Biện pháp 2 Phát triển kĩ năng kiểm soát cảm xúc của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trong quản lí hành vi cho trẻ

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý của giáo viên trong quản lý hành vi cho trẻ rối loạn phát triển tại cơ sở giáo dục thực hành mầm non hoa sen trường cao đẳng sư phạm hòa bình (Trang 43 - 44)

Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trong quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển

Thực tế cho thấy, khi làm việc với trẻ RLPT, giáo viên và phụ huynh, thậm chí cả nhà trị liệu đã đưa cảm xúc cá nhân của mình để “đối xử” và yêu cầu trẻ thực hiện giống như trẻ bình thường mặc dù chúng ta hiểu trẻ đang có vấn đề. Phụ huynh thì kỳ vọng và mong muốn ở sự tiến bộ của trẻ nên thường có cảm xúc buồn, ức chế, tuyệt vọng trước các hành vi “kỳ quái” của con. Giáo viên thì hay rơi vào trạng thái bối rối, lúng túng không biết nên xử lí như thế nào. Nếu trẻ khơng có sự phát triển về thể chất và trí tuệ thì sẽ có cảm giác lo lắng và chán nản. Do đó, phát triển ký năng kiểm sốt cảm xúc có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là khả năng làm chủ thái độ, hành vi của bản thân trong bất kỳ tình huống tiêu cực nào. Học cách kiểm soát cảm xúc giúp cho con người giao tiếp khéo léo hơn, có những mỗi quan hệ tốt đẹp hơn và thành công hơn trong cơng việc.

* Mục đích ý nghĩa

Áp dụng biện pháp phát triển kĩ năng kiểm sốt cảm xúc có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục những khó khăn tâm lí của giáo viên mầm non khi quản lí hành vi bất thường cho trẻ RLPT. Nó có thể đem đến cho giáo viên trạng thái cảm xúc cân bằng, giữ được sự bình tĩnh để xử lí tốt các tình huống nảy sinh. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lí hành vi cho trẻ RLPT. * Cách thực hiện

Hướng dẫn giáo viên cách điều chỉnh hành động cơ thể: Các hành vi bất thường của trẻ RLPT có thể sẽ khiến cho giáo viên rơi vào trạng thái tiêu cực, hãy nhanh chóng kiểm sốt nó bằng cách điều chỉnh lại một số hành động cơ thể như:

44

+ Hít thở sâu để giữ bình tĩnh, giảm căng thẳng, lo lắng. + Thay đổi tư thế đứng, ngồi một cách thoải mái

+ Nghĩ ngay đến một điều gì đó tích cực và mỉm cười. + Thả lỏng cơ thể để xoa dịu tâm trí, thư giãn hơn.

Chỉ một vài thay đổi hành động đơn giản này có thể giúp chúng ta tập trung và tìm được hướng giải quyết vấn đề mới.

Chia sẻ và đàm thoại với giáo viên về phương pháp rèn luyện tư duy: Con người có khả năng điều khiển cảm xúc bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc giúp chúng ta kiểm soát cảm xúc để đưa ra hành động ứng xử phù hợp. Thay vì chỉ chú ý đến hành vi tiêu cực của trẻ, giáo viên nên dành sự quan tâm nhiều đến sự tiến bộ cũng như những điểm tích cực mà trẻ RLPT có được.

Tham vấn cho giáo viên cách sử dụng ngôn từ khéo léo: không than vãn và sử dụng thường xuyên các từ ngữ mang tính động viên, khích lệ.

Hỗ trợ và động viên giáo viên tự tin vào bản thân khi xử lí các hành vi bất thường của trẻ RLPT.

Tham vấn cho giáo viên học cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực bằng việc suy nghĩ tích cực về tất cả mọi việc để giảm bớt những lo âu, buồn bực, giúp cho công việc và cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý của giáo viên trong quản lý hành vi cho trẻ rối loạn phát triển tại cơ sở giáo dục thực hành mầm non hoa sen trường cao đẳng sư phạm hòa bình (Trang 43 - 44)