b. Thử nghiệm biện pháp 2: Phát triển kĩ năng giao tiếp với trẻ rối loạn phát triển cho giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen
1.3. Về biện pháp
Căn cứ vào các nguyên tắc khi xây dựng biện pháp, chúng tôi đề xuất 04 biện pháp để khắc phục khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ RLPT tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trường CĐSP Hồ Bình:
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen về trẻ rối loạn phát triển.
Biện pháp 2. Phát triển kĩ năng kiểm soát cảm xúc của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trong quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển.
Biện pháp 3. Phát triển kĩ năng giao tiếp với trẻ rối loạn phát triển cho giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen.
Biện pháp 4. Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển.
Trên cơ sở kết quả khảo sát đánh giá của giáo viên về mức độ phù hợp của các biện pháp mà chúng tôi đề xuất, chúng tôi tiến hành thử nghiệm 02 biện pháp được đánh giá ở mức “rất phù hợp” cao nhất và đã thu được kết quả như sau: Giáo viên bước đầu đã có sự nhận thức cao hơn về các vấn đề của trẻ RLPT. Từ đó phản ứng của giáo viên trước các hành vi bất thường của trẻ đã hạn chế được các trạng thái bối rối, lúng túng và sợ hãi. Nhiều giáo viên bình
56
tĩnh hơn khi quản lí hành vi cho trẻ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong cơng tác quản lí hành vi cho trẻ RLPT, đòi hỏi giáo viên phải chủ động tích cực trong việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và cần có sự hỗ trợ của ban lãnh đạo nhà trường, của quản lí cơ sở và đặc biệt là sự hợp tác nhiệt tình của gia đình trẻ. Bên cạnh đó, vai trị của các lực lượng giáo dục trong xã hội cũng vô cùng quan trọng. Trẻ RLPT cần phải được quan tâm ở bất kì mơi trường nào. Giáo viên chỉ có thể làm tốt vai trị của mình nếu được cả hệ thống giáo dục chung tay góp sức.