại có những biểu hiện về hành vi khác nhau. Do đó, khi phải xử lí hành vi khơng phù hợp của trẻ tơi vẫn có cảm giác lo lắng và khơng tránh khỏi bối rối.”

Có 39% giáo viên thường xuyên thấy sợ hãi và né tránh khi gặp hành vi bất thường của trẻ RLPT, các cô thường để các giáo viên khác xử lí. Chúng tơi cũng nhận thấy rõ điều này khi trò chuyện với giáo viên: “Khi thấy trẻ có các hành vi như tự cắn tay đến chảy máu, đập đầu vào tường khi không vừa ý, tôi rất sợ và gọi giáo viên khác xử lí” (Cơ B.T.P chia sẻ). Số liệu cũng cho thấy chỉ có 22% giáo viên có thái độ bình tĩnh xử lý các hành vi bất thường. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy, sự bĩnh tĩnh giúp các cơ xử lí tốt các tình huống phát sinh do những hành vi bất thường của trẻ RLPT gây ra. Khi trẻ đánh bạn, đánh cô, ăn vạ trong lớp học...các cô đã rất linh hoạt, bình tĩnh xử lí vấn đề. Trong khi đó, 51 % ý kiến cho rằng họ khơng bao giờ giữ được sự bình tĩnh khi quản lí hành vi bất thường của trẻ. Họ dễ nổi nóng, cáu giận, thậm chí phải chạy ra ngồi hét lên để giải tỏa sự căng thẳng nhằm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực từ cô đến trẻ. Điều này chứng tỏ các hành vi bất thường đều dẫn đến khó khăn tâm lí cho giáo viên tuy nhiên ở các mức độ khác nhau. Để có thể bình tĩnh xử lý các hành vi bất thường của trẻ RLPT địi hỏi giáo viên phải có hiểu biết về trẻ RLPT, đặc điểm hành vi của những trẻ này, đồng thời phải có kĩ năng, kinh nghiệm làm việc với trẻ. Trên cơ sở đó giáo viên sẽ giảm bớt được những khó khăn tâm lí trong qúa trình quản lí hành vi cho trẻ RLPT tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen.

Các cô cũng đã chia sẻ rằng: Đối với giáo viên mầm non, đặc biệt là giáo viên trẻ mới ra trường, chưa được đào tạo bài bản về trẻ RLPT, trước các hành vi bất thường của trẻ các cô nhiều khi có sự phản ứng chưa linh hoạt. Thực tế, đó là những phản ứng tự nhiên của con người. Tuy nhiên, với vai trò là nhà giáo dục thì việc kiểm sốt cảm xúc, làm chủ hành vi và có những phản ứng phù hợp tình huống là u cầu địi hỏi phải có để thực hiện tốt công việc.

34

Các cô chưa chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến RLPT ở trẻ như do tổn thương hoạt động thần kinh cấp cao, hạn chế về ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp khiến trẻ không biết thể hiện cảm xúc và mong muốn, trẻ muốn trốn chạy khỏi các tình huống mà trẻ khơng thích hoặc trốn tránh nhiệm vụ khó khăn...Chúng tơi quan sát thấy chỉ những giáo viên có kinh nghiệm mới giữ được thái độ bình tĩnh và có phản ứng hợp lí trước các hành vi bất thường của trẻ RLPT. Ngồi có kinh nghiệm trong chăm sóc giáo dục trẻ, các cô đã được trang bị kiến thức và hiểu khá rõ về nguyên nhân dẫn đến các hành vi bất thường.

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý của giáo viên trong quản lý hành vi cho trẻ rối loạn phát triển tại cơ sở giáo dục thực hành mầm non hoa sen trường cao đẳng sư phạm hòa bình (Trang 32 - 34)